:
Phép lai 1: lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) và hoa trắng (2) thu được F1 100% hoa trắng.
Phép lai 2 : lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (2) và hoa trắng (3) thu được F1 100% hoa trắng.
Phép lai 3 : lai hai dòng thuần chủng hoa trắng (1) và (3) thu được F1 100% hoa xanh.
Biết quá trình phát sinh giao tử không có đột biến. Có bao nhiêu kết luận sau đây là đúng?
(1) Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2) đều thu được 25% hoa xanh.
(2) Nếu cho cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn thì đời sau số cây hoa trắng chiếm 43,75%.
(3) Màu sắc hoa được quy định bởi một gen có nhiều alen.
(4) Tính trạng màu sắc hoa do gen ngoài nhân quy định.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Đáp án A
Với những bài chưa biết quy luật di truyền → Thường hay dựa vào câu hỏi để tìm gợi ý:
+ Nếu màu sắc hoa được di truyền bởi một gen có nhiều alen:
Đề bài cho 3 dòng hoa trắng khác nhau → Có ít nhất 3 alen riêng rẽ quy định hoa trắng và 1 alen quy định hoa xanh → Mà gen có nhiều alen thì các alen sẽ quy định kiểu hình khác nhau → Loại.
+ Nếu màu sắc được di truyền ngoài nhân → phép lai 3 cũng sẽ cho đời con toàn hoa trắng → Loại.
Dựa vào phép lai 3:
Lai hai dòng thuần hoa trắng nhưng thu được đời con toàn màu xanh → Có thể là tương tác gen. Ở thí nghiệm có 3 dòng thuần chủng hoa trắng và có cả hoa xanh (2 kiểu hình) → Là tương tác bổ sung kiểu 9:7.
Quy ước: A-B-: hoa xanh; A-bb, aaB-, aabb: hoa trắng.
Phép lai 1: aaBB (1) × aabb (2)
Phép lai 2: aabb (2) × AAbb (3)
Phép lai 3: aaBB (1) × AAbb (3)
(1) Sai. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 lai với dòng hoa trắng (1) hoặc (2):
AaBb × aaBB → Tỉ lệ hoa xanh (A-B-) = 50%.
AaBb × AAbb → Tỉ lệ hoa xanh (A-B-) = 50%
(2) Đúng. Cho cây hoa xanh ở phép lai 3 tự thụ phấn: AaBb × AaBb → Tỉ lệ hoa trắng chiếm 7 16 = 43 , 75 %
(3) Sai.
(4) Sai. Bài này không nặng về tính toán nhưng nặng về biện luận quy luật di truyền.