Câu 11: Chính sách đối nội của nhà Đường có điểm tiến bộ gì so với nhà Tần- Hán?
A. Đặt thêm chức Tiết độ sứ
B. Cử người trong hoàng tộc đến cai quản các địa phương
C. Xóa bỏ chức Thừa tướng và Thái úy, thay bằng 6 bộ do vua trực tiếp quản lý
D. Mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài
Câu 12: Điểm khác nhau cơ bản trong chính sách cai trị của nhà Nguyên so với nhà Tống là gì?
A. Thi hành chính sách cai trị hà khắc, phân biệt đối xử giữa người Mông Cổ với người Hán
B. Thi hành nhiều chính sách tiến bộ để tạo điều kiện cho kinh tế phát triển
C. Thi hành chính sách cai trị mềm dẻo để mua chuộc quý tộc quan lại cao cấp người Hán
D. Thực hiện bình đẳng giữa người Mông Cổ với người Hán
Câu 13: Tại sao Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống bảo vệ chế độ phong kiến Trung Quốc?
A. Phù hợp với phong tục tập quán của người Trung Quốc.
B. Tư tưởng Nho giáo mang tính tiến bộ, nhân văn hơn các tư tưởng khác.
C. Nó tạo ra hệ thống tôn ti trật tự, lễ giáo phục vụ cho sự thống trị của giai cấp phong kiến.
D. Mang tính giáo dục cao về rèn luyện phẩm chất con người.
Câu 14: Tư tưởng “Đại Hán” của các triều đại phong kiến Trung Quốc có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?
A. Luôn trở thành đối tượng xâm lược của các triều đại phong kiến Trung Quốc.
B. Hai bên thiết lập bang giao hòa hảo, giúp đỡ nhau cùng phát triển.
C. Hai bên cố gắng hạn chế quan hệ bang giao
D. Luôn nhận được sự bảo hộ của thiên triều với tư cách là chư hầu
Câu 15: Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở đâu?
A. Cổ Loa B. Hoa Lư C. Bạch Hạc. D. Phong Châu.
Lời giải:
Điểm tiến bộ trong chính sách đối nội của nhà Đường so với nhà Tần- Hán là đã mở các khoa thi để tuyển chọn nhân tài bên cạnh nhiệm tử (tuyển dụng con cháu của quý tộc công thần và quan chức dựa trên ân trạch của ông cha) và tiến cử
Đáp án cần chọn là: D