.Đọc đoạn văn sau em: 1. Hình dung ra khung cảnh như thế nào (hình ảnh, âm thanh, ánh sáng...)? 2. E có cảm xúc như thế nào? (Trình bày bằng 3,4 câu văn ngắn gọn)
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn…
(Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
+) Hình ảnh: ...thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc... ; ...từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông ,tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước,khiến mặt sông nghe như rộng hơn...
+) Gợi tả : được sự yên bình,bình dị của ngôi làng ven sông vào lúc chiều tà.
Cre : chắc thế này là đúng
- Những hình ảnh có sức gợi tả sinh động : Khói nghi ngút cả một vùng tre trúc khi xóm Cồn Hến nấu cơm chiều . Nó gợi tả vè ấm áp của người dân xóm Cồn Hến , giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh thủy mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi .
- Những âm thanh gợi tả sinh động : Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ mẻ cá cuối cùng , khúc quanh vắng lặng của dòng sông dường như có sức âm thanh vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh lặng khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn .
- Nó gợi tả cho người đọc cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương .
Hoàng hôn trên sông Hương tác giả Hoàng Phủ Ngọc Trường có viết:
"Phía bên sông,xóm Cồn Hến nấu cơm chiều,thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc . Đâu đó , từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, để lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng chuyền đi trên mặt nước , khiến mặt sông nghe như rộng hơn ...
Em hãy cho biết những hình ảnh và âm thanh nào có sức gợi tả sinh động ? Gợi tả được điều gì ?
Trả lời :
– Hình ảnh có sức gợi tả sinh động: khói nghi ngút cả một vùng tre trúc (khi xóm Cồn Hến nấu cơm chiều)- gợi tả vẻ ấm áp, bình yên của người dân thôn xóm ven sông, giúp người đọc tưởng tượng ra bức tranh thuỷ mặc đơn sơ nhưng có cả một không gian rộng rãi (khói bay lên bầu trời, tre trúc và sông nước trên mặt đất).
– Âm thanh có sức gợi tả sinh động: tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cá cuối cùng truyền đi trên mặt nước (ở đâu đó sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông) dường như có sức âm vang xa rộng trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến tác giả có cảm giác mặt sông nghe như rộng hơn, gợi cho người đọc cảm nhận được vẻ thanh bình và nên thơ của một buổi chiều trên sông Hương.
1. ĐT là gì?
2. Đoạn văn tả cảnh hoạt động của một ngôi làng ven sông vào chiều.
3. Từ láy time: lanh canh
Từ ghép time: vắng lặng
(Sai nghen : ...thả khói "ghi" ngút cả một vùng...
"nghi" ngút chứ)
Bài làm (Tham khảo)
Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi đã được nhà thơ Tế Hanh miêu tả thành công trong bài thơ “Quê hương”:
“Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”.
Trước hết, câu thơ đầu tiên cho ta thấy đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào một buổi bình minh khi gió yên, biển lặng - một không gian tinh khôi, mới mẻ, trong sáng. (Có lẽ nào đây không phải là một ngày đẹp trời hứa hẹn một chuyến ra đầy thắng lợi hay sao?) Và hiện ra trong không gian ấy là hình ảnh con thuyền ra khơi:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang”.
Phép tu từ so sánh chiếc thuyền với các động từ, tính từ “hăng, phăng, vượt” cho thấy sức mạnh, khí thế hứng khởi, dũng mãnh của đoàn thuyền đang lướt sóng ra khơi, gợi hình ảnh người dân làng chài “dân trai tráng” khoẻ mạnh, vạm vỡ. Có lẽ nào đó không phải bức tranh lao động sinh động và khoẻ khoắn hay sao? Ngoài ra, hình ảnh cánh buồm - linh hồn con thuyền cũng được Tế Hanh miêu tả tinh tế trong hai câu thơ cuối:
“Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
Tế Hanh đã so sánh cánh buồm - một vật cụ thể, hữu hình với mảnh hồn làng - một thứ trìu tượng, vô hình. Nó giúp cảnh buồm giản đơn hiện ra thật linh thiêng, kì vĩ, lớn lao, trở thành linh hồn làng chài, biểu tượng quê hương; như tiếp thêm sức mạnh, niềm tin cho người dân đánh bắt cá ngoài biển khơi. Cuối cùng, nghệ thuật nhân hoá qua động từ “rướn” cùng màu sắc và tư thế “thâu góp gió” đã cho ta thấy sức vươn của con thuyền và sự bay bổng, lãng mạn của nó. Ôi, hình ảnh đoàn thuyền ra khơi thật sinh động, hấp dẫn, gợi cảm và gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc biết bao!
Hình ảnh “Thả khỏi nghi ngút cả một vùng tre trúc” gợi tả cuộc sống ấm êm của người dân thôn xóm ven sông. Điều đó khiến cho người đọc liên tưởng đây là một bức tranh thủy mặc đơn sơ nhưng có một không gian rộng rải. Âm thanh “Tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước” gợi tả âm thanh vang vọng ra xa trong khung cảnh tĩnh lặng, khiến cho tác giả cảm giác mặt sông rộng hơn. Điều đó khiến cho người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thanh bình nên thơ của dòng sông vào buổi trời chiều.