K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 5 2018

Đáp án B

Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, miền Bắc luôn hướng về miền Nam, sẵn sàng chi viện cho miền Nam chiến đấu với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”

4 tháng 7 2017

Đáp án D
Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

29 tháng 3 2019

Đáp án D

Trong những năm 1965-1968, Miền Bắc vừa là hậu phương lớn của tiền tuyến miền Nam, vừa là chiến trường trực tiếp đánh Mĩ. Đồng thời Miền Bắc cũng là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới. Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

=> Loại trừ đáp án: D

2 tháng 11 2017

Đáp án D

Vai trò của miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ giai đoạn 1965-1968:

- Miền Bắc là hậu phương lớn trực tiếp chi viện cho miền Nam chống Mĩ

- Miền Bắc cũng là chiến trường khi Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc

- Miền Bắc cũng là nơi đứng chân của cơ quan đầu não, là cầu nối nối cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân miền Nam với phong trào cách mạng thế giới

Đáp án D: Phải đến khi Mĩ thực hiện chiến lược Đông Dương hóa chiến tranh, nghĩa vụ quốc tế với Lào và Campuchia mới được miền Bắc thực hiện.

6 tháng 5 2022

Vãii

26 tháng 6 2017

ĐÁP ÁN B

4 tháng 10 2018

Đáp án B

22 tháng 8 2018

Đáp án D

16 tháng 8 2019

* Giai đoạn 1965 - 1968:

- Khẩu hiệu: “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

- Xây dựng tuyến đường vận chuyển Bắc - Nam và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Cung cấp hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác…cho miền Nam.

* Giai đoạn 1968 - 1973:

- Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam và cho cả chiến trường Lào, Campuchia.

- Trong 3 năm (1969 - 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi là nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia; khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó...

9 tháng 4 2017
Trong thời gian Mĩ ngừng ném bom sau chiến tranh phá hoại lần thứ nhất và cả trong chiến tranh phá hoại lần hai, miền Bắc đã tập trung lớn khả năng về lực lượng và phương tiện để khắc phục kịp thời hậu quả của những trận đánh phá khốc liệt, vượt qua những cuộc bao vây phong tỏa gắt gao của địch, bảo đảm tiếp nhận tốt hàng viện trợ từ bên ngoài và chi viện theo yêu cầu của tiền tuyến miền Nam, có cả chiến trường Lào và Campuchia. Tháng 6/1970, Bộ chính trị quyết định thành lập Hội đồng chi viện tiền tuyến Trung ương trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Hội đồng có nhiệm vụ trực tiếp tổ chức, huy động sức mạnh của hậu phương miền Bắc, chi viện sức người sức của cho chiến trường miền Nam và Lào, Campuchia. Trong 3 năm (1969 – 1971) hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi nhập ngũ, có 60% trong số đó lên đường bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia. Khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó. Năm 1972, miền Bắc đã động viện hơn 22 vạn thanh niên bổ sung cho lực lượng vũ trang, đưa vào chiến trường 3 nước Đông Dương nhiều đơn vị bộ đội được huấn luyện, trang bị đầy đủ. Khối lượng vật chất đưa vào chiến trường năm 1972 tăng gấp 1,7 lần so với năm 1971.
8 tháng 4 2017

Dựa vào phần Kiến thức cơ bản để trả lời.

Ngay từ đầu Mĩ mở rộng chiến tranh , miền Bắc đã kịp thời chuyển mọi hoạt động sang thời chiến, thực hiện quân sự hóa toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh, triệt để sơ tán, phân tán những nơi đông dân để tránh thiệt hại về người và của.

Chống lại những hành động phá hoại của địch là nhiệm vụ của các lực lượng phòng không, không quân, hải quân với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, của cả lực lượng tự vệ, dân quân và toàn dân với vũ khí thông thường. Địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ chiến đấu, bình thường thì toàn dân sản xuất.

Trong chiến đấu và sản xuất, trên miền Bắc Bộ dấy lên phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước, thể hiện sáng ngời chân lí “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Qua phong trào thi đua, quân dân ta tỏ ra sức mạnh của một dân tộc giàu truyền thống, lao động cần cù, sáng tạo, chiến đấu thông minh, dũng cảm, đã lập được nhiều thành tích to lớn trong chiến đấu và sản xuất.

Trong hơn 4 năm (từ ngày 5-8-1964 đến ngày 1-11-1968), miền Bắc bắn rơi, phá hủy 3 243 máy bay, trong đó có 6 máy bay B52, 3 máy bay F111; bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến. Ngày 1-11-1968, Mĩ phải tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc.

Trên mặt trận sản xuất, miền Bắc cũng lập được những thành tích quan trọng.

Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã , nhiều địa phương đạt “ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 đầu lợn, 1 lao động trên 1 héc ta gieo trồng trong 1 năm).

Năm 1965, miền Bắc có 7 huyện, 640 hợp tác xã đạt mục tiêu 5 tấn thóc/1 héc ta gieo trồng trong hai vụ; đến năm 1967, tăng lên 30 huyện và 2 485 hợp tác xã.

Trong công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững. Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời sơ tán, phân cách, sớm đi vào sản xuất, đpá ứng nhu cầu thiết yếu của chiến đấu, sản xuất và đời sống. Công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng đều phát triển. Mỗi tính trở thành một đơn vị kinh tế tương đối hoàn chỉnh.

Giao thông vận tải, mộ trong những trọng điểm bắn phá của địch, được quân và dân ta bảo đảm thường xuyên thông suốt.

Là hậu phương lớn của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc luôn hướng về miền Nam. Vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “mỗi người làm việc bằng hai”. Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc –Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ (dọc theo dãy núi Trường Sơn) và trên biển (dọc theo bờ biển) bắt đầu khai thông từ năm 1959, dài hàng nghìn cây số, nối liền hậu phương tiền tuyến.

Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, trong 4 năm (1965-1968) miền Bắc đã đưa vào miền Nam hơn 30 vạn cán bộ, bộ đội tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hóa tại các vùng giải phóng, cùng hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác. Tính chung, sức người, sức của từ miền Bắc chuyển vào miền Nam trong 4 năm đã tăng gấp 10 lần so với giai đoạn trước.