K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2 2018

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Ông Hai tự nói với chính mình.

Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi: “Có người hỏi: - Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? - Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: - Hà, nắng gớm, về nào… Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ...
Đọc tiếp

Đọc phần trích sau rồi trả lời câu hỏi: 

“Có người hỏi: 

- Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà? 

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy! 

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm.chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to: 

- Hà, nắng gớm, về nào… 

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên cứ vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú: 

- Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát! 

 Ông Hai cúi gằm mặt xuống mà đi.Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà. 

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lén đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm chơi sụi với nhau. 

Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” 

                                            (Trích Làng – Kim Lân) 

Câu 1: Xác định nội dung của phần trích trên? 

Câu 2: Tâm trạng đau đớn, tủi hổ của ông Hai được biểu hiện qua những chi tiết nào trong phần trích. 

Câu 3: Xác định ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm có trong đoạn trích trên? Các hình thức ngôn ngữ ấy có tác dụng thế nào trong việc thể hiện diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai? 

 

1
26 tháng 2 2021

Câu 1:

Đoạn trích miêu tả tâm trạng chua xót, tủi thân của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ người tản cư đến 

Câu 2:

Các chi tiết:

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường

Nhìn lũ con tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra

Câu 3:

Độc thoại:

- Hà, nắng gớm, về nào… 

Độc thoại nội tâm:

''Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu…” 

Tác dụng:

Nhà văn đã sử dụng hình thức đốc thoại và độc thoại nội tâm để diễn tả một cách chi tiết tâm trạng của ông Hai, 2 chi tiết này đã  bộc lộ những diễn biến tâm lí, trạng thái tình cảm, qua đó tính cách nhân vật ông Hai được khắc hoạ rõ nét, có chiều sâu.

30 tháng 10 2019

- Câu "Hà, nắng gớm, về nào…" là câu nói lảng

"Tôi thấy người ta đồn…" câu nói bị chen ngang

→ Hai câu này không phải câu mang hàm ý

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

b) Câu “- Hà, nắng gớm, về nào…” ông Hai nói với ai? Đây có phải là một câu đối thoại không? Vì sao? Trong đoạn trích còn có câu nào kiểu này không? Hãy dẫn ra các câu đó.

1
21 tháng 9 2019

b, Câu “Hà, nắng gớm. về nào… “ không phải là đối thoại vì không ông tự nói với chính bản thân mình, không có ai tham gia vào lượt lời của ông

- Câu nói của người đàn bà tản cư: cha mẹ tiên sư nhà chúng nó!... mỗi đứa một nhát! không hướng tới đối tượng nào, không có lượt lời đáp lại

→ Đây là độc thoại

Độc thoại được thể hiện thành tiếng, với hình thức có dấu gạch đầu dòng “chúng bay ăn miếng cơm hay… nhục nhã thế này!”

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

a) Trong ba câu đầu đoạn trích, ai nói với ai? Tham gia câu chuyện có ít nhất mấy người? Dấu hiệu nào cho ta thấy đó là một cuộc trò chuyện trao đổi qua lại?

1
13 tháng 1 2018

a, Ba câu đầu đoạn trích là câu chuyện của hai người tản cư vì có lượt lời qua lại với nhau.

Có hình thức của các lượt lời qua lại, hướng tới người giao tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

d) Các hình thức diễn đạt trên có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện diễn biến của câu chuyện và thái độ của những người tản cư trong buổi trưa ông Hai gặp họ? Đặc biệt chúng đã giúp nhà văn thể hiện thành công những diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai như thế nào?

1
4 tháng 10 2018

d, Các hình thức đối thoại tạo không khí cho văn bản, thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư với dân làng chợ Dầu, giúp nhân vật bộc lộ nội tâm.

Hình thức độc thoại, đối thoại nội tâm giúp nhà văn khắc họa sâu tâm trạng đau đớn, dằn vặt của ông Hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:Có người hỏi:– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:– Hà, nắng gớm, về nào…Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và tra lời câu hỏi:

Có người hỏi:

– Sao bảo làng Chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?…

– Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

– Hà, nắng gớm, về nào…

Ông lão vờ vờ đứng lảng ra chỗ khác, rồi đi thẳng. Tiếng cười nói xôn xao của đám người mới tản cư lên ấy vẫn dõi theo. Ông nghe rõ cái giọng chua lanh lảnh của người đàn bà cho con bú:

– Cha mẹ tiên sư nhà chúng nó! Đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương. Cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đưa một nhát!

Ông Hai cúi gầm mặt xuống mà đi. Ông thoáng nghĩ đến mụ chủ nhà.

Về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố hôm nay có vẻ khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi với nhau.

Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… Ông lão nắm chặt hai tay lại mà rít lên:

– Chúng bay ăn miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

(Kim Lân, Làng)

c) Những câu như: “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuồi đầu…” là những câu ai hỏi ai? Tại sao trước những câu này không có gạch đầu dòng như những câu đã nêu ở điểm (a) và (b)?

1
3 tháng 2 2018

c, Câu “Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian… bằng ấy tuổi đầu…”

→ Độc thoại nội tâm

Đoạn 1: Cho đoạn văn sau: “Cổ ông lào nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi: - Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại… - Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào...
Đọc tiếp

Đoạn 1: Cho đoạn văn sau:

“Cổ ông lào nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được. Một lúc lâu ông mới rặn è è, nuốt một cái gì vướng ở cổ, ông cất tiếng hỏi, giọng lạc hẳn đi:

- Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại…

- Thì chúng tôi vừa ở dưới đấy lên đây mà lại. Việt gian từ thằng chủ tịch mà đi cơ ông ạ. Tây vào làng, chúng nó bảo nhau vác cờ thần ra hoan hô. Thằng chánh Bệu thì khuân cả tủ chè, đỉnh đồng, vải vóc lên xe cam nhông, đưa vợ con lên vị trí với giặc ở ngoài tỉnh mà lại.

Có người hỏi:

- Sao bảo làng chợ Dầu tinh thần lắm cơ mà?...

- Ấy thế mà bây giờ đổ đốn ra thế đấy!

Ông Hai trả tiền nước, đứng dậy, chèm chẹp miệng, cười nhạt một tiếng, vươn vai nói to:

- Hà, nắng gớm, về nào…”

Câu 1: Đoạn văn trên trích từ tác phẩm nào? Của ai? Ý nghĩa nhan đề của tác phẩm?

Câu 2: Tình huống mà nhân vật chính gặp là gì ?

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên là gì?

Câu 4: Cảm nhận của em về nhân vật ông Hai trong tác phẩm này. Đoạn văn khoảng 12 -15 cấu và được triển khai theo cách Tổng – phân – hợp, có sử dụng phép nối.

40
8 tháng 5 2021

Câu 1:

- Làng – Kim Lân

- Nhan đề:

+ Làng không chỉ là làng chợ Dầu mà là khắp các làng quê Việt Nam, làng tồn tại mang một ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người nông dân Việt Nam.

+ Gợi lên chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

è Làng vừa là tình yêu làng của riêng ông Hai, vừa là cái chung thể hiện tấm lòng của người dân quê.

Câu 2: Tình huống

- Khi đi tản cư, xa quê, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư ở dưới xuôi lên.

- Tác dụng: Thể hiện tình yêu quê sâu sắc, nhận thức mới về tình quê hương, đất nước. Tạo kịch tính và bộc lộ tư tưởng tác phẩm.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên:

Miêu tả cảm xúc, hành động của nhân vật ông Hai rất đau đớn, xót xa nhưng phải tỏ ra gắng bình tĩnh như không có gì khi nghe những người tản cư dưới xuôi nói về làng chợ Dầu đã theo giặc.

Câu 4:

Câu chủ đề: Ông Hai là người có tình yêu làng hòa quyện gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.

- Những ngày ở khu tản cư, luôn nhớ về quá khứ ở làng cùng với anh em đồng chí, đào hầm, hào…; luôn khoe về làng của mình đẹp và anh dũng chiến đấu; luôn lắng nghe mọi thông tin về làng và về chiến tranh như một thói quen không thể thiếu…

- Khi mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:

+ Sững sờ, xấu hổ, uất ức “nghẹn ắng không thở được”, “da mặt tê rận rân”

+ Trấn tĩnh lại hỏi lại vì sợ nhầm lẫn nhưng cuối cùng bị dội gáo nước lạnh vì tin sét đánh được nói là thật à Không chỉ xấu hổ mà còn thấy mất tất cả niềm vui, hạnh phúc

- Về đến nhà, nằm vật ra, tự chất vấn, suy xét từng người một.

- Những ngày sau, ông dằn vặt, xấu hổ, không biết đi đâu, ông quyết định chon quê hương vì “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”, nhưng ông lại không thôi được tình cảm với làng, ông tâm sự với con để giải tỏa đằn vặt, chia sẻ đau thương.

- Cuối cùng, khi nhận được tin đính chính, ông rạng ngời, hạnh phúc hẳn lên

à Tình yêu làng luôn thống nhất với tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt, qua dòng diễn biến tâm trạng của ông Hai ta nhận ra, ông là người biết cách từ bỏ, hi sinh sự ích kỉ cá nhân vì tình yêu lớn là đất nước. Một tấm gương nông dân sáng thời chống Pháp.

18 tháng 5 2021

Câu 1:

- Làng – Kim Lân

- Nhan đề:

+ Làng không chỉ là làng chợ Dầu mà là khắp các làng quê Việt Nam, làng tồn tại mang một ý nghĩa thiêng liêng đối với mỗi người nông dân Việt Nam.

+ Gợi lên chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình yêu làng quê tha thiết của những người nông dân Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp

è Làng vừa là tình yêu làng của riêng ông Hai, vừa là cái chung thể hiện tấm lòng của người dân quê.

Câu 2: Tình huống

- Khi đi tản cư, xa quê, ông Hai nghe tin làng chợ Dầu theo giặc từ những người tản cư ở dưới xuôi lên.

- Tác dụng: Thể hiện tình yêu quê sâu sắc, nhận thức mới về tình quê hương, đất nước. Tạo kịch tính và bộc lộ tư tưởng tác phẩm.

Câu 3: Nội dung chính của đoạn văn trên:

Miêu tả cảm xúc, hành động của nhân vật ông Hai rất đau đớn, xót xa nhưng phải tỏ ra gắng bình tĩnh như không có gì khi nghe những người tản cư dưới xuôi nói về làng chợ Dầu đã theo giặc.

Câu 4:

Câu chủ đề: Ông Hai là người có tình yêu làng hòa quyện gắn bó với tình yêu quê hương đất nước.

- Những ngày ở khu tản cư, luôn nhớ về quá khứ ở làng cùng với anh em đồng chí, đào hầm, hào…; luôn khoe về làng của mình đẹp và anh dũng chiến đấu; luôn lắng nghe mọi thông tin về làng và về chiến tranh như một thói quen không thể thiếu…

- Khi mới nghe tin làng chợ Dầu theo giặc:

+ Sững sờ, xấu hổ, uất ức “nghẹn ắng không thở được”, “da mặt tê rận rân”

+ Trấn tĩnh lại hỏi lại vì sợ nhầm lẫn nhưng cuối cùng bị dội gáo nước lạnh vì tin sét đánh được nói là thật à Không chỉ xấu hổ mà còn thấy mất tất cả niềm vui, hạnh phúc

- Về đến nhà, nằm vật ra, tự chất vấn, suy xét từng người một.

- Những ngày sau, ông dằn vặt, xấu hổ, không biết đi đâu, ông quyết định chon quê hương vì “làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”, nhưng ông lại không thôi được tình cảm với làng, ông tâm sự với con để giải tỏa đằn vặt, chia sẻ đau thương.

- Cuối cùng, khi nhận được tin đính chính, ông rạng ngời, hạnh phúc hẳn lên

à Tình yêu làng luôn thống nhất với tình yêu quê hương đất nước. Đặc biệt, qua dòng diễn biến tâm trạng của ông Hai ta nhận ra, ông là người biết cách từ bỏ, hi sinh sự ích kỉ cá nhân vì tình yêu lớn là đất nước. Một tấm gương nông dân sáng thời chống Pháp.

                   
7 tháng 5 2023

a.

* Đối thoại:

- ĐỀ HẦU: Trộm của Trùm Sò đêm trước/ Vu cho Thị Hến đêm qua/ Bắt tới chốn huyện nha,/ Xin ngài ra xử đoán.

- HUYỆN TRÌA: Lão Đề lấy tờ khai,/ Đặng ta toan làm án/ Cứ mực thẳng, cung cho ngay, bày cho thiệt/ Kẻo hai đàng của nói có, vọ nói không

- THỊ HẾN: Trông ơn quan lớn/ Đoái xét phận hèn/ Phụ mẫu dân quyền quý ấy bề trên/ Ti tiện nữ đơn cô là phận dưới.

* Độc thoại:

- ĐỀ HẦU: Mụ đà nên tệ/ Ông Huyện cũng xằng,/ Phen này ông bày mặt thú lang/ Huếch với mục ắt râu trụi lủi.

* Bàng thoại:

HUYỆN TRÌA: Tri huyện Trìa là mỗ/ Nội hạt tiếng khen khen ta/ Cầm đường ngày tháng vào ra/ Hoa nguyệt hôm mai thong thả.

* Lời chỉ dẫn sân khấu: Hạ.

b. Nhân vật Huyện Trìa có số lượt lời nhiều nhất trong văn bản vì đây là một phiên xử án và thẩm quyền thuộc về Huyện Trìa.

c. Dấu hiệu cho thấy trong lời thoại của nhân vật trong văn bản mang đặc điểm của thơ hoặc văn vần:

Đoạn:      Nộ hát tiếng khen khen ta

              Cầm đường ngày tháng vào ra

              Hoa nguyệt hôm mai thong thả...

=> Đây là đoạn thuộc lời thoại của nhân vật Huyện Trìa và được gieo vần “a”. Đây là một trong những đặc điểm của thể loại thơ.

d. Trong lời thoại của nhân vật, một số từ ngữ được tách riêng ra và đặt trong ngoặc đơn vì đó như đoạn đệm chuyển lời trong tuồng, nâng cảm xúc của nhân vật lên cao và phù hợp với đặc điểm của tuồng.