K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 10 2018

- Bước sang thế kỉ XX, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách xâm lược và bành trướng. Chiến tranh Nga - Nhật (1904 -1905) kết thúc với sự thất bại của đế quốc Nga.

- Nhật chiếm bán đảo Liêu Đông, phía nam đảo Xa-kha-lin, Đài Loan và cảng Lữ Thuận của Trung Quốc. Năm 1914 Nhật Bản đã dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Trung Quốc và chiếm Sơn Đông. Thuộc địa của đế quốc Nhật mở rộng rất nhiều.

2 tháng 8 2023

- Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu - Mỹ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực và bằng nhiều phương thức khác.

- Từ đầu thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, thực dân phương Tây đã không ngừng đẩy mạnh các hoạt động xâm chiếm và đặt ách cai trị ở hầu hết các nước châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh.

12 tháng 2 2017

- Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

- Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

- Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

- Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

- Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

 

- Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

- Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

- Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

11 tháng 4 2017

Đến giữa thế kỉ XIX, sau hơn 200 năm thống trị, chế độ Mạc phủ Tô-ku-ga-oa ở Nhật Bản, đứng đầu là Sôgun (Tướng quân), đã lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Đây là thời kì trong lòng xã hội phong kiế Nhật Bản chứa đựng nhiều mâu thuẫn ở tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.

Về kinh tế, nền nông nhiệp vẫn dựa trên quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu. Địa chủ bóc lột nông dân rất nặng nề. Mức tô trung bình chiếm tới 50% số thu hoa lợi. Tình trạng mất mùa, đói kém liên tiếp xảy ra. Trong khi đó, ở các thành thị, hải cảng, kinh tế hàng hóa phát triển, công trường thủ công xuất hiện ngày càng nhiều. Những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển nhanh chóng.

Về xã hội, Chính phủ Sôgun vẫn giữ duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyo là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh địa của họ. Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy thoái, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công…dần dần tư sản hóa, trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.

Tầng lớp tư sản công thương nghiệp ngày càng giàu có, song các nhà tư sản công thương lại không có quyền lực về chính trị. Nông dân là đối tượng bóc lột chủ yếu của giai cấp phong kiến, còn thị dân thì không chỉ bị phong kiến khống chế mà còn bị các nhà buôn và những người cho vay lãi bóc lột.

Về chính trị, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Thiên hoàng có vị trí tối cao, nhưng quyền hành thực tế thuộc về Sô gun dòng họ Tô-ku-ga-oa ở phủ Chúa (Mạc phủ).

Giữa lúc mâu thuẫn giai cấp trong nước ngày càng gay gắt, chế độ Mạc phủ khủng hoảng nghiêm trọng thì các nước tư bản phương Tây, trước tiên là Mĩ, dùng áp lực quân sự đòi Nhật bản phải “mở cửa”.

Năm 1854, Mạc phủ buộc phải kí với Mĩ hiệp ước, theo đó, Nhật Bản mở 2 cửa biển Si-mô-đa và Ha-kô-đa-tê cho người Mĩ ra vào buôn bán. Các nước Anh, Pháp, Nga, Đức thấy vậy cũng đua nhau ép Nhật Bản kí những hiệp ước bất bình đẳng với những điều kiện nặng nề.

Như vậy, đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng, đứng trước sự lựa chọn: hoặc tiếp tục duy trì chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ để bị các nước đế quốc xâu xé hoặc tiến hành duy tân, đưa Nhật Bản phát triển theo con đường của các nước tư bản phương Tây.

21 tháng 4 2017

Lạc đề....

13 tháng 12 2018

- Quá trình xâm lược của các nước đế quốc ở Đông Nam Á.

     + Từ TK XV,XVI - XIX Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan xâm lược Inđônêxia.

     + Từ giữa TK XVI Tây Ban Nha xâm lược Philippin. Từ (1889 – 1902) Philippin là thuộc địa của Mĩ

     + TD Anh chiếm Miến Điện (1885), Mã Lai (Malayxia      + Xingapo) đầu TK XX.

     + TD Pháp chiếm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia cuối TK XIX

     + Xiêm (Thái Lan ) Anh- Pháp tranh chấp → vẫn giữ được độc lập

5 tháng 6 2019

Dùng bút màu vẽ các mũi tên để nêu nét diễn biến chính: Khởi nghĩa bùng nổ ở Mê Linh – nhân dân khắp nơi kéo về Mê Linh. Từ Mê Linh , nghĩa quân tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu... Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.

21 tháng 4 2024

Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Nội).

- Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng được nhân dân khắp nơi ủng hộ.

- Nghĩa quân nhanh chóng đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, rồi từ Mê Linh tiến đánh Cổ Loa và Luy Lâu.

- Tô Định hoảng hốt bỏ chạy về nước. Quân Hán ở các quận khác cũng bị đánh tan.

=> Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi.

16 tháng 3 2018

- Đầu tháng 10 - 1427, hơn 10 vạn viện binh từ Trung Quốc chia làm hai đạo kéo vào nước ta.

    + Một đạo do Liễu Thăng chỉ huy, từ Quảng Tây tiến vào theo nướng Lạng Sơn.

    + Đạo thứ hai do Mộc Thạnh chỉ huy, từ Vân Nam tiến vào theo hướng Hà Giang.

- Bộ chỉ huy nghĩa quân quyết định tập trung lực lượng tiêu diệt viện quân giặc, trước hết là đạo quân của Liễu Thăng, không cho chúng tiến sâu vào nội địa nước ta.

- Ngày 8 -10, Liễu Thăng hùng hổ dẫn quân ào ạt tiến vào biên giới nước ta, bị nghĩa quân phục kích và giết ở ải Chi Lăng.

- Sau khi Liễu Thăng bị giết, Phó tổng binh là Lương Minh lên thay, chân hình đội ngũ, tiến xuống Xương Giang (Bắc Giang). Trên đường tiến quân, quân giặc liên tiếp bị phục kích ở cần Trạm, Phố Cát, bị tiêu diệt đến 3 vạn tên, ông binh Lương Minh bị giết tại trận, Thượng thư bộ Binh Lý Khánh phải thắt cổ tự tử.

- Mấy vạn địch còn lại cố gắng lắm mới tới Xương Giang co cụm lại giữa cánh đồng, bị nghĩa quân từ nhiều hướng tấn công, gần 5 vạn tên bị tiêu diệt, số còn lại bị bắt sống, kể cả tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc.

31 tháng 1 2017

- Tháng 1 – 1288, Thoát Hoan chia làm ba đạo quân tiến vào Thăng Long . Tại đây, ta thực hiện "vườn không nhà trống" , quân Nguyên ngày càng rơi vào thế lúng túng, khó khăn, Thoát Hoan quyết định rút quân về nước.

    - Nhân cơ hội này, vua Trần và Trần Quốc Tuấn mở cuộc phản công và tiến hành bố trí quân mai phục ở sông Bạch Đằng.

    - Tháng 4- 1288, đoàn quân Ô Mã nhi rút quân theo đường thủy trên sông Bạch Đằng. Khi Ô Mã Nhi tiến quân đến bãi cọc, quân Trần ra khiêu chiến rồi bỏ chạy, chờ khi nước triều xuống, tổ chức phản công. Quân của Ô Mã Nhi bị tiêu diệt.

    - Cánh quân của Thoát Hoan từ Vạn Kiếp đến Lạng Sơn rút về Quảng Tây cũng bị truy kích và tiêu diệt. Cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.

29 tháng 3 2017

- Mờ sáng ngày 16-9-1950, ta mở cuộc tấn công vào căn cứ điểm Đông Khê, mở màn cho chiến dịch.

- Sáng 18-9-1950, ta tiêu diệt Đông Khê, uy hiếp Thất Khê thị xã Cao Bằng bị cô lập; hệ thống phòng ngự của địch trên đường số 4 bị lung lay.

- Quân Pháp ở Cao Bằng được lệnh rút theo đường số 4, đồng thời lwucj lượng của chúng ở Thất Khê cũng được lệnh tiến đánh Đông Khê để đón cánh quân từ Cao Bằng xuống, rồi cùng rút về xuôi.

- Quân ta mai phục chặn đánh địch trên Đường số 4, hai cánh quân Cao Bằng và Thất Khê bị thiệt hại nặng nên không liên lạc được với nhau. Đến Thất Khê bị uy hiếp, quân Pháp buộc phải rút về Na Sầm, rồi Lạng Sơn và đến ngày 22-10 thì rút khỏi Đường số 4.

31 tháng 7 2018

- Nhân dân nổ dậy khắp nơi, nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Vĩnh Long, Sa Đéc, Trà Vinh, Rạch Giá, Hà Tiên...

- Với các lãnh tụ: Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân.

- Các nhà Nho dùng ngòi bút chống thực dân Pháp: Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị...

15 tháng 3 2021

- Ở Đà Nẵng, nhiều nghĩa quân phối hợp với quân triều đình chống Pháp. Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng (Hi Vọng) của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10 - 12 -1861)

- Nghĩa quân Trương Định chống Pháp ở Tân Hòa - Gò Công chuyển về Tân Phước.

- Nghĩa quân Trương Quyền ở Đồng Tháp Mười - Tây Ninh phối hợp với người Cam-pu-chia chống Pháp.