Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
tham khảo:Cuộc khẩn hoang ở Đàng Trong đã diễn ra như thế nào? Trả lời: – Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang. – Các đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía nam.
Cuộc khẩn hoang của đàng trong là; tham khảo
– Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang.
– Các đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía nam.
– Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
– Đi đến đâu họ lập làng, ấp mới đến đó. Do vậy, một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.
- Diện tích đất canh tác màu mỡ ngày càng được mở rộng nhiều hơn so với trước. Người dân có thêm ruộng đất để sản xuất nông nghiệp.
- Biến vùng đất hoang phía Nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.
- Tác động của các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Đàng Ngoài:
+ Buộc chúa Trịnh phải thực hiện một số chính sách như: khuyến khích khai hoang, đưa nông dân lưu tán về quê làm ăn,....
+ Đẩy chính quyền Lê - Trịnh lún sâu vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, toàn diện; chuẩn bị "mảnh đất" thuận lợi cho phong trào Tây Sơn phát triển mạnh mẽ ra Đàng Ngoài vào cuối thế kỉ XVIII.
Tham khảo: Giới thiệu về cuộc khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769)
Năm 1739, Hoàng Công Chất phất cờ khởi nghĩa tại vùng Sơn Nam (Nam Định, Thái Bình, Hưng Yên). Nghĩa quân ngày một lớn mạnh đã liên kết với một số cuộc khởi nghĩa khác của Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ, Nguyễn Hữu Cầu… gây không ít khó khăn cho triều đình Lê - Trịnh. Năm 1748, khi quân Trịnh tấn công, do tương quan lực lượng quá chênh lệch, Hoàng Công Chất lui tạm vào vùng thượng du Thanh Hoá, rồi tiến sang vùng thượng Lào hoạt động.
Cùng thời điểm đó, ở Mường Thanh có hai người Thái là Lò Văn Ngải, Lò Văn Khanh đứng lên tập hợp, lãnh đạo nhân dân các dân tộc chống lại giặc Phẻ (một tộc người trong nhóm Tày - Thái ở Thượng Lào và Vân Nam, Trung Quốc). Vì lực yếu, nghĩa quân của hai ông đã liên kết với nghĩa quân của Hoàng Công Chất. Cuối năm 1751, nghĩa quân của Hoàng Công Chất tiến vào Tây Bắc. Đến năm 1754, ông cùng các tướng người Thái lãnh đạo nhân dân đánh tan giặc Phẻ, đem lại cuộc sống ấm no cho dân Mường Thanh.
Sau chiến thắng giặc Phẻ, Hoàng Công Chất chiêu dụ dân chúng ổn định sản xuất, củng cố lực lượng, xây dựng thành Bản Phủ vào năm 1758. Nghĩa quân đẩy mạnh hoạt động ra khắp 10 châu của phủ An Tây và giành quyền kiểm soát toàn bộ đất đai vùng Tây Bắc. Mường Thanh trở thành trung tâm văn hóa, chính trị của đất Tây Bắc. Hoàng Công Chất là người có công trong việc truyền bá những kiến thức, kỹ thuật trồng trọt của người miền xuôi cho đồng bào các dân tộc nơi đây, là nhân tố chính đoàn kết cộng đồng các dân tộc, trở thành đức Thánh của lòng dân.
Ngày 25/2/1767, Hoàng Công Chất qua đời, con trai ông tiếp tục chỉ huy, cuộc khởi nghĩa kéo dài đến năm 1769 thì bị chính quyền Lê - Trịnh dập tắt.
- Những người khẩn hoang được cấp lương thực trong nửa năm cùng một số nông cụ, rồi chia thành từng đoàn, đi khai phá đất hoang.
- Các đoàn người khai hoang cứ dần dần tiến vào phía nam.
- Từ vùng đất Phú Yên, Khánh Hoà đến Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đoàn người tiếp tục tiến sâu vào vùng đồng bằng sông Cửu Long ngày nay.
- Đi đến đâu họ lập làng, ấp mới đến đó. Do vậy, một vùng đất hoang vắng ở phía nam trở thành những xóm làng đông đúc và ngày càng trù phú.