Ở Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi tố cáo giặc Minh về:
A. Chủ trương đồng hóa.
B. Chủ trương cai trị thâm độc.
C. Tội ác của giặc.
D. Cả B, C đều đúng.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cuồng Minh tứ khích, nhân dĩ độc ngã dân;
Nguỵ đảng hoài gian, cánh dĩ mãi ngã quốc.
Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.
Khi thiên võng dân, quỷ kế cái thiên vạn trạng;
Liên binh kết hấn, nẫm ác đãi nhị thập niên.
Bại nghĩa thương nhân, càn khôn ky hồ dục tức;
Trọng khoa hậu liễm, sơn trạch mỹ hữu kiết di.
Khai kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.
Nhiễu dân thiết huyền lộc chi hãm tịnh,
Điễn vật chức thúy cầm chi võng la.
Côn trùng thảo mộc giai bất đắc dĩ toại kỳ sinh,
Quan quả điên liên câu bất hoạch dĩ an kỳ sở.
Tuấn sinh linh chi huyết dĩ nhuận kiệt hiệt chi vẫn nha;
Cực thổ mộc chi công dĩ sùng công tư chi giải vũ.
Châu lý chi chinh dao trọng khốn,
Lư diêm chi trữ trục giai không.
Quyết Đông Hải chi thủy bất túc dĩ trạc kỳ ô,
Khánh Nam Sơn chi trúc bất túc dĩ thư kỳ ác.
Đây là 1 vài câu thơ nói lên tội ác của giặc Minh đối với nhân dân ta
Tháng 1/1428, dân tộc ta kết thúc công cuộc kháng chiến chống giặc Minh xâm lược và giành thắng lợi. Nguyễn Trãi đã thay nhà vua (Lê Lợi) viết bài cáo này
- Tư tưởng nhân nghĩa
- Chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt
- Tính chất hiển nhiên vốn có, lâu đời của nước Đại Việt: từ trước, vốn có, đã chia, cũng khác.
- Các yếu tố xác định độc lập của dân tộc:
+ Cương vực lãnh thổ
+ Phong tục tập quán
+ Nền văn hiến lâu đời
+ Lịch sử, triều đại riêng
- Yếu tố văn hiến là yếu tố bản chất nhất, là hạt nhân để xác định chủ quyền dân tộc
- So sánh Đại Việt và Trung Quốc ngang hàng: “mỗi bên xưng đế một phương”
Tham khảo
Bởi vì:
Quan lại nhà Minh thi hành chính sách triệt để cướp bóc, vơ vét cơ man nào là voi, ngựa, trâu, bò, thóc gạo, tàu thuyền và vàng bạc châu báu. Chính quyền đô hộ tăng thuế ruộng đất lên gấp ba lần. Tất cả nghề thủ công, buôn bán, v.v. đều bị đánh thuế. Giặc Minh còn kiểm soát việc sản xuất muối, nắm độc quyền buôn bán muối. Người đi đường chỉ được phép mang nhiều nhất là ba bát muối. Nhân dân còn phải cưỡng bức đi khai thác vàng, bạc, mò ngọc trai dưới biển, khai thác lâm thổ sản, các hương liệu quý, đi lao dịch. Nhiều người còn bị bắt làm nô tỳ, hoặc bị bắt đưa về Trung Quốc, phục dịch bọn quan lại nhà Minh.
Không những thế quân Minh còn cướp ruộng đất của nhân dân chung quanh trại của chúng, biến thành đồn điền giao cho quân lính cày cấy. Đồng thời, các quan lại nhà Minh còn ráo riết thi hành chính sách ngu dân, đồng hoá dân tộc, đốt bỏ sách vở của người Việt, hạn chế thi cử, phổ biến mê tín dị đoan.
Nhân dân ta hừng hực nổi dậy kháng chiến chống Minh nhưng đều bị đàn áp dã man.
Tác giả vạch trần tội ác giặc Minh:
- Âm mưu: luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của giặc Minh
- Tội ác:
+ Tội ác diệt chủng, tàn sát người vô tội
+ Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta
- Âm mưu xâm lược nước ta thật thâm độc, tàn ác, giết hại người dân man rợ
b, Nghệ thuật
- Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp
- Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng
- Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt
- Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức
a)
+ Những từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (2) của văn bản như: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời, lừa dân”, “gây binh, kết oán”,...
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của kẻ thù đối với nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.
b)
+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”,...
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.
c)
+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội.
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biêu cảm trong diễn đạt.
d)
+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3b) của của văn bản như: “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”,...
+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.
e)
+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện nhiều trong trích phần (3b) của văn bản như: “trận Bồ Đằng”, “miền Trà Lân”, “đánh một trận”, “đánh hai trận”,...
- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang đội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.
a.
- Liệt kê theo từng cặp: đời sống và hoạt động, tâm tư và chí hướng, thơ và văn, sự nghiệp và con người
- Tác dụng: làm nổi bật các khía cạnh, những nét đẹp đa phương diện của Nguyễn Trãi.
b.
- Liệt kê theo từng cặp: lòng yêu nước, thương dân; cái nhân, cái nghĩa; chống ngoại xâm, diệt tàn bạo.
- Tác dụng: làm nổi bật triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.
c.
- Liệt kê theo từng cặp: đều hay và đẹp lạ thường
- Tác dụng: làm nổi bật tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.
Trong những tội ác trên, tội ác dã man nhất là: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.
ĐÁP ÁN D