Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng...
Đọc tiếp
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “Và lão kể. Lão kể nhỏ nhẻ và dài dòng thật. Nhưng đại khái có thể rút vào hai việc. Việc thứ nhất: lão thì già, con đi vắng, vả lại nó cũng còn dại lắm, nếu không có người trông nom cho thì khó mà giữ được vườn đất để làm ăn ở làng này; tôi là người nhiều chữ nghĩa, nhiều lí luận, người ta kiêng nể, vậy lão muốn nhờ tôi cho lão gửi ba sào vườn của thằng con lão; lão viết văn tự nhượng cho tôi để không ai còn tơ tưởng, dòm ngó đến; khi nào con lão về thì nó sẽ nhận vườn làm, nhưng văn tự cứ để tên tôi cũng được, để thế để tôi trông coi cho nó… Việc thứ hai: lão già yếu lắm rồi, không biết sống chết lúc nào, con không có nhà, lỡ chết không biết ai đứng ra lo cho được; để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt; lão còn được hăm nhăm đồng bạc với năm đồng bạc vừa bán chó là ba mươi đồng bạc, muốn gửi tôi, để lỡ có chết thì tôi đem ra, nói với hàng xóm giúp, gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả…” (Lão Hạc, Ngữ văn 8, tập I)
a. Đoạn trích trên kể về nội dung gì? (0,5 điểm)
b. Tìm các từ cùng trường từ vựng trong câu văn in đậm và đặt tên cho trường từ vựng ấy? (1 điểm)
c. Mở đầu đoạn văn có câu chủ đề: Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là người nông dân giàu lòng tự trọng. Từ đoạn trích trên và hiểu biết của em về văn bản “Lão Hạc”- Nam Cao, hãy viết tiếp câu văn trên khoảng 12 câu để hoàn chỉnh đoạn văn diễn dịch; có sử dụng thán từ trong đoạn văn (gạch chân và chú thích dưới thán từ đó) (3,5 điểm)
Phần in đậm ở đoạn (b) là ý nghĩ (dựa vào từ hiểu trong bộ phận lời dẫn được thuật lại.
Đoạn b có từ “rằng” ngăn cách phần ý được dẫn và phần lời của người dẫn, có thể thay bằng từ “là”