K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau: - Mở...
Đọc tiếp
Trong bài Lập dàn ý  bài văn tự sự, chúng ta được nghe nhà văn Nguyên Ngọc kể: cái truyện này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi ra sức tả một cách hết sức tạo hình… và truyện sẽ kết thúc bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận. Viết Rừng xà nu, nhà văn Nguyễn Trung Thành (tức Nguyên Ngọc) mở đầu và kết thúc tác phẩm như sau:
- Mở bài: Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu, cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão.Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn. - Thân bài: Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người, lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra che chở cho làng…
Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. - Kết thúc: Tnú lại ra đi. Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến rừng xà nu gần con nước lớn. Trận đại bác đêm qua đã đánh ngã bốn năm cây xà nu to. Nhựa ứa ra ở những vết thương đang đọng lại, lóng lánh nắng hè. Quanh đó vô số những cây con đang mọc lên. Có những cây mới nhú khỏi mặt đất, nhọn hoắt như những mũi lê.
Ba người đứng ở đấy nhìn ra xa. Đến hút tầm mắt cũng không thấy gì ngoài những rừng xà nu nối tiếp chạy đến chân trời. (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành)

a. Theo anh (chị), các đoạn văn trên có thể hiện đúng như dự kiến của tác giả không? Nội dung và giọng điệu của các đoạn văn mở đầu và kết thúc có nét gì giống và khác nhau?

b. Anh (chị) học được điều gì ở cách viết đoạn văn của Nguyên Ngọc.

1
13 tháng 3 2017

a, Các đoạn văn thể hiện đúng dự kiến của nhà văn:

   + Nội dung và giọng điệu của đoạn mở đầu và đoạn kết thúc để ngợi ca vẻ đẹp rừng xà nu, tượng trưng cho tinh thần quật khởi của đồng bào Tây Nguyên

- Giống nhau: đoạn mở và kết đều tả cảnh rừng xà nu, tạo nên kết cấu vòng tròn, khiến bố cục chặt chẽ, tập trung làm nổi bật chủ đề tác phẩm, gợi cho người đọc liên tưởng “mở rộng vấn đề”

- Khác nhau: Hai đoạn miêu tả rừng xà nu cụ thể bằng những chi tiết nghệ thuật giữa sức tạo hình giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, cuối đoạn hình ảnh những cây xà nu bất diệt như sức sống của con người.

b, Qua việc tìm hiểu các giai đoạn sáng tác Rừng xà nu của nhà văn Nguyên Ngọc chúng ta cần rút ra:

   + Trước khi viết hoặc kể chuyện cần suy nghĩ, dự kiến trước các phần mở- kết bài.

   + Cần đảm bảo sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng và thu hút người đón nhận.

Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy...
Đọc tiếp
Đọc phần trích sau và trả lời câu hỏi     [.…] Tôi sẽ viết chuyện cuộc khởi nghĩa của anh Đề(1), cuộc đời, số phận anh Đề. Tôi có ngay cảm giác phải tìm một cái tên khác cho anh Đề. Tên Đề có “Kinh” quá, người kinh quá. Tnú, tôi gọi anh bằng cái tên ấy. Nó “không khí” hơn nhiều […].    Tôi chưa hình dung câu chuyện, cốt truyện sẽ biễn biến cụ thể ra sao, nhưng đã thấy rõ, cái truyện ngắn này sẽ bắt đầu bằng một khu rừng xà nu – mà tôi sẽ ra sức tả một cách hết sức tạo hình […] và truyện sẽ kết thúc bằng một cánh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận, nghĩa là “bố cục” đã thấy được rồi… Sau đấy mọi sự bỗng trở nên rõ ràng, dễ dàng đến kì lạ. Chị “Dít” đến – như là tất yếu vậy […]. Nhưng tôi muốn Dít sẽ là mối tình sau của Tnú, một mối tình sẽ lờ mờ mà chắc chắn hiện lên ở cuối truyện. Vậy thì phải có Mai, chị của Dít […]. Và cái gì để dẫn đến cuộc bùng dậy ghê gớm như vậy của Tnú (diệt sạch cả một tiểu đội giặc gần như bằng tay không, những năm tháng chưa hề có tiếng súng cách mạng ấy)? Tất cả có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc: đứa con bị đánh chết tàn bạo, Mai gục xuống, ngya trước mắt Tnú. Chi tiết ấy đến một cách tất yếu.    Và ông cụ Mết của tôi cũng tất yếu phải đến. Ông là cội nguồn, là Tây Nguyên của thời “Đất nước đứng lên” trường tồn đến ngày nay […].    Có lẽ cũng từ đó mà có thằng bé Heng. Nó sẽ còn đi tới đâu, chưa ai lường được…    Tất cả trở nên dễ dàng đến ngạc nhiên đối với tôi. Tôi hình dung ra, thấy hiển hiện tất cả. Các chi tiết tự nó đến: các cụ bà già lụm cụm bò từ trên thang nhà sàn xuống, các cô gái lấy nước ở vòi nước đầu làng […], cả tiếng nước lanh tanh trong đêm khuya […], cả mười ngọn lửa xà nu cháy rần rật trên mười đầu ngón tay của Tnú […]. Tất cả, tôi không “bịa” thêm gì cả, tô thấy rõ hết, mặc dầu tất cả đây hoàn toàn là một câu chuyện bịa. Mà như thật. Với tôi nó hoàn toàn có thật. Cách sắp xếp các lớp thời gian trong truyện, xen kẽ, đan quyện, những mạch nối…cũng đến dễ dàng và tự nhiên, như tất nó phải vậy.    “Rừng xà nu” là truyện của một đời, và được kể trong một đêm. Đó là cái đêm dài như cả một đời… (Nguyên Ngọc, Về truyện ngắn “Rừng xà nu”, trong Nhà văn nói về tác phẩm, Hà Minh Đức biên soạn, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000). Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về việc gì?
1
3 tháng 5 2017

- Trong phần trích trên, nhà văn Nguyên Ngọc nói về quá trình ông suy nghĩ, lên ý tưởng để chuẩn bị cho việc sáng tác truyện “Rừng xà nu”.

- Bài học cho quá trình hình thành ý tưởng:

    + Hình thành ý tưởng: nhà văn muốn xây dựng câu chuyện trên một nguyên mẫu có thật là cuộc khởi nghĩa của anh Đề.

    + Nhân vật chính: tên của nhân vật sẽ là Tnú để mang đậm “không khí” của núi rừng Tây Nguyên.

    + Hệ thống nhân vật: Dít, Mai, cụ Mết, bé Heng

    + Dự kiến cốt truyện: Bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh cây xà nu.

    + Tình huống, chi tiết truyện nổi bật: Mỗi nhân vật “phải có một nỗi đau riêng bức bách dữ dội, bật ra từ nỗi đau chung của xóm làng, dân tộc”.

    + Chi tiết đặc biệt tạo điểm nhấn: Nỗi đau đớn nhất của Tnú là phải chứng kiến cảnh đứa con bị đánh một cách tàn bạo, còn người vợ thì gục xuống ngay trước mặt anh.

6 tháng 3 2021

a) Mở bài

- Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm:

+ Nguyễn Trung Thành là nhà văn gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên, ông có nhiều tác phẩm viết về con người và mảnh đất này.

Rừng xà nu được đánh giá là khúc sử thi của Tây Nguyên thời kì chống Mĩ, tái hiện con đường đấu tranh của dân làng Xô Man.

- Giới thiệu hình tượng cây xà nu: Bên cạnh hình tượng con người anh dũng, nổi bật là hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho thiên nhiên và con người Tây Nguyên kiêu hùng, bất khuất.

b) Thân bài: Phân tích hình tượng cây xà nu

* Vị trí của cây xà nu

- Cây xà nu xuất hiện ở đoạn mở đầu của tác phẩm

+ “Cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”

+ “bát ngát đến tận chân trời”

+ “những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão”...

- Cây xà nu xuất hiện ở kết thúc và toàn bộ thiên truyện

+ “rừng xà nu”, “cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”, “đuốc xà nu”… được nhắc đi nhắc lại xuyên suốt thiên truyện.

+ Truyện khép lại bằng hình ảnh những cánh rừng xà nu bạt ngàn bất tận.

=> Hình tượng cây xà nu là hình tượng xuyên suốt, trung tâm góp phần thể hiện chủ đề, tính sử thi của tác phẩm.

* Cây xà nu trong sự gắn bó với con người, cuộc sống của người Xô man

- Đặc điểm của cây xà nu:

+ Là cây họ thông

+ Gỗ quý, nhựa rất thơm

+ Sức sống mãnh liệt và ham ánh sáng mặt trời

- Dân làng Xô man lấy gỗ xà nu, khói xà nu nhuộm đen bảng để học chữ, lửa xà nu chiếu sáng mỗi gian nhà.

- Đuốc xà nu chiếu sáng cho nhân dân chuẩn bị vũ khí để đồng khởi.

- Cả rừng xà nu ưỡn thân mình để bao bọc, bảo vệ buôn làng khỏi những trận bom của địch, hàng vạn cây, không có cây nào là không thương tích.

=> Hình tượng xà nu tràn ngập trong tác phẩm gợi cho người đọc về bức tranh Tây Nguyên hùng vĩ, thơ mộng, gợi màu sắc, không gian núi rừng Tây Nguyên, gắn với cuộc sống sinh hoạt và những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man.

 

- Hình tượng cây xà nu mang vẻ đẹp tương ứng, song hành với các thế hệ cách mạng tiếp nối của dân làng Xô Man.

+ Những cây cổ thụ đại diện cho lớp người già như cụ Mết: chúng không thể bị quật ngã bởi gió bão, như cụ Mết chính là chỗ dựa tinh thần cho cả buôn làng.

+ Những cây xà nu trưởng thành như Tnú, Mai, Dít: vết thương bom đạn mau lành như trên thân thể cường tráng (hình ảnh lưng Tnú bị chém ngang dọc nhưng cũng lành lại thành sẹo rất nhanh).

+ Những cây xà nu mới mọc tượng trưng cho hình ảnh thiếu niên như bé Heng: “cây xà nu mới mọc lên khỏi mặt đất đã nhọn như mũi tên, mũi lê”, như bé Heng tuy còn nhỏ đã dũng cảm bước tiếp cha anh.

=> Thế hệ này ngã xuống đã có thế hệ khác đứng lên đấu tranh giành tự do “bên cạnh một cây xà nu ngã gục đã có 4,5 cây con mọc lên”.

- Những nỗi đau cây xà nu phải chịu cũng là những gì mà con người nơi đây phải trải qua:

+ Nỗi đau của con người bị tra tấn, hành hạ (anh Xút, bà Nhan bị chặt đầu treo lên cây vả, Mai và đứa con bị tra tấn bằng gậy sắt đến chết, 10 đầu ngón tay Tnú bị đốt bằng nhựa xà nu đến mức chỉ còn 2 đốt).

- Biểu tượng hình tượng tốt đẹp của người Tây Nguyên: là kiểu ẩn dụ độc đáo về sức sống bất diệt, tinh thần bất khuất, sức mạnh vùng dậy của dân làng Xô Man trong phong trào đấu tranh vũ trang.

+ Cả ngọn đồi xà nu hàng trăm cây gắn bó với nhau như cộng đồng người Tây Nguyên đoàn kết đánh giặc.

+ Cả cánh rừng bạt ngàn sẽ không bao giờ bị khuất phục: “cây mẹ ngã xuống, cây con mọc lên, đố nó giết hết cánh rừng này”.

+ Cây xà nu sinh sôi nảy nở, ham ánh sáng mặt trời như người Tây Nguyên chân chất khao khát tự do.

- “Hóa thành ngọn lửa” chứng minh cho mọi sự kiện trọng đại, đau thương và anh dũng của làng Xô man.

c) Kết bài

- Cảm nhận của em về hình tượng cây xà nu.

- Khái quát giá trị nghệ thuật: ngòi bút giàu chất sử thi, ngôn ngữ giản dị, đậm chất Tây Nguyên, âm hưởng trang trọng,...

- Khái quát giá trị nội dung: Rừng xà nu là một khúc sử thi văn xuôi hiện đại tái hiện vẻ đẹp tráng lệ, hào hùng của núi rừng, con người và truyền thống văn hóa Tây Nguyên.

11 tháng 4 2019

Trường hợp (1): Chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ.

- Mở bài:

    + Chị Dậu lao mình vào bóng tối, cố gắng tìm hướng ngôi làng để chạy về

    + Gặp được chồng và các con, chị vừa mừng vừa tủi

    + Nhưng có chuyện lạ với chị Dậu: Dù đã rất khuya, nhưng chồng chị vẫn còn đang ngồi trò chuyện với một người lạ mặt

- Thân bài:

    + Khi hỏi rõ, chị Dậu được biết người khách lạ đang trò chuyện với chồng là một chiến sĩ cách mạng.

    + Người chiến sĩ giảng giải cho vợ chồng chị Dậu hiểu nguyên nhân sâu xa sau những nỗi khổ mà nhân dân đang phải chịu đựng.

    + Anh bày cách để những người nông dân có thể thoát khỏi cảnh áp bức, làm chủ cuộc sống của mình.

    + Thi thoảng, người chiến sĩ lại ghé qua, hỏi thăm cuộc sống của gia đình anh chị Dậu, đem những thắng lợi mới ở khắp các nơi về báo với gia đình.

    + Được khuyến khích, chị Dậu mang những hiểu biết của mình về cách mạng, về cuộc đấu tranh dân tộc và dân chủ nói với đông đảo bà con xung quanh.

    + Nhiều bà con nông dân đã có cơ hội được giác ngộ cách mạng giống như chị.

    + Cuối cùng, trong ngày Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, chị Dậu đã dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho những người dân nghèo cùng cảnh ngộ.

- Kết bài:

    + Chị Dậu xúc động và vui mừng khi đón được cái Tí trở về nhà, đoàn tụ cùng thầy u và hai em.

    + Chị Dậu cùng bà con làng xóm vui mừng trước những chiến thắng tiếp nối của cuộc chiến đấu.

Trường hợp (2): Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

- Mở bài:

    + Sau khi chạy thoát khỏi nhà quan cụ, chị Dậu trở về nhà

    + Làng Đông Xá tuy bị địch chiếm đóng, nhưng phong trào đấu tranh cách mạng vẫn rất sôi nổi

    + Một nhóm các chiến sĩ được bí mật cử về làng

- Thân bài:

    + Chị Dậu cũng như rất nhiều người dân làng Đông Xá được giác ngộ và tích cực tham gia cuộc kháng chiến

    + Chị sự kiểm soát của địch, chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ

Chị Dậu bí mật tiếp tế đồ ăn, các vật dụng cần thiết cho các chiến sĩ

Các thư từ, văn kiện được truyền đi ngay trong lòng địch

Nhiều lần chị bất chấp hiểm nguy mà đậy nắp hầm bem.

Bị địch nghi ngờ, kiểm soát nhưng chị Dậu vẫn kiên quyết và dũng cảm che chở cho các chiến sĩ

    + Vì hiểu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến, chị Dậu không hề lung lay ý chí căm thù giặc, ủng hộ cách mạng.

- Kết bài:

Chị Dậu đã có lòng yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến quật cường

Việc làm của chị đã thôi thúc lòng yêu nước, ý thức tích cực tham gia kháng chiến của đông đảo bà con làng Đông Xá.

27 tháng 1 2019

Qua lời kể của nhà văn, chúng ta có thể học tập:

    + Hình thành ý tưởng và dự kiến cốt truyện cơ bản cho truyện

    + Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật chính – phụ

    + Lên ý tưởng các sự việc chính, sự việc đặc biệt để tạo điểm nhấn và sự liên kết mạch lạc cho truyện.

    + Sắp xếp sự việc, lập dàn ý cơ bản cho truyện trước khi viết chi tiết.

30 tháng 12 2018

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

21 tháng 10 2016

Truyện thánh gióng mà em đã hok là một văn bản tự sự . Văn bản tự sự này cho ta biết những điều gì? ( Truyện kể về ai , ở thời đại nào , làm việc gì , diễn biến của sự việc , kết quả ra sao , ý nghĩa của sự việc như thế nào ? ) Vì sao có thể nói truyện thánh gióng là truyện ngợi ca công đức của vị anh hùng làng gióng ? - Hãy liệt kê các sự việc theo thứ tự trước sau của truyện . Truyện bắt đầu từ đâu , diễn biến như thế nào , kết thúc ra sao ? Từ thứ tự các sự việc đó , em hãy suy ra đặc điểm của phương thức 9 cách thức ) tự sự

25 tháng 8 2017

- Truyện Thánh Gióng cho ta biết :

+ Thời Hùng Vương thứ sáu

+ Có 1 cậu bé ở làng Gióng

+ Thánh Gióng đã đánh tan giặc Ân cứu nước

- Diễn biến sự việc :

+ Sự ra đời kì lạ của Gióng

+ Lớn bỗng phi thường

+ Đánh giặc

+ Về trời

- Kết quả :

+ Gióng tiêu diệt giặc

+ Cưỡi ngựa bay về trời

- Vì : Gióng là tấm gương tiểu biểu cho người anh hùng đánh giặc cứu nước . Là biểu tượng cho lòng yêu nước có ý thức và hành động chống giặc ngoại xâm .

* Các sự việc trong truyện được sắp xếp theo thứ tự sau:

1. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng.

2. Thánh Gióng biết nói và nhận trách nhiệm đánh giặc.

3. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi.

4. Thánh Gióng vươn vai thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.

5. Thánh Gióng đánh tan giặc

6. Thánh Gióng lên núi, cởi bỏ áo giáp sắt bay về trời.

7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu.

8. Những dấu tích còn lại của Thánh Gióng.

* Trong các sự việc trên thì:

- Sự việc 1 là sự việc mở đầu.

- Các sự việc từ 2 đến 7 là sự việc diễn biến.

- Sự việc 8 là sự việc kết thúc.

* Từ thứ tự các sự việc trên ta có thể suy ra đặc điểm của phương thức tự sự là phương thức trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc kia, cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa.

Chúc bạn học tốt

27 tháng 1 2022

Ngày ấy, tôi được sinh ra và lớn lên trong tình thương ấm áp, êm đềm của bà ngoại tôi mà thiếu mất đi tình thương của bố mẹ, bà tôi tuy đã già, sức yếu nhưng vẫn luôn cố gắng làm việc nhỏ nhặt để nuôi tôi ăn học. Mỗi lần nhìn thấy các bạn được bố mẹ đưa đón và dẫn vào lớp mà tôi thấy thèm, mong sao mình có mẹ dắt vào lớp. Nhưng đó chỉ là mộng tưởng là khát vọng mà thôi, còn hiện tại tôi đang sống với bà, một mình đi học tự vào lớp, lắm lúc tôi tự nhủ rằng” bà là cha là mẹ của tôi”. Tôi nghe lời bà nói, bố tôi vì một tai nạn giao thông nên đã qua đời, còn mẹ tôi là cùng quẫn quá và không còn ý chí khi phải chịu một nỗi đau quá lớn nên mẹ đã bỏ nhà bỏ quê hương đi làm xa. Nhưng nghe đâu mẹ tôi đã đi lấy chồng khác. Tuy vậy, tôi vẫn tin tưởng vào bà tôi, vào mẹ tôi, và cuối cùng cái khát khao được gặp mẹ ấy cũng đến với tôi, trên đường đi học tôi nhìn thấy một người phụ nữ đã đứng tuổi nham nháp giống nức ảnh của mẹ tôi, nhưng người ấy không gầy guộc, da đen giống mẹ mà là người đàn bà mộc mạc, nước da trắng hồng làm nổi bật khuôn mặt hiền lành, dịu dàng, chỉ có mái tóc, đôi mắt đen láy cùng với đôi môi đỏ hồng là giống. Tim tôi đập thình thịch thật nhanh như đang chờ đợi điều gì đó, nhưng rồi người ấy cũng chẳng để mắt tới tôi, đi lướt qua một cách nhẹ nhàng, tôi vô cùng đau đớn, thất vọng, khóc nức nở. Bất chợt, tôi bỗng quay lưng lại gọi bối rối” mẹ ơi! mẹ ơi!”. Con của mẹ đây mà, con Hồng đây mà, rồi tôi chạy theo người phụ nữ ấy. Nếu đó không phải mẹ của tôi thì chắc sẽ là chuyện cười của mọi người xung quanh cũng như bọn lũ bạn của tôi. Có lẽ tôi sẽ gục ngã, khụy gối xuống mà lòng thắt lại, đau đớn vô cùng, nhưng rồi người đó bỗng dừng lại và quay lại, tôi chạy nhào tới mà ôm vào người ấy. Chao ôi! cái cảm giác ấm áp này tôi chưa hề có bỗng mơn man khắp da thịt tôi. Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như vậy, rồi mẹ xoa đầu tôi, hỏi tôi có phải là con của mẹ không? Tôi rơm rớm nước mắt mà kể cho mẹ nghe mọi chuyện. Hai mẹ con mừng mừng tủi tủi khi gặp lại nhau, mẹ tôi dắt tôi đi học, bao con mắt kinh ngạc của bọn bạn tôi ì có mẹ dắt tới trường, rồi năm tháng trôi qua, tôi được sống trong vòng tay ấm áp, đầy tình yêu thương bao la của mẹ, những kỉ niệm ấy luôn để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi. Tôi mong sao,. những đứa trẻ bất hạnh không được sống trong tình yêu thương của mẹ thì sẽ sớm gặp lại mẹ, sớm được sống trong tình yêu thương của mẹ để cảm nhận được tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt giống như tôi- kỉ niệm của tôi.

HT ~