Câu 1: Văn bản nào sau đây sử dụng thể loại hồi kí?
A. Tôi đi học
B. Trong lòng mẹ
C. Tức nước vỡ bờ
D. Lão Hạc
Câu 2: Điền từ còn thiếu cho nội dung câu sau:
“Bằng ngòi bút hiện thực sinh động,......... đã vạch trần bộ mặt tàn ác, bất nhân của xã hội thực dân phong kiến đương thời; xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào tình cảnh vô cùng cực khổ, khiến họ phải liều mạng chống lại”.
A. Văn bản Lão Hạc
B. Tác giả Nam Cao
C. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ
D. Nguyên Hồng
Câu 3: Văn bản Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 chủ yếu sử dụng phương thức biểu đạt nào?
A. Tự sự
B. Nghị luận
C. Thuyết minh
D. Biểu cảm
Câu 4: Văn bản “Cô bé bán diêm” của tác giả An-đéc-xen mang tính nhân văn cao cả, bởi vì?
A. Thức tỉnh lòng thương yêu của con người;
B. Tưởng tượng ra cái chết đầy mộng tưởng đẹp thay cho cuộc sống khổ đau;
C. Em như hồi chuông cảnh báo sự vô tâm của xã hội;
D. Cả câu A, B, D đúng.
Câu 5: Văn bản Bài toán dân số có thể xếp vào thể loại văn bản nào?
A. Văn bản nhật dụng
B. Văn bản thuyết minh
C. Văn bản nghị luận
D. Văn bản miêu tả
Câu 6: Vấn đề mà tác giả muốn đặt ra trong văn bản Bài toán dân số là gì?
A. Tốc độ gia tăng thực sự rất lớn ngoài sức tưởng tượng, việc hạn chế gia tăng dân số là đòi hỏi tất yếu cho sự phát triển của loài người;
B. Đất đai không sinh thêm, con người lại ngày càng nhiều lên gấp bội;
C. Nếu không hạn chế sự gia tăng dân số thì con người sẽ tự làm hại chính mình;
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 7: Nhà văn nào nổi tiếng với truyện kể dành cho trẻ em?
A. Nguyên Hồng
B. Xéc-van-tét
C. An-đéc-xen
D. Thanh Tịnh
Câu 8: Văn bản“Trong lòng mẹ” được trích từ chương mấy của tác phẩm “Những ngày thơ ấu”?
A. Chương V
B. Chương IV
C. Chương VI
D. Chương IX
Câu 9: Nam Cao là một nhà văn hiện thực xuất sắc với các sáng tác về đề tài chủ yếu nào?
A. Người nông dân nghèo đói bị vùi dập;
B. Người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ;
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 10: Nhận định nào nói đúng nhất về ý nghĩa cái chết của lão Hạc?
A. Là bằng chứng cảm động về tình phụ tử mộc mạc, giản dị nhưng cao quý vô ngần;
B. Gián tiếp tố cáo xã hội thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh khốn cùng;
C. Thể hiện tính tự trọng và quyết tâm không rơi vào con đường tha hóa của người nông dân;
D. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 11: Trợ từ là gì?
A. Là những từ dùng làm dấu hiệu biểu lộ cảm xúc, tình cảm, thái độ của người nói hoặc dùng để gọi đáp;
B. Là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu, dùng để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó;
C. Là những từ đọc giống nhau nhưng có ý nghĩa khác nhau;
D. Là những từ đi sau động từ hoặc tính từ để bổ nghĩa cho động từ hoặc tính từ.
Câu 12: Phát biểu nào sau đây là sai về trường từ vựng?
A. Mỗi từ chỉ thuộc một trường từ vựng;
B. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại;
C. Một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau;
D. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn;
Câu 13: Những từ như: “trao đổi, buôn bán, sản xuất” được sắp xếp vào trường từ vựng nào?
A. Hoạt động kinh tế.
B. Hoạt động văn hóa.
C. Hoạt động chính trị.
D. Hoạt động giáo dục.
Câu 14: Các từ tượng hình và tượng thanh thường được dùng trong các kiểu bài văn nào?
A. Miêu tả và thuyết minh.
B. Tự sự và miêu tả.
C. Nghị luận và biểu cảm.
D. Tự sự và biểu cảm.
Câu 15: Câu nào dưới đây sử dụng tình thái từ dùng để cầu khiến?
A. Thế nó cho bắt à?
B. Em xin chào bác nhé.
C. Xin hãy đợi tôi với!
D. Con không dám đâu ạ!
Câu 16: Cho các ví dụ sau: đen như cột nhà cháy, dời non lấp biển, ngàn cân treo sợi tóc, xanh như tàu lá, gầy như que củi, nghiêng nước nghiêng thành,...
Nhận xét nào sau đây nói đúng nhất về các ví dụ trên?
A. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp so sánh;
B. Là các thành ngữ có sử dụng biện pháp nói quá;
C. Là các câu thành ngữ dùng biện pháp so sánh;
D. Là các câu tục ngữ có sử dụng biện pháp nói quá.
Câu 17: Biện pháp nói giảm nói tránh được in đậm trong khổ thơ sau nói về điều gì?
“Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành”.
(Tây Tiến, Quang Dũng)
A. Sự yên bình
B. Sự nguy hiểm.
C. Sự vất vả, gian khổ
D. Sự hi sinh (cái chết)
Câu 18: Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về câu ghép?
A. Là câu chỉ có một cụm chủ - vị làm nòng cốt;
B. Là câu có 2 cụm chủ - vị và chúng không bao chứa nhau;
C. Là câu có hai cụm chủ - vị trở lên và chúng không bao chứa nhau tạo thành;
D. Là câu do 3 cụm chủ vị và chúng bao chứa nhau tạo thành.
Câu 19: Câu nào trong các câu ghép sau chỉ quan hệ tương phản?
A. Vì trời mưa to nên đường ngập nước.
B. Giá tôi chịu khó học tập thì tôi đâu bị điểm kém.
C. Gió càng to, lửa càng cao.
D. Tuy trời mưa gió nhiều nhưng cây cũng không bị ngã.
Câu 20: Trong các câu sau, câu nào không phải là câu ghép?
A. Tôi chạy, nó cũng chạy.
B. Dần hãy để cho chị đi với u, đừng giữ chị nữa.
C. Lòng tôi càng thắt lại, khoé mắt tôi cay cay.
D. Chị con có đi, u mới có tiền nộp sưu.
Chọn A