K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2018

Lời giải:

Hình ảnh của ông ké : chống gậy trúc và mặc áo Nùng đã phai.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Người liên lạc nhỏ1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu : - Nào, bác cháu ta lên đường !    Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Người liên lạc nhỏ

1. Sáng hôm ấy, anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến điểm hẹn. Một ông ké đã chờ sẵn ở đấy. Ông mỉm cười hiền hậu :

 - Nào, bác cháu ta lên đường !

    Ông ké chống gậy trúc, mặc áo Nùng đã phai, bợt cả hai cửa tay. Trông ông như người Hà Quảng đi cào cỏ lúa. Kim Đồng đeo túi nhanh nhẹn đi trước, ông ké lững thững theo đằng sau. Gặp điều gì đáng ngờ, người đi trước làm hiệu, người đằng sau tránh vào ven đường. 

2. Đến quãng suối, vừa qua cầu thì gặp Tây đồn đem lính đi tuần. Kim Đồng bình tĩnh huýt sáo. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá. Lưng đá to lù lù, cao ngập đầu người. Nhưng lũ lính đã trông thấy. Chúng nó kêu ầm lên. Ông ké ngồi ngay xuống bên tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính, như người đi đường xa, mỏi chân, gặp được tảng đá phẳng thì ngồi nghỉ chốc lát. 

3. Nghe đằng trước có tiếng hỏi : - Bé con đi đâu sớm thế ? Kim Đồng nói : - Đón thầy mo này về cúng cho mẹ ốm. Trả lời xong, Kim Đồng quay lại gọi : - Già ơi ! Ta đi thôi ! Về nhà cháu còn xa đấy !Mắt giặc tráo trưng mà hóa thong manh. Hai bác cháu đã ung dung đi qua trước mặt chúng. Những tảng đá ven đường sáng rực lên như vui trong nắng sớm. - Kim Đồng (1928-1943) : người dân tộc Nùng, tên thật là Nông Văn Dền, quê ở bản Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, hi sinh lúc 15 tuổi. 

– Ông ké : người đàn ông cao tuổi (cách gọi của một vài dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc). - Nùng : một dân tộc thiểu số chủ yếu sống ở Việt Bắc. 

- Tây đồn : tên quan Pháp chỉ huy đồn. 

 

- Thầy mo : thầy cúng ở miền núi. - Thong manh : (mắt) bị mù hoặc nhìn không rõ, nhưng trông bề ngoài vẫn gần như bình thường.

Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ai ?

A. Một thanh niên

B. Một nhóm người lạ

C. Một ông ké    

2
20 tháng 10 2019

Lời giải:

Anh Đức Thanh dẫn Kim Đồng đến gặp ông ké.

3 tháng 3 2022

C. một ông ké 

31 tháng 3 2023

a) đẹp trai

b) khỏe mạnh 

c) khám bệnh 

d) thông minh

31 tháng 3 2023

Em đăng lại vào môn Tiếng Việt em hi

31 tháng 5 2019

Bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng vì vùng này là vùng người Nùng, bác cán bộ phải làm như vậy để che mắt địch.

16 tháng 10 2016

thì bạn cứ mặc đi cho bà vuihihi

16 tháng 10 2016

mk cũng gặp trường hợp giống bạn rồi

nhưng là do ngoại mk mua

mk vẫn mặc vì lúc đó mk mới hovj lớp 2

cái áo này bạn cứ mặc đi, sẽ chẳng ai nói gì đâu, vì đây là nội bạn đan mà , chắc phải khó lắm bà mới hoàn thành được.

bạn phối hợp đồ với những phụ kiện khác , biết đâu sẽ đẹp thì sao ?

cư thử làm bánh bèo 1 ngày đi, ko sao đâu vui

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi...
Đọc tiếp

Đoạn văn sau sử dụng các phương thức biểu đạt nào?

“Hình như các bạn vẫn cho rằng ăn mặc như thế mới tỏ ra là người “văn minh”, “sành điệu”. Và có lẽ các bạn vẫn tưởng rằng sự “sành điệu”, “văn minh” ấy sẽ làm cho mình trở thành con người “thức thời” hơn, “hiện đại” hơn. Những bộ quần áo ấy sẽ làm cho các bạn có thể hãnh diện ngẩng cao đầu trước mọi người. Nhưng các bạn có nhớ lớp kịch Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục mà chúng ta mới học không? Cái ông trưởng giả Giuốc-đanh kia hăm hở đặt may lễ phục, vì ông ta tưởng rằng hễ mặc được một bộ lễ phục quý tộc là mình sẽ có ngay cái sang của nhà quý tộc, còn “cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là ông lớn”. Nhưng do không biết thế nào mới đúng là sang trọng, ông Giuốc-Đanh đã biến mình thành trò cười với bộ quần áo may hoa lộn ngược và ngắn cũn cỡn (vì bị ăn bớt vải). Ông ta còn bị đám thợ phụ lột cả cái áo ngắn lẫn chiếc quần cộc mặc khi tập kiếm. Vậy thì sự sang trọng, cả sự “sành điệu”, “văn minh” nữa, có phải là được làm nên nhờ vào việc đua theo “mốt” này “mốt” nọ đâu!”

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Nghị luận

D. Cả A, B, C

1
8 tháng 12 2018

Chọn đáp án: D

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :Cái áo của baTôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới :

Cái áo của ba

Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đó chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi. Khi cần tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi: "Cậu có cái áo thích thật! Mua ở đâu thế?" "Mẹ tớ may đấy!" - Tôi hãnh diện trả lời.

Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

a) Tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài.

b) Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn.

1
6 tháng 5 2018

a) - Mở bài: Tôi có một… màu cỏ úa.

- Thân bài: Chiếc áo sờn vai… quân phục cũ của ba.

- Kết bài: Mấy chục năm… cả gia đình tôi.

b) Các hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài văn:

- Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non.

- Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục.

- Gọn gàng như một chú bộ đội.

- Chững chạc như một anh lính tí hon.

- Như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi.

- Như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba.

"Vào buổi sáng thực hiện bài tập tôi quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách mặc một bộ trang phục kỳ dị đến trường với bộ pijama kết hợp với áo thun dài tay trông tôi như thể vừa lăn ra khỏi giường ngủ khi đến trường tôi phát hiện ra rằng rất nhiều bạn cùng lớp cũng chọn cách tương tự họ sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính hành lang trường đầy học sinh mặc quần áo quái lạ"             ...
Đọc tiếp

"Vào buổi sáng thực hiện bài tập tôi quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách mặc một bộ trang phục kỳ dị đến trường với bộ pijama kết hợp với áo thun dài tay trông tôi như thể vừa lăn ra khỏi giường ngủ khi đến trường tôi phát hiện ra rằng rất nhiều bạn cùng lớp cũng chọn cách tương tự họ sử dụng quần áo để biểu lộ cá tính hành lang trường đầy học sinh mặc quần áo quái lạ"
                                                                       (Ngữ văn 6, tập 2)
câu 1 : " Tôi " trong đoạn trích trên đã lựa chọn sự khác biệt như thế nào?Theo em sự lhacs biệt đó vô nghĩa hay có nghĩa?
câu 2 : với câu mở đầu :"Tôi k muốn khác biệt vô nghĩa" , hãy viết tiếp 5-7 câu để hoàn thành một đoạn văn

0