Chất nền ngoại bào là gì? Nêu chức năng của chất nền ngoại bào.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu trúc của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào của tế bào người và động vật bao bên ngoài màng sinh chất.
Chất nền ngoại bào được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
-Chức năng của chất nền ngoại bào: chất nền ngoại bào có nhiệm vụ giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.
Cấu trúc của màng sinh chất: Màng sinh chất được cấu tạo từ hai thành phần chính là phôtpholipit. Ngoài ra, ở các tế bào động vật và người màng sinh chất còn được bổ sung thêm nhiều phân tử colestêron có tác dụng làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài. Màng sinh chất có thể coi như bộ mặt của tế bào và các thành phần như prôtêin, lipôprôtêin và glicôprôtêin làm nhiệm vụ như các giác quan (thụ thể), cửa ngõ và những dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng loại tế bào.
Chức năng của màng sinh chất:
+ Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc: Lớp phôtpholipit chi cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ (không phân cực) đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích
hợp mới ra và vào được tế bào. Với đặc tính chỉ cho một số chất nhất
định ra vào tế bào bên ngoài, ta thường nói màng sinh chất cho tính bán thấm.
- Màng sinh chất còn có các protein thụ thể thu nhận thông tin cho tế bào. Tế bào là một hệ mở nên nó luôn phải thu nhận các thông tin lí hóa học từ bên ngoài và phải trả lời được những kích thích của điều kiện ngoại cảnh.
- Màng sinh chất có các “dấu chuẩn” là glicôprôtêin đặc trưng cho
từng loại tế bào. Nhờ vậy, mà các tế bào của cùng một cơ thể có thể nhận biết ra nhau và nhận biết được các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).
Tham khảo
- Khái niệm chất nền ngoại bào: Các tế bào động vật tiết ra các chất cấu tạo nên cấu trúc ở phía bên ngoài tế bào được gọi là chất nền ngoại bào.
- Cấu trúc và chức năng của chất nền ngoại bào:
+ Cấu trúc chất nền ngoại bào: Được cấu trúc phức tạp gồm các phân tử proteoglycan kết hợp với các sợi collagen tạo nên một mạng lưới bao quanh bên ngoài tế bào, hệ thống ngày được nối với bộ khung xương trong tế bào qua protein màng là integrin.
+ Chức năng của chất nên ngoại bào: Điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một mô có thể phối hợp các hoạt động với nhau.
Tham khảo
Chất nền ngoại bào là một cấu trúc phức tạp gồm các phân tử proteoglycan kết hợp với sợi collagen tạo nên mạng lưới bao quanh bên ngoài. Hệ thống này được nối với bộ khung xương trong tế bào qua protein màng. Thông qua sự kết nối này, chất nền ngoại bào có thể điều khiển sự hoạt động của các gene bên trong tế bào, nhờ đó các tế bào trong cùng một cơ thể có thể phối hợp các hoạt động với nhau.
Một số phân tử cấu tạo nên chất nền ngoại bào là: Proteoglycan, collagen.
Mô là một tập hợp tế bào chuyên hóa (cùng chất gian bào),có cấu tạo giống nhau cùng nhau thực hiện một chức năng nào đó trong cơ thể người và động vật.
Tham khảo
Mô biểu bì (hình 4-1)
Hình 4-1. Mô biểu bì A. Mô biểu bì ở dạ dày; B. Mô biểu bì ở da
Mô biểu bì gồm các tế bào xếp sít nhau, phủ ngoài cơ thể, lót trong các cơ quan rỗng như ống tiêu hóa, dạ con, bóng đái... có chức năng bảo vệ, hấp thụ và tiết.
2. Mô liên kết (hình 4-2)
Hình 4-2.Các loại mô liên kết
A. Mô sợi; B. Mô sụn; c. Mô xương; D. Mô mỡ.
Mô liên kết gồm các tế bào liên kết nằm rải rác trong chất nền, cơ thể có các sợi đàn hồi như các sợi liên kết ở da... có chức năng tạo ra bộ khung của cơ thể, neo giữ các cơ quan hoặc chức năng đệm.
3. Mô cơ
Hình 4-3. Các mô cơ A . Mô cơ vân ; B. Mô cơ tim ; c. Mô cơ trơn
Mô cơ gồm 3 loại: mô cơ vân, mô cơ tim, mô cơ trơn. Các tế bào cơ đều dài.
- Cơ vân gắn với xương, tế bào có nhiều nhân, có vân ngang.
- Cơ trơn tạo nên thành nội quan như dạ dày, ruột, mạch máu, bóng đái... Tế bào cơ trơn có hình thoi đầu nhọn và chỉ có 1 nhân.
- Cơ tim tạo nên thành tim. Tế bào cơ tim cũng có vân giống cơ vân, tế bào phân nhánh, có 1 nhân.
Chức năng của mô cơ là co dãn, tạo nên sự vận động.
4. Mô thần kinh
Mô thần kinh gồm các tế bào thần kinh gọi là nơron và các tế bào thần kinh đệm (còn gọi là thần kinh giao) (hình 4-4).
Hình 4-4. Mô thần kinh
- Nơron gồm có thân chứa nhân, từ thân phát đi nhiều tua ngắn phân nhánh gọi là sợi nhánh và một tua dài gọi là sợi trục. Diện tiếp xúc giữa đầu mút của sợi trục ở noron này với noron kế tiếp hoặc cơ quan phản ứng gọi là xináp.
Chức năng của mô thần kinh là tiếp nhận kích thích, xử lí thông tin và điều hòa hoạt động các cơ quan đảm bảo sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan và sự thích ứng với môi trường.
Tham khảo
1. Khái niệm năng lượng
Năng lượng được định nghĩa là khả năng sinh công. Tuỳ theo trạng thái có sẵn sinh công hay không, người ta chia năng lượng thành 2 loại: động năng và thế năng. Động năng là dạng năng lượng sẵn sàng sinh ra công. Thế năng là loại năng lượng dự trữ, có tiềm năng sinh công.
Năng lượng trong tế bào tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau như hoá năng, điện năng.... Ngoài việc giữ nhiệt độ ổn định cho tế bào và cơ thể thì có thể coi nhiệt năng như năng lượng vô ích vì không có khả năng sinh công. Sự chênh lệch về nồng độ các ion trái dấu giữa 2 phía của màng có thể tạo ra sự chênh lệch điện thế. Năng lượng chủ yếu của tế bào là hoá năng (năng lượng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học).
Tham khảo:
câu 3 :
Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. Nhờ chuyển hóa vật chất, tế bào thực hiện được các đặc tính đặc trưng khác của sự sống như sinh trưởng, cảm ứng và sinh sản. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng.
Tham khảo
Chức năng của các bộ phận trong tế bào
Các bộ phận | Các bào quan | Chức năng |
Màng sinh chất | Giúp tế bào thực hiện trao đổi chất | |
Chất tế bào
| Thực hiện các hoạt động sống của tế bào | |
Lưới nội chất | Tổng hợp và vận chuyển các chất | |
Ribôxôm | Nơi tổng hợp prôtêin | |
Ti thể | Tham gia hoạt động hô hấp giải phóng năng lượng | |
Bộ máy gôngi | Thu nhận, hoàn thiện, phân phối sản phẩm | |
Trung thể | Tham gia quá trình phân chia tế bào | |
Nhân: - Nhiễm sắc thể - Nhân con | Điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào - Là cấu trúc quy định sự hình thành prôtêin, có vai trò quyết định trong di truyền - Tổng hợp ARN ribôxôm (rARN) |
Tham khảo:
+ Nơron hướng tâm – Nơron cảm giác: Nơron hướng tâm có thân nằm ngoài trung ương thần kinh, giữ vai trò truyền xung thần kinh về trung ương thần kinh.
Tiêm vác-xin cúm
Một tập hợp gồm các tế bào chuyên hóa, có cấu tạo giống nhau, đảm nhận chức năng nhất định gọi là mô. Ở một số loại mô còn có các yếu tố không có cấu trúc tế bào như huyết tương trong máu; calci, phosphor và chất cốt giao trong xương.
Xương khô (đã bóc tách mỡ và nước): Chứa khoảng 2/3 là chất vô cơ và 1/3 là chất hữu cơ: Chất hữu cơ chiếm khoảng 33.3%, chủ yếu là cốt bào (osseine) bao gồm các sợi keo và tế bào xương
+ Bên ngoài tế bào người và động vật có 1 cấu trúc được gọi là chất nền ngoại bào. Chúng được cấu tạo chủ yếu từ các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau.
+ Chức năng:
- Giúp tế bào cùng loại liên kết với nhau tạo thành mô
- Giúp tế bào thu nhận thông tin