Ý nào không chính xác khi nói về vẻ đẹp tâm hồn của người lao động qua những bài ca dao châm biếm, hài hước?
A. Sự thông minh, dí dỏm.
B. Tinh thần đấu tranh.
C. Những tâm tư thầm kín.
D. Tinh thần lạc quan.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài làm 1 :
Ca dao là sản phẩm tinh thần của tập thể nhân dân, là tấm gương phản chiếu tâm hồn người lao động một cách sâu sắc. Tính chất “đồng sáng tạo” đó đã tạo ra trong ca dao nói riêng, trong văn học dân gian nói chung các công thức truyền thống mang tính thẩm mĩ cộng đồng trong sáng tạo nghệ thuật. Khi tìm hiểu ca dao cần đặt bài ca dao đó trong hệ thống công thức nghệ thuật truyền thống để chúng có thể âm vang trong nguồn mạch chung và thể hiện được sắc thái riêng độc đáo. Trong ca dao có niềm vui và nỗi buồn, có tiếng ca nghĩa tình và tiếng hát than thân. Khi nghĩ về thân phận của mình, người nông dân xưa kia thường cất lên tiếng ca chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Trong dòng mạch đó nổi lên rõ nhất là tiếng hát than thân về cuộc đời người phụ nữ mà hai bài ca dao mở đầu bằng hai tiếng "Thân em" là minh chứng. Cuộc đời người phụ nữ xưa kia có rất nhiều nỗi khổ cực, đắng cay. Nỗi khổ về vật chất, phải thức khuya dậy sớm dãi gió, dầm sương :
Thân em như lá đài bi,
Ngày thì dãi nắng, đêm thì dầm sương,
Ngày ngày hai bữa cơm đèn,
Lấy gì má phấn răng đen hỡi chàng
Nhưng nỗi khổ lớn nhất của họ vẫn là nỗi khổ tinh thần. Xã hội phong kiến xưa kia với những quan niệm bất công như "tam tòng" (ở nhà phải theo cha, lấy chồng phải theo chồng, chồng chết phải theo con) đã gây ra bao nỗi khổ cực cho người phụ nữ trong suốt cả cuộc đời. Họ không có quyền định đoạt hạnh phúc cũng như cuộc đòi mình. Chính vì thế, khi nghĩ về thân phận của mình, người phụ nữ thường cất lên tiếng hát than thân chứa chất nỗi buồn tủi, đắng cay. Nếu thống kê, ta sẽ thấy số bài ca mở đầu bằng cụm từ "Thân em như" chiếm số lượng khá lớn. Nỗi khổ về thân phận bị phụ thuộc ấy được thể hiện rõ nét qua biện pháp nghệ thuật so sánh quen thuộc của ca dao. Hai bài ca dao mang nét chung trong biện pháp nghệ thuật và nội dung ý nghĩa. Hai bài đều sử dụng cụm từ mở đầu "Thân em như". Sự giống nhau ở cấu trúc mở đầu là đặc điểm của một số bài ca dao tạo nên một hệ thống lối nói khắc sâu,ấn tượng chung về "thân phận" con người. Hai bài ca dao đều sử dụng biện pháp so sánh trực tiếp. Hai vế so sánh được nối bởi từ "như" tạo nên sự đối chiếu những nét tương đồng giữa hai đối tượng khác loại, giúp người nghe hiểu đặc điểm của sự vật và cảm thông với tâm sự của nhân vật trử tình. Thân phận con ngựời có ý nghĩa vô cùng lớn lao lại được tác giả dân gian so sánh với những vật, những đối tượng mong manh, nhỏ bé, bị phụ thuộc, chỉ được đánh giá, xem xét ở giá trị sử dụng, bị "đồ vật hoá"
Bài làm 2 :
Bao đời nay, ca dao vẫn là tiếng hát thân thương, gần gũi nhất của mỗi tâm hồn người dân Việt Nam. Tự thuở năm nôi, ai cũng được bà, được mẹ hát ru hàng những lời ca đầy yêu thương, tình nghĩa. Và cũng chính từ thuở đó, vẻ đẹp tâm hồn của người lao động xưa đã in dấu trong tâm khảm mỗi chúng ta.
Ca dao là tiếng hát được cất lên từ thâm sâu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của nhân dân trong các quan hệ lứa đôi, gia đình, quê hương, đất nước… Trong đó những tiếng hát than thân, những lời ca yêu thương tình nghĩa luôn bắt nguồn từ cuộc đời còn nhiều xót xa. Cay đắng nhưng đằm thắm ân tình của người bình dân Việt Nam. Bao thiếu nữ thôn quê đã giãi bày về chính con người, cuộc đời, số phận của mình bằng những câu ca như:
Thân em như tấm lụa đào,
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?
Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng, vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.
Thoạt dọc, chúng ta đều nghĩ đây là những lời ca thuần tuý than thân của các cô gái chưa chồng. Nhưng ngấm kĩ mà xem, trong nỗi niềm than thở của mỗi người con gái ấy lại ẩn chứa niềm kiêu hãnh về giá trị của chính bản thân mình. Hình ảnh tấm lụa đào lộng lẫy trong câu ca thứ nhất tượng trưng cho nhan sắc và tuổi xuân phơi phới của người con gái. Rõ ràng, cô gái này đang ý thức rất rõ về sắc đẹp của mình. Cô gái trong câu ca thứ hai tưởng như có phân khiêm tốn hơn khi tự đánh giá về hình thức bề ngoài của mình (vỏ ngoài thì đen). Nhưng hãy đọc cho kĩ, đó chỉ cách nói đòn bẩy để cô nhấn mạnh giá trị thực của người con gái, đó là sự trong trắng, trong sáng của tâm hồn, vẻ đẹp của tâm hồn ( ruột trong thì trắng). Lời mời mọc Ai ơi, nếm thử mà xem một mặt khẳng định cái giá trị thực đó, mặt khác, thế hiện tâm thế tự tin của cô gái.
Hai bài ca của hai cô gái, mỗi người cất một tiếng nói, một giọng nói khác nhau nhưng cả hai đều đồng thanh một tiếng nói khẳng định giá trị, phẩm chất của bản thân mình nói riêng và của những người con gái trong xã hội xưa.
Trong ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa, số lượng những bài ca về chủ để tình yêu có lẽ cao nhất. Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm thi vị, nên thơ nhất của con người? Phải chăng vì tình yêu là thứ tình cảm, muôn màu, đa sắc? Có lúc ta lắng nghe được tiếng lòng của một chàng trai lỡ duyên nhưng tình nghĩa chàng dành cho người con gái của lòng mình vẫn rất mực thuỷ chung:
Trèo lên cây khế nửa ngày,
Ai làm chua xót lòng này, khế ơi!
Mặt trăng sánh với mặt trời,
Sao Hôm sánh với sao Mai chằng chằng.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Bài ca là lời của chàng trai đang yêu. Bài ca theo thể hứng, câu đầu chỉ có tác dụng đưa đẩy bắt vần: Trèo lên cây khế nửa ngày. Có nhiều câu ca dao giống như thế:
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.
Trèo lên cây bưởi hái hoa,
Người ta hái hết đôi ta bẻ cành.
Trèo lên cây gạo cao cao,
Bước xuống vườn đào hái nụ tầm xuân.
Lời ca cho ta cảm nhận đây là một chàng trai hết sức chung tình. Không phải anh ta không nhận thức được sự phũ phàng của thực tại để rồi vẫn nuôi hi vọng một cách vô vọng. Anh chàng này thấm thía rất rõ nỗi chua xót đang trào dâng trong lòng mình, cũng như anh ta chắc chắn trả lời được cho câu hỏi Ai làm chao xót lòng này, khế ơi!. Nhưng vượt lên trên nỗi đau tình duyên dỡ lở, chàng trai vẫn thể hiện tình cảm sắt son bền vững như thiên nhiên, vũ trụ vĩnh hằng. Hệ thống so sánh ẩn dụ trời – trăng – sao trong bài ca đã nói lên điều đó. Như mặt trăng sánh với mặt trời, như sao Hôm sánh với sao Mai, tình nghĩa đôi ta đã như vậy, không thể nào khác được. Cụm từ sánh với được láy lại hai lần, lại thêm từ chằng chằng nhấn mạnh ở cuối câu ca đã khẳng định mạnh mẽ điều đó. Cho dù có xa cách nhau nhưng đôi ta vẫn xứng với nhau, vẫn là như một. Chàng trai đã lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ là cái to lớn, vĩnh hằng, không thể đổi khác để khẳng định sự bền vững thủy chung của lòng mình.
Mình ơi! Có nhớ ta chăng?
Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời.
Chàng trai hỏi cô gái để tự bộc lộ lòng mình và nỗi lòng đó đã được gửi vào một hình ảnh thơ giàu ý nghĩa: Sao Vượt vẫn chờ trăng giữa trời – một sự chờ đợi mỏi mòn trong cô đơn và vô vọng. Duyên kiếp có thể đã dở đang không thành nhưng tình nghĩa thì mãi mãi còn, không thể đổi thay. Trong hình ánh sao Vượt chờ trăng giữa trời có cái mòn mỏi của sự chờ đợi, có cái cô đơn của sự ngóng trông, có nỗi đau của người lỡ duyên thất tình nhưng tất cả chỉ để ánh lên vẻ đẹp của tình nghĩa con người, mãi mãi như ngôi sao Vượt chờ trăng giữa trời. Đó chính là ánh sáng thật đẹp, thật thơ của tình người trong ca dao khi xưa nói về những mối tình lỡ làng duyên kiếp.
Người lỡ làng trong tình yêu mà vẫn yêu người yêu da diết đến như vậy, huống gì người đang yêu như cô gái trong bài ca Khăn thương nhớ ca này:
Khăn thương nhớ ai,
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt
Thương nhớ vốn là tình cảm khó hình dung, nhất là thương nhớ trong tình yêu. Vậy mà ở bài ca, nó lại được diễn tả cụ thể, tinh tế và gợi cảm bằng các biểu tượng khăn, đèn, mắt. Hỏi khăn, đèn, mắt nhưng thực ra cô gái đang tự hỏi lòng mình và chắc hẳn nhớ thương phải bồn chồn lắm nên cô mới hỏi dồn dập đến vậy.
Chiếc khăn là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người đàng xa:
Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa
Nhớ khi khăn mở trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiều tình
Chiếc khăn lại luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ niềm thương nhớ. Điệp khúc khăn thương nhớ ai làm cho nỗi nhớ càng thêm triền miên, da diết. Dường như mỗi lần hỏi là một lần nỗi nhớ lại trào dâng. Và đằng sau mỗi trạng thái xuống, lên, rơi,vắt của chiếc khăn kia là một con người hiện lên rất rõ trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò. Nỗi nhớ như trái mọi không gian, quanh quất ở mọi hướng (rơi xuống đất, vớt lên vai, lau nước mắt).
Hỏi khăn, dường như chưa thỏa, cô gái lại hỏi đèn:
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt
Rõ ràng, nỗi ưu tư còn nặng trĩu trong lòng người con gái này.
Bài ca gồm mười hai dòng, và gán như dòng nào cũng đong đầy nỗi nhớ. Nỗi nhớ được nói đến liên tiếp, dồn dập trong mười câu thơ bốn chữ. Cô gái chỉ hói mà không có lời đáp. Nhưng chính câu trả lời đã được khẳng định trong năm điệp khúc thương nhớ ai. Cô gái nhớ vì yêu, yêu da diết nên nhớ cũng da diết. Và vì nhờ quá, yêu quá nên lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ điểu chẳng lành sẽ xảy đến trong tình yêu:
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…
Một trái tim yêu chân thành, tha thiết như thế, lẽ nào không đáng trân trọng?
Nếu như ở bài ca dao trên đây nỗi nhớ của cô gái đang yêu gieo vào lòng người đọc ấn tượng về một thiếu nữ đa cảm, uỷ mị thì ở bài ca sau đây, chúng ta lại bắt gặp một cô gái rất mực táo bạo – cô gái chủ động bắc cho người mình yêu trong sự ràng buộc, tỏa chiết của lễ giáo phong kiến xưa:
Ước gì sông rộng một gang
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi.
Trong ca dao có biết bao chàng trai, cô gái bắc cầu để đón người yêu. Nhưng cây cầu của cô gái trong bài ca dao trên đây là một cây cầu đặc biệt: cầu dải yếm. Cầu dải yếm khác với cầu cành hồng (Hai ta cách một con sông, Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang), cầu cành trầm (Cách nhau có một con đầm, Muốn sang anh bẻ cành trầm cho sang). Cầu dải yếm đã được tạo nên bằng chính máu thịt, cuộc đời, trái tim rạo rực yêu đương của người con gái thôn quê. Táo bạo đến thế và cũng thơ mộng, lãng mạn đến thế là cùng.
Chùm ca dao về tình yêu đã mang đến chúng ta bao sắc màu lung linh, tuyệt diệu. Tình yêu dẫu ở thẳm sâu trong trái tim hay bộc trực thoát thành ý muốn táo bạo người con gái, dẫu là duyên tình lỡ làng của một chàng trai cùng điều khiển ta xúc động, trân trọng khôn nguôi. Nhưng ca dao yêu thương tình nghĩa đâu chỉ độc ca về tình yêu đôi lứa. Người bình dân còn cất lên lời hát về tình nghĩa thủy chung giữa người với người:
Muốn ba năm muối hãy còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay
Đôi ta nghĩa nặng tình đầy
Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa.
Vị cay của gừng và vị mặn của muối trong bài ca trên thực chất là hương vị mặn nồng của tình người trong cuộc sống. Nó biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người. Các số từ ước lệ ba năm, chín tháng kết hợp với sự lặp lại hai chữ hãy còn khẳng định sự vĩnh hằng của tình nghĩa con người. Ba vạn sáu ngàn ngày mới xa tức là một trăm năm – một đời người – nghĩa là không bao giờ cách xa cả. Tình nghĩa thủy chung giữa người với người (có thể hiểu đôi ta là vợ chồng) dường như là vô tận.
Sáu bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa mỗi bài lấp lánh một vẻ đẹp riêng nhưng tất cả đều thể hiện những nét đẹp nổi bật trong tâm hồn người bình dân Việt Nam. Đó là sự ý thức về giá trị bản thân, là tình nghĩa thủy chung, là tình yêu đôi lứa với những cung bậc, sắc màu phong phú. Hòa mình vào mỗi bài ca đó, mỗi chúng ta sẽ tìm được tâm hồn của chính mình, sẽ thấy tâm hồn mình đồng điệu với tác giả mỗi lời ca ấy.
mk tl nhưng bn phải tích cho mk nhá
a) Bài ca dao là lời ns của ng dân lao động, của ng con gái có số phận cơ cực, khó khăn, bất hạnh, than vãn về số phận cuộc đời ng trg xh cũ vs n hủ tục lạc hậu.
b) Bài ca dao là lời than thân của n số phận nhỏ bé trg xh thời xưa, là ng lao động bày tỏ sự đồng cảm đối vs n ng cùng khổ. Là lời than thân của ng con gái vè số phận nhỏ bé của mk.
c) Tg đã sd hình ảnh của n con vật, sự vật gần gũi. Biện pháp ẩn dụ: để ns về sự bộn bề của n phận ng. Phép điệp ngữ lặp đi lặp lại từ Thương thay: lm cho câu hát trở nên hấp dẫn đồng thời thể hiện nỗi cơ cực về n hủ tục trọng nam kinh nữ
d) Tg dùng n hình tượng ( tằm, kiến, hạc, quốc)
n hĩnh hình ảnh con vật nhỏ bé, yếu ớt nhưng chăm chỉ, siêng năng, qua đó thể hiện đc nỗi bất hạnh phải chịu nhiều áp bức, bất công của ng dân lao động xưa.
e) sorry bn mk k bt phần e.
Thui, bn tích cho mk nha, coi như là thành quả đánh mt đến mỏi tay của mk
bài 1:
a) Là lời của người dân lao động.
Dựa vào ngữ cảnh cho em biết điều này.
b) Là nổi khổ nhiều bề của người lao động bị áp bức bóc lột, chịu nhiều oan trái.
Vì hình ảnh con tằm tượng trung cho thân bị bòn rút sức lực; Còn kiến là thân phận nhỏ nhoi suốt đời phải suôi ngược mà vẫn nghèo khó; Con hạc là cuộc đời phiêu bạc lận đận; Con cuốc là thân phận thắt cổ bé họng nỗi đau oan trái không được lẽ công bằng soi tỏ.
c) Tác giả đã sử dụng nghệ thuật ẩn dụ, điệp ngữ.
Tác dụng là thể hiện niềm thương cảm và nhấn mạnh về nổi khổ của người lao động.
Bài 2:
a) Là lời của cô gái/
b) Nói về thân phận chìm nổi, lênh đênh vô định. Số phận thuộc vào người khác (Hoàn cảnh)
c) Tác giả sử dụng nghệ thuật ẩn dụ và so sánh.
Nhấn mạnh về thân phận nhỏ bé, đắng cay..... của người phụ nữ thời phong kiến.
Bài 1,2:
d) Giữa con người và con vật có nét tương đồng.
Làm tăng mức độ đau khổ, bất hạnh và làm cho sức phảng kháng tố cáo trở nên sâu sắc và mạnh mẽ.
Bài 3,4
a) Châm biến những người lười lao động.
Châm biếm những người bói toán, mê tín dị đoan.
b) Châm biếm những người nghiện ngập, lười lao động,....
Châm biếm những người hành nghề mê tín lợi dụng lòng tin của người khác để lừa bịp kiếm tiền, cùng những người mê tín dị đoan một cách mù quáng.
c) (Nội dung)
Lựa chọn cách nói ngược, giễu nhại.
Chỉ ra cái hay của ngôn ngữ hình ảnh giọng điệu
Bài ca là sự đối đáp của chàng trai và cô gái, cả hai cùng nói đùa việc trọng đại- cưới xin, lễ vật xin cưới
- Cách nói giàu hình ảnh, ý nghĩa bằng cách thách cưới không bình thường, đó là cách tự trào về cảnh nghèo khó của người lao động.
- Lời chàng trai: chàng trai có dự định to tát:
+ Toan dẫn voi, dẫn trâu, dẫn bò
+ Chàng trai muốn đám cưới linh đình
- Lời cô gái: thách cưới “một nhà khoai lang”
→ Lời dẫn cưới và thách cưới mang đầy tính hài hước, cợt đùa về cái nghèo của cả chàng trai, cô gái để họ ham sống, yêu đời và lạc quan hơn.
Bài ca sử dụng biện pháp nói quá, tương phản tạo tiếng cười dí dỏm, hài hước
+ Lối nói khoa trương : dẫn voi, dẫn trâu, bò- nhà khoai lang
+ Biện pháp đối lập giữa ước mơ với thực tế: thực chất nghèo nàn nhưng ước mơ một đám cưới linh đình.
+ Lối nói phủ định: dẫn voi sợ quốc cấm, dẫn trâu sợ họ máu hàn, dẫn bò sợ họ nhà nàng co gân.
Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:
- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết
- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác
- Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:
+ Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”
+ Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”
+ Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”
⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.
Em tham khảo:
Nguồn: Lazi
Phản ánh cuộc đời và tính cách của người nông dân trong xã hội cũ. Họ là người sống khổ cực vì bị áp bức bóc lột nặng nề, phải chịu sưu cao thuế nặng. Cuộc sống của họ lâm vào cảnh bần cùng, bế tắc. Tuy vậy, họ có những phẩm chất đáng quý là trong sạch, lương thiện, giàu tình thương yêu. Họ quyết liệt phản kháng hoặc thậm chí dám chọn cái chết để giữ gìn phẩm chất trong sạch của mình. Điều đó cho thấy: người nông dân trong xã hội cũ tiềm tàng một sức mạnh của tình cảm, một sức mạnh phản kháng chống lại áp bức, bất công.
Chọn đáp án: C