K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 11 2018

Đáp án A

Câu 53: Yếu tố nào đã giúp Nguyễn Du nhận thức rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời để thể hiện sâu sắc điều đó trong tác phẩm của mình? a. Tính chất chuyên chế cực đoan của nhà nước phong kiếnb. Sự vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân bị trịc. Sự suy yếu của chế độ phong kiếnd. a và b đúngCau 54: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế...
Đọc tiếp

Câu 53: Yếu tố nào đã giúp Nguyễn Du nhận thức rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời để thể hiện sâu sắc điều đó trong tác phẩm của mình? 

a. Tính chất chuyên chế cực đoan của nhà nước phong kiến

b. Sự vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân bị trị

c. Sự suy yếu của chế độ phong kiến

d. a và b đúng

Cau 54: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ?

a. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.

b. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.

c. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

d. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.

Câu 55: “…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đã kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”.Bà là ai?

a. Hồ Xuân Hương

b. Bà Huyện Thanh Quan

c. Đoàn Thị Điểm

d. Lê Ngọc Hân

Câu 56: Văn học chữ Nôm phát triển đỉnh cao thể hiện rõ nhất qua tác phẩm nào ?

a. Chinh phụ ngâm khúc.

b. Cung oán ngâm khúc.

c. Qua đèo ngang.

d. Truyện Kiều.

Câu 57: Vị thầy thuốc nào là người có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII?

a. Hoa Đà

b. Tuệ Tĩnh

c. Lê Hữu Trác

d. Hồ Đắc Di

Câu 58: Nét đặc sắc đáng chú ý của văn học đương thời (thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX) là gì?

a. Văn học dân gian phát triển

b. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ

c. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao

d. Câu a và b đúng

Câu 59: Tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỉ XIX là:

a. Tranh Đánh vật

b. Tranh chăn trâu thổi sáo

c. Tranh Hứng dừa

d. Tranh Đông Hồ

Câu 60: Những điệu hát dân gian phổ biến ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII - đầu thế ki XIX là

a. quan họ, hát lượn, hát xoan.

b. quan họ, trống quân, hát ví, hát dặm, hát tuồng.

c. trống quân, hát tuồng, hát xoan, hát khắp.

d. hát lượn, hát khắp, hát xoan, hát tuồng.

1

Câu 53: Yếu tố nào đã giúp Nguyễn Du nhận thức rõ thực trạng xã hội và bản chất chế độ đương thời để thể hiện sâu sắc điều đó trong tác phẩm của mình? 

a. Tính chất chuyên chế cực đoan của nhà nước phong kiến

b. Sự vùng lên mãnh liệt của các tầng lớp nhân dân bị trị

c. Sự suy yếu của chế độ phong kiến

d. a và b đúng

Cau 54: Nội dung chủ yếu của văn học Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX là gì ?

a. Thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam.

b. Ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình.

c. Phản ánh cuộc sống đương thời cùng những thay đổi trong tâm tư, tình cảm và nguyện vọng của con người Việt Nam.

d. Chống phá triều đình, phê phán những thói hư tật xấu của quan quân nhà Nguyễn.

Câu 55: “…là một tài năng hiếm có, một nhà thơ Nôm châm biếm nổi tiếng. Thơ của bà đã kích sâu cay vua quan phong kiến, bênh vực quyền sống của người phụ nữ”.Bà là ai?

a. Hồ Xuân Hương

b. Bà Huyện Thanh Quan

c. Đoàn Thị Điểm

d. Lê Ngọc Hân

Câu 56: Văn học chữ Nôm phát triển đỉnh cao thể hiện rõ nhất qua tác phẩm nào ?

a. Chinh phụ ngâm khúc.

b. Cung oán ngâm khúc.

c. Qua đèo ngang.

d. Truyện Kiều.

Câu 57: Vị thầy thuốc nào là người có uy tín lớn ở thế kỉ XVIII?

a. Hoa Đà

b. Tuệ Tĩnh

c. Lê Hữu Trác

d. Hồ Đắc Di

Câu 58: Nét đặc sắc đáng chú ý của văn học đương thời (thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX) là gì?

a. Văn học dân gian phát triển

b. Xuất hiện nhiều nhà thơ nữ

c. Văn học viết bằng chữ Nôm phát triển đến đỉnh cao

d. Câu a và b đúng

Câu 59: Tranh dân gian Việt Nam nổi tiếng đầu thế kỉ XIX là:

a. Tranh Đánh vật

b. Tranh chăn trâu thổi sáo

c. Tranh Hứng dừa

d. Tranh Đông Hồ

Câu 60: Những điệu hát dân gian phổ biến ở miền xuôi cuối thế kỉ XVIII - đầu thế ki XIX là

a. quan họ, hát lượn, hát xoan.

b. quan họ, trống quân, hát ví, hát dặm, hát tuồng.

c. trống quân, hát tuồng, hát xoan, hát khắp.

d. hát lượn, hát khắp, hát xoan, hát tuồng.

16 tháng 5 2021

Giải chi tiết:

1/ Đặt vấn đề:

- Dẫn dắt, nêu ý kiến.

- Giới thiệu 2 tác giả, tác phẩm:

+ Kim Lân là nhà văn tiêu biểu của nền văn xuôi kháng chiến Việt Nam. Ông có sự am hiểu và gắn bó sâu sắc với cuộc sống nông thôn và hầu như chỉ viết về đề tài sinh hoạt ở làng quê cùng cảnh ngộ của người nông dân. Truyện ngắn “Làng” [in năm 1948]- một trong những truyên ngắn xuất sắc nhất của đời văn Kim Lân nói riêng và của nền văn học kháng chiến chống Pháp nói chung. Truyện ca ngợi tình yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến sôi nổi của người nông dân, thông qua nhân vật ông Hai.

+ Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học cách mạng Việt Nam. “Chiếc lược ngà” là tác phẩm gắn liền với tên tuổi của ông. Truyện viết về tình cảm gia đình, tình cảm cha con trong chiến tranh thật cảm động mà sâu sắc.

- Hai tác phẩm đều có tình huống truyện đặc sắc, đúng như nhận định trên.

2/ Giải quyết vấn đề:

2.1/ Giải thích ý kiến: 

- Tình huống truyện là "cái tình thế của câu chuyện", là cảnh huống chứa đựng trong nó những mâu thuẫn, xung đột hoặc những khả năng tiềm tàng để cốt truyện diễn tiến, phát triển, nhân vật bộc lộ tính cách. 

- Ý kiến đã nêu rõ vai trò của tình huống truyện trong tác phẩm:

+ Từ tình huống truyện, các sự kiện, biến cố của cốt truyện được phát triển, tính cách nhân vật được bộc lộ.

+ Việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột trong tình huống truyện sẽ bộc lộ rõ tư tưởng chủ đề của tác phẩm và dụng ý nghệ thuật của tác giả.

2.2/ Phân tình tình huống truyện trong 2 tác phẩm: 

a/ Tình huống truyện "Làng" của Kim Lân:

* Tình huống truyện:

- Ông Hai - một người nông dân yêu làng, gắn bó với làng phải đi tản cư xa, bỗng nghe tin làng Chợ Dầu mà ông rất mực yêu mến, tự hào đã theo Tây.

- Đây là tình huống tâm lí bất ngờ, gay cấn, căng thẳng, thử thách.

+ Bất ngờ: rất yêu và tự hào về làng mình, ông Hai đột ngột nghe tin làng lập tề.

+ Gay cấn: tin đó được chính những người đi tản cư từ phía Chợ Dầu nói ra.

+ Căng thẳng, cao trào, có ý nghĩa thử thách: đặt nhân vật vào xung đột giằng xé giữa tình yêu làng quê và tinh thần yêu nước, giữa tình cảm cá nhân và trách nhiệm công dân.

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Giúp bộc lộ, khẳng định tình yêu làng của ông Hai - thể hiện rõ qua diễn biến tâm trạng nhân vật:

+ Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng của mình đi theo giặc: Cổ ông nghẹn, giọng lạc hẳn đi, xấu hổ rồi cúi mặt mà đi, về nhà, ông nằm vật ra giường, tối hôm đó ông trằn trọc không ngủ được, ông khóc, lo sợ sẽ bị bà chủ nhà đuổi vì ông biết rằng nơi đây ai cũng khinh bỉ và không chứa chấp Việt gian...

+ Tâm trạng của ông Hai sau khi nghe tin làng được cải chính: Mặt ông vui tươi, rạng rỡ hẳn lên, về nhà, ông chia quà cho lũ trẻ xong liền chạy khắp xóm để loan tin, ông qua nhà bác Thứ và kể chuyện làng của mình.

- Qua đó, Kim Lân muốn biểu dương tinh thần yêu nước, thủy chung, một lòng tin tưởng Cách mạng cũng như vẻ đẹp chất phác, hồn hậu của người nông dân Việt Nam. 

b/ Tình huống truyện "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng:

* Tình huống truyện:

- Truyện xoay quanh hai nhân vật: ông Sáu và bé Thu. Tham gia kháng chiến, ông Sáu bị thương, vết thương để lại trên khuôn mặt ông một vết thẹo lớn. Vì vết thẹo ấy, trong lần về thăm nhà ông Sáu đã phải chịu nỗi đau tinh thần: đứa con gái ông hằng thương nhớ, khát khao gặp mặt suốt bảy năm đằng đẵng lại vì vết thẹo mà không chịu nhận cha mặc dù lần gặp con này là cơ hội gần gũi, yêu thương duy nhất của ông vì ông chuẩn bị tập kết ra Bắc, không biết khi nào quay lại.

- Đó là một tình huống bất ngờ, éo le mà tự nhiên, hợp lí bởi vết thẹo làm mặt ông Sáu biến dạng, bé Thu không nhận ra cha. Có thể coi đó là tình huống thử thách, thử thách để con nhận cha, cha chứng minh với con. Qua tình huống này, tình cha con sâu nặng và cao đẹp càng được thể hiện rõ nét hơn. 

* Ý nghĩa của tình huống truyện:

- Bộc lộ tính cách của các nhân vật:

+ Bé Thu: một cô bé cá tính, bướng bỉnh, ương ngạnh song rất mực thương cha.

+ Ông Sáu: một người cha hiền từ, yêu con rất mực.

- Làm nổi bật tình cha con sâu nặng, cao đẹp trong chiến tranh: phân tích nỗi đau khổ của anh Sáu khi con gái không nhận ra mình, không chịu nhận mình và cảnh chia tay đầy nước mắt của 2 cha con.

- Thông qua tình huống, nhà văn đã ngầm lên tiếng tố cáo tội ác của chiến tranh, đồng thời ngợi ca tình cha con, tình cảm gia đình - thứ tình cảm thiêng liêng, cao quý nhất, là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để mỗi con người vượt lên những khó khăn, trở ngại của cuộc sống. 

3/ Đánh giá chung:

- Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. Như vậy, tình huống truyện có vai trò quan trọng trong việc thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm và tính cách của nhân vật. Đồng thời, việc xây dựng tình huống thể hiện tài năng nghệ thuật của tác giả.

- Cả 2 tác phẩm đều chứa đựng những tình cảm nhân văn, có sức lay động lòng người.

 -vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.

-Gió mùa kèm theo mưa.

-

 Thời điểm ra đời:

+ Ở phương Đông nhà nước phong kiến xuất hiện sớm hơn ở phương Tây, do nhu cầu trị thủy, làm thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, đoàn kết chống ngoại xâm.

+ Quá trình suy vong dài, bởi có sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân nên mâu thuẫn dân tộc, giai cấp đã làm chế độ phong kiến suy yếu, khủng hoảng. Nhân dân phương Đông phải tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân chống thực dân, lật đổ phong kiến.

+ Ở phương Tây, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, nó được hình thành sớm nhất đã là thế kỷ V sau công nguyên. Nó phát triển rất nhanh và thời gian suy vong ngắn. ở phương Tây, nhà nước phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ chiếm hữu nô lệ đã từng phát triển đến đỉnh cao, quan hệ nô lệ mang tính chất điển hình.

+ Sự hình thành quan hệ phong kiến trong lòng đế quốc La Mã là yếu tố cơ bản, quyết định, công cuộc chinh phục các bộ lạc của người Giecmanh là yếu tố thúc đẩy quá trình phong kiến hóa. Còn ở phương Đông, chế độ phong kiến ra đời trên cơ sở chế độ nô lệ phát triển không đầy đủ, quan hệ nô lệ mang tính chất gia trưởng.

– Cơ sở kinh tế – chính trị – xã hội – tư tưởng:

+ Cơ sở kinh tế: Ở phương Tây, chế độ tư hữu ruộng đất đã phát triển triệt để từ thời đại cổ đại. Đặc điểm cơ bản của chế độ phong kiến ở đây là kinh tế lãnh địa, giai cấp lãnh chúa và nông nô, hệ thống đẳng cấp dựa trên quan hệ lãnh chúa – chư hầu, tình trạng phân quyền cát cứ kéo dài.

+ Gia cấp bị trị: Nông dân tá điền (phương Đông) so với nông nô (phương Tây) có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn. Mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong chế độ phong kiến phương Tây nặng nề và gay gắt hơn phương Đông.

+ Về chính trị, tư tưởng: Chế độ quân chủ phương Đông xuất hiện sớm hơn ở phương Tây. Sự chuyển biến từ chế độ phân quyền sang tập quyền ở phương Đông và Asoka diễn ra sớm. Trong khi đó ở phương Tây sự tập quyền diễn ra chậm trễ và nhà vua được sự giúp đỡ của thị dân mới dẹp được sự cát cứ của các lãnh chúa. Sự can thiệp của tầng lớp tăng lữ phương Tây vào hệ thống chính trị là rõ ràng và chặt chẽ hơn phương Đông.

– Hình thức nhà nước:

+ Ở phương Tây, một đặc trưng phổ biến và bao trùm của Nhà nước là trạng thái phân quyền cát cứ. Hình thức chính thể quân chủ chuyên chế chỉ xuất hiện ở thời kỳ cuối – thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến và chỉ ở một số nước như Pháp, Anh, Tây Ban Nha…

+ Ở phương Đông: Hình thức kết cấu của Nhà nước phổ biến là trung ương tập quyền, phát triển thành hình thức chính thể quân chủ chuyên chế, mang tính chuyên chế cực đoan.

– Cơ cấu tổ chức bộ máy Nhà nước:

+ Bộ máy Nhà nước phong kiến phương Đông thể hiện tính trung ương tập quyền cao độ, vua hay hoàng đế là người nắm hết mọi quyền lực, quan lại các cấp đều là tôi tớ của vua, dân chúng trong nước đều là thần sân của vua. Hệ thống quan lại được tổ chức hai cấp, trung ương và địa phương với đẳng cấp phân minh, biên chế chặt chẽ. Điển hình cho Nhà nước phong kiến phương Đông là nhà nước phong kiến Trung Quốc.

+ Ở phương Tây, mà điển hình là Tây Âu, trong giai đoạn phân quyền cát cứ, bộ máy nhà nước ở trung ương vẫn tồn tại nhưng kém hiệu lực. Bộ máy nhà nước ở các lãnh địa rất mạnh, gồm nhiều cơ quan quản lý nhưng chủ yếu là cơ quan cưỡng chế. Trên thực tế, các lãnh địa như những quốc gia nhỏ, các lãnh chúa trở thành vua trên lãnh địa của mình, có đầy đủ quyền: Lập pháp, hành pháp, tư pháp, có bộ máy chính quyền, tòa án, quân đội, luật lệ riêng.

– Bản chất và chức năng Nhà nước:

Cũng như thời kỳ chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến phương Đông vẫn có một chức năng đặc biệt, quan trọng là tổ công cuộc trị thủy và thủy lợi. Còn về bản chất của nhà nước phong kiến ở đâu cũng là một. Tuy nhiên, ở phương Tây, tính chất giai cấp của Nhà nước thể hiện rõ nét hơn ở phương Tây, mâu thuẫn giai cấp sâu sắc hơn (lãnh chúa – nông nô), cuộc sống của nông dân, tá điền ở phương Đông so với nông nô có phần dễ chịu và ít khắt khe hơn.

28 tháng 10 2021

1.Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động. Tại châu Âu, chế độ này là một tổng hợp các tục lệ pháp lý và quân sự nở rộ vào giai đoạn từ thế kỷ 9 tới 15.

2. Gió mùa kèm theo mưa   

3.Xã hội phong kiến là chế độ xã hội theo sau xã hội cổ đại, và được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỷ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng.Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành về ung thư, hiện nay tỷ lệ người mắc mới và tử vong do bệnh ung thư ngày càng gia tăng. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này chủ yếu là do lối sống không lành mạnh như: hút thuốc lá, nghiện rượu bia và chế độ dinh dưỡng.

Trong số các nguyên nhân trên, nguyên nhân về chế độ dinh dưỡng đang là vấn đề nhức nhối và được nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Nếu như đối với thuốc lá và rượu bia thì những tác hại là dễ dàng nhìn thấy trước mắt và có từ bỏ được, thì đối với chế độ dinh dưỡng lại hoàn toàn ngược lại.

Chế độ dinh dưỡng được bàn đến là tác nhân gây bệnh ung thư, đó chính là sự mất an toàn vệ sinh thực phẩm với những loại thực phẩm được bảo quản bằng các chất kích thích, thuốc tăng trọng vượt quá hàm lượng quy định, hay chế độ ăn uống không hợp lý với nhiều chất béo, ăn nhiều đồ chiên rán …
1. Hãy chỉ ra phong cách ngôn ngữ của văn bản trên
2. Theo tác giả thế nào thì được coi là mất an toàn thực phẩm?
3. Theo anh/ chị làm thế nào để ngăn chặn tình trạng mất an toàn thực phẩm( viết khoảng 5-7 dòng)?

0
30 tháng 10 2019

Do thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới: Có nhiều bệnh con người chưa chữa được, đồng thời cũng có nhiều bệnh mới phát sinh, vì vậy các nhà khoa học liên tục phải nghiên cứu, điều chế các loại thuốc chữa bệnh mới, vì vậy, thực tiễn là động lực của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: A

11 tháng 12 2019

Do thực tiễn luôn luôn vận động, luôn đặt ra những yêu cầu mới: Có nhiều bệnh con người chưa chữa được, đồng thời cũng có nhiều bệnh mới phát sinh, vì vậy các nhà khoa học liên tục phải nghiên cứu, điều chế các loại thuốc chữa bệnh mới, vì vậy, thực tiễn là động lực của nhận thức.

Đáp án cần chọn là: A

21 tháng 12 2017

Câu 2:

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao

21 tháng 12 2017

Câu 3:

- Giống: bộ máy quan lại
- Khác:
+ Nhà Trần thực hiện chế độ Thái Thượng Hoàng
+ Các quan lại đại thần phần lớn do họ Trần nắm giữ
+ Đặt thêm các cơ quan, chức quan để trông coi sản xuất
+ Cả nước chia làm 12 lộ
Nhận xét: bộ máy nhà Trần hoàn chỉnh, chặt chẽ hơn nhà Lý. Điều này chứng tỏ nhà Trần quan tâm tới nhiều mặt của đất nước. Năng lực quản lý của nhà Trần được nâng cao