Hãy phân tích và cho ví dụ về ảnh hưởng của từng nhân tố đối với sự phân bố công nghiệp.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Ví dụ: Ảnh hưởng của dân cư và nguồn lao động.
- Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao.
- Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,...
- Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển.
Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí…
Ảnh hưởng của vị trí địa lí đến sự phát triển và phân bố công nghiệp:
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng, phân bố công nghiệp.
- Khả năng tiếp cận thị trường.
Ví dụ:
TP. Hồ Chí Minh là nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu cả nước, thu hút mạnh mẽ nguồn vốn đầu tư nước ngoài, nhờ có vị trí địa lí thuận lợi: là đầu mối giao thông của nước ta, đô thị phát triển, giáp biển Đông với cảng Sài Gòn với công suất lớn, sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, gần các vùng nguyên, nhiên liệu.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin trong mục "Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản" và quan sát hình 20.
Lời giải chi tiết:
Hai nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản:
- Địa hình, đất trồng: ảnh hưởng đến quy mô, phương hướng sản xuất; cơ cấu, mức độ thâm canh, năng suất và sự phân bố của cây trồng.
Ví dụ: Tây Nguyên có địa hình cao nguyên xếp tầng và đất badan màu mỡ thích hợp trồng cây công nghiệp nhiệt đới lâu năm với quy mô lớn nhưng không phù hợp để cây lúa sinh trưởng và phát triển.
- Khoa học – công nghệ:
+ Tạo ra nhiều giống mới; tăng năng suất, chất lượng nông sản.
+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên đất, nước,...
Ví dụ: Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học và nông nghiệp, sử dụng máy móc (máy cày, máy gặt,…) giúp giải phóng sức lao động của con người, tăng năng suất lao động và tăng hiệu quả kinh tế.
- Nhân tố tự nhiên: (0,5 điểm)
+ Đất: ở các đồng bằng châu thổ rộng lớn, đất phù sa màu mỡ có thể chuyên canh hoặc đa canh cây lương thực quy mô lớn, cho năng suất cao.
+ Khí hậu – nước: cây cao su phát triển được ở vùng Đông Nam Bộ bởi khí hậu ở đây có hai mùa mưa và mùa khô rõ rệt.
+ Sinh vật: trên các cao nguyên có đồng cỏ rộng có thể chăn nuôi gia súc lớn như bò sữa, bò thịt, dê,...
- Nhân tố kinh tế - xã hội: (0,5 điểm)
+ Dân cư lao động: vùng Đồng bằng sông Hồng có dân cư đông, tỉ lệ lao động nông nghiệp cao, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
+ Sở hữu ruộng đất: chính sách giao đất giao rừng cho nhân dân quản lý đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
+ Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp: các hình thức lai tạo giống mới giúp tăng năng suất và sản lượng cây trồng, vật nuôi.
+ Thị trường tiêu thụ tác động đến giá cả và điều tiết việc sản xuất, ví dụ gia cầm được nuôi tập trung quanh các thành phố lớn do có thị trường tiêu thụ mạnh.
Sự phân bố nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc vào sự phân đới tự nhiên.
- Năng suất cây trồng phụ thuộc vào chất lượng đất; những vùng đất phì nhiêu, màu mỡ thường là những vùng nông nghiệp trù phú (đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long...).
- Khí hậu và nguồn nước với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm, gió, bão, lụt, ... có ảnh hưởng rất lớn đến việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, thâm canh, tăng vụ...
- Sinh vật cùng với các loài cây to, nguồn thức ăn tự nhiên, đồng cỏ... là cơ sở thức ăn tự nhiên cho gia súc và ảnh hưởng đến việc xác định cơ cấu vật nuôi cũng như sự phát triển chăn nuôi.
- Các cây trồng, vật nuôi cần nhiêu công chăm sóc (như cây lúa nước) phải phân bố ở những nơi có nhiều lao động.
- Chính sách giao đất, giao rừng ở nước ta đã thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ.
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp tác động đến việc nâng cao năng suất, chất lượng và sản lượng, góp phần chủ động trong sản xuất. Các giống cây trồng, vật nuôi mới đã cho nâng suất cao,...
- Thị trường tiêu thụ tác động tới giá cả nông sản, đến việc điều tiết sản xuất và ảnh hưởng đến chuyên môn hóa (ví dụ tác động của giá cả thị trường thế giới đến sản xuất cà phê, cao su ở nước ta trong những năm gần đây).
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố dân cư:
* Các nhân tố kinh tế - xã hội:
- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất nền kinh tế: vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.
Ví dụ: Thành phố Tô-ky-ô (Nhật Bản) là nơi tập trung nhiều các trung tâm công nghiệp, dịch vụ => thu hút nhiều lao động (dân cư đông đúc).
- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư:
+ Những khu vực khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác.
Ví dụ: Ở Việt Nam, vùng ĐBSH có lịch sử khai thác lâu đời hơn so với vùng ĐBSCL => dân cư ở vùng ĐBSH đông đúc hơn.
+ Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều đến sự phân bố dân cư trên thế giới.
Ví dụ: Càng luồng di dân lớn trong lịch sử từ châu Á, châu Âu và châu Phi sang châu Mỹ (sau khi C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mỹ) đã làm thay đổi tỉ trọng dân số của cả châu lục này.
* Các nhân tố tự nhiên
Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người => tác động đến sự phân bố dân cư.
Ví dụ: Khu vực Nam Á có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên giàu có, phong phú và đa dạng => dân cư đông bậc nhất thế giới. Ngược lại, khu vực phía bắc Liên bang Nga dân cư thưa thớt do khí hậu lạnh giá, khắc nghiệt.
Ngành dịch vụ có vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất và đời sống xã hội:
- Đối với hoạt động sản xuất:
+ Thúc đẩy sự phát triển và phân bố của các ngành kinh tế khác.
+ Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế.
+ Khai thác có hiệu quả các nguồn lực tự nhiên và kinh tế – xã hội để phát triển đất nước.
+ Thúc đẩy liên kết giữa các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Đối với đời sống xã hội:
+ Tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động.
+ Nâng cao đời sống văn hoá, văn minh cho người dân.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành tài chính - ngân hàng
- Vị trí địa lí ảnh hưởng đến sự lựa chọn địa điểm hoạt động của các cơ sở giao dịch tài chính - ngân hàng.
- Trình độ phát triển kinh tế và mức sống của người dân ảnh hưởng đến mức độ thực hiện các hoạt động giao dịch tài chính - ngân hàng.
- Sự hoàn thiện về cơ sở hạ tầng, đặc điểm về dân số và quần cư góp phần ảnh hưởng đến sự phân bố và quy mô các cơ sở giao dịch tài chính, ngân hàng.
- Các thành tựu khoa học - công nghệ ảnh hưởng đến sự nhanh chóng, chính xác của các dịch vụ tài chính, sự liên kết giữa tài chính - ngân hàng với các ngành kinh tế khác.
- Các chính sách tiền tệ, sự bất ổn về tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, dịch bệnh,... có ảnh hưởng đến tình hình phát triển chung của ngành tài chính - ngân hàng.
* Ví dụ
- Chính sách cơ chế covid hỗ trợ vắc-xin, nguồn lực cho các quốc gia nghèo,… từ nguồn ngân sách của ngân hàng thế giới và các nước.
- Sự phát triển của khoa học - công nghệ -> Sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng số, các giao dịch online ngày càng phổ biến,…
Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố ngành dịch vụ:
- Vị trí địa lý có ý nghĩa trong việc thu hút vốn đầu tư, nguồn lao động chất lượng cao, tiếp cận thị trường bên ngoài, thực hiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Ví dụ: Các tỉnh giáp ven biển, đặc biển là những tỉnh có cảng nước sâu như Đà Nẵng, Hải Phòng thì ngành giao thông vận tải đường biển rất phát triển, kết nối được với các tuyến vận tải quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa diễn ra nhộn nhịp.
- Nhân tố tự nhiên các tác động tới trực tiếp tới sự phát triển và phân bố của một số loại hình dịch vụ: Địa hình, khí hậu tác động trực tiếp đến hoạt động của giao thông vận tải và dịch vụ.
Ví dụ:
+ Các dãy núi đâm ngang ra biển ở miền Trung nước ta để đảm bảo lưu thông vận tải Bắc – Nam cần xây dựng hệ thống đường đèo, đường hầm xuyên núi.
+ Hoạt động du lịch biển ở miền Bắc có sự phân mùa, thời kì mùa đông gần như bị ngưng trệ do hoạt động của gió mùa Đông Bắc nên mùa đông lạnh khô, biển động dữ dội. Du lịch biển chỉ diễn ra vào mùa hè từ (tháng 4 - tháng 9). Thời kì có bão thì hoạt động du lịch không diễn ra được.
- Nhân tố kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng nhất tới sự phát triển và phân bố dịch vụ.
+ Trình độ phát triển kinh tế mang tính quyết định đến định hướng phát triển, trình độ phát triển và quy mô của dịch vụ.
Ví dụ: Kinh tế phát triển mạnh, hoạt động sản xuất lớn thì nhu cầu vận chuyển hàng hóa tới nơi tiêu thụ hoặc vận chuyển nguyên nhiên vật liệu tới nơi sản xuất lớn -> đòi hỏi xây dựng mạng lưới giao thông vận tải dày đặc, nhiều loại hình vận tải và phương tiện giao thông chuyên dụng, hiện đại.
+ Đặc điểm dân số, lao động ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, cơ cấu, mạng lưới dịch vụ.
Ví dụ: Những quốc gia có cơ cấu dân số già thì đòi hỏi phát triển dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe, ngược lại những quốc gia cơ cấu dân số trẻ sẽ chú trọng phát triển dịch vụ về giáo dục. Ở thành thị dân đông, mật độ cao thì mạng lưới các siêu thị, tạp hóa, chợ dày đặc hơn so với các vùng nông thôn dân sống thưa thớt.
+ Vốn đầu tư, khoa học công nghệ ảnh hưởng đến quy mô, trình độ phát triển dịch vụ.
Ví dụ: Nguồn vốn đầu tư lớn tạo điều kiện để đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ vào sản phẩm dịch vụ. Trước đây, dạy học tiếng Anh chủ yếu diễn ra tại địa điểm nhất định, có giáo viên – học sinh gặp mặt, giảng dạy và học tập trực tiếp. Tuy nhiên hiện nay, nhiều trung tâm tiếng Anh phát triển thêm mạng dạy học trực tuyến thông qua việc đầu tư xây dựng các ứng dụng học trực tuyến, có thể kết nối với giáo viên – học sinh ở khắp mọi nơi.
+ Thị trường ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ và quy mô phát triển của ngành dịch vụ.
Ví dụ: tác động của dịch Covid-19 khiến cho nhu cầu du lịch – nghỉ dưỡng của người dân giảm sút từ đó các hoạt động dịch vụ du lịch bị ngưng trệ.
- Vị trí địa lí: Có tác động rất lớn đến việc lựa chọn các nhà máy, các khu công nghiệp, khu chế xuất ở trên thế giới và Việt Nam.
- Khoáng sản: Cùng với trữ lượng và chất lượng khoáng sản thì sự kết hợp các loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác than ở nước ta tập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% sản lượng than của cả nước. Hay các nhà máy xi măng của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang)...
- Nguồn nước: Là điều kiện quan trọng cho việc phân bố các xí nghiệp của nhiều ngành công nghiệp (luyện kim đen và màu), dệt, nhuộm, giấy, chế biến thực phẩm,...
- Khí hậu: Tính chất đa dạng và phức tạp của khí hậu kết hợp với nguồn tài nguyên sinh vật làm xuất hiện nhiều cây trồng, vật nuôi phong phú, cơ sở để phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Các nhân tố khác: Đất đai - địa chất công trình ảnh hưởng đến xây dựng các nhà - Dân cư và nguồn lao động: Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may, giày da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao. Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và "chất xám" cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử tin học, cơ khí chính xác...
- Dân cư và nguồn lao đông: Nơi có nguồn lao động dôi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt may, giày 1 da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghê và chuyên môn cao. Noi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, cổng nhân lành nghề gắn vói các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và "chất xám" cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử 1 tin học, cơ khí chính xác...
- Tiến bộ khoa học kĩ thuật:
+ Làm cho việc khai thác, sử dụng tài nguyên và phân bố hợp lí các ngành công nghiệp. Ví dụ: phương pháp hóa than ngay trong lòng đất cho phép thay đổi hẳn điều kiện lao động, đồng thời khai thác những mỏ than sâu trong lòng đất mà trước đây chưa thể khai thác được.
+ Làm thay đổi quy luật phân bố các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ, trước dãy các xí nghiệp luyện kim thường gắn với mỏ than và quặng sắt, nhưng hiện nay nhờ phương pháp điện luyện hay lò thổi ôxi mà sự phân bố đã thay đổi.
- Thị trường: Có tác động mạnh mẽ tới quá trình lựa chọn vị trí xí nghiệp, hướng chuyên môn hóa sản xuất. Ví dụ. nhờ chiến lược thị trường có hiệu quả mà hiện nay các ngành dệt may, chế biến thực phẩm thủy, hải sản, da giày... có vị trí nhất định ở cả thị trường trong nước và quốc tế (Hoa Kì, EU,...).