K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2019

Chọn đáp án: C

19 tháng 11 2017

a)Khi kể chuyện tưởng tượng , em có thể tùy ý thích của mình mà đưa vào truyện bất cứ chi tiết , sự kiện vì được kể ra một phần dựa vào những điều có thật, có ý nghĩa, rồi tưởng tượng thêm cho thú vị và làm cho ý nghĩa thêm nổi bật.

b)+ So sánh truyền thuyết với cổ tích :

_ Giống nhau :

Truyền thuyết và cổ tích đều là truyện dân gian , có yếu tố tưởng tượng, kì ảo , có nhiều chi tiết ( mô típ ) giống nhau : sự ra đời thần kì , nhân vật chính có tài năng phi thường ..............

- Khác nhau :

Truyền thuyết kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Còn truyện cổ tích kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc, thể hiện ước mơ của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác , ............Truyền thuyết được cả người kể lẫn người nghe tin là có thật, còn truyện cổ tích coi là không có thật.

+So sanh truyện ngụ ngôn và truyện cười :

- Giống nhau :

Truyện ngụ ngôn và truyện cười đều là truyện dân gian , ngắn gọn , có yếu tố gây cười.

- Khác nhau :

Truyện ngụ ngôn mượn chuyện về loài vật , dồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió , kín đáo truyện con người nhằm khuyên nhủ , răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. Còn truyện cười kết thúc bất ngờ, yếu tố gây cười thú vị để tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.

Bài này mình phải viết 15' mới xong đấy. Bạn cố gắng học vào nhá, không nên chép bài trên mạng nhiều quá- chỉ khi nào thật sự cần thiết thôi. Chúc bạn học giỏi.!

7 tháng 11 2021

D

7 tháng 11 2021

D

19 tháng 7 2016

* Truyện truyền thuyết :

- Bánh trưng bánh giày

- Thánh Gióng

- Sơn Tinh Thủy Tinh

- Sự tích Hồ Gươm

* Truyện cổ tích :

- Thạch Sanh

- Em bé thông minh

* Truyện ngụ ngôn :

- Ếch ngồi đáy giếng

- Thầy bói xem voi

- Chân , Tay , Tai , Mắt , Miệng

* Truyện cười :

- Treo biển

- Lơn cưới , áo mới

* Truyện trung đại :

- Con hổ có nghĩa

- Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng

* Truyện ngắn

- Bài học đường đời đầu tiên

- Sông nước Cà Mau

- Bức tranh của em gái tôi

- Vượt thác

- Buổi học cuối cùng

* Thơ :

- Đêm nay Bác không ngủ

- Lượm

- Mưa

* Kí :

- Cô tô

- Cây tre Việt Nam

- Lòng yêu nước

* Truyện nhật dụng

- Bức thư của thủ lĩnh da đỏ

- Động Phong Nha

- Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử

19 tháng 7 2016

Câu 1 :

– Giống nhau :

+ Đều thuộc bộ phận văn học dân gian

+ Đều có yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo

+ Có nhiều chi tiết (mô típ) giống nhau: Sự ra đời thần kỳ, nhân vật chính có những tài năng phi thường

– Khác nhau:

+ Truyền thuyết kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể, được cả người kể lẫn người nghe tin là những câu chuyện có thật(mặc dù trong đó có những chi tiết tưởng tượng, kỳ ảo)

+ Truyện cổ tích : Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm, mơ ước của nhân dân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác…được cả người kể lẫn người nghe coi là những câu chuyện không có thật (mặc dù trong đó có những yếu tố thực tế)

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 10 2023

* Giống: Mượn chuyện về đồ vật, loài vật, cây cỏ,…để gián tiếp nói chuyện con người, nêu lên triết lý nhân sinh và những bài học kinh nghiệm về cuộc sống.

* Khác: Được kể bằng văn vần, lấy nhân vật là các bộ phận trên cơ thể người để nêu lên bài học về lòng đoàn kết.

9 tháng 8 2017

Chọn đáp án: A

4 kiểu truyện; truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích (*) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến Lịch Sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật Lịch Sử được kể. #Truyện ví dụ: -Sự Tích Hồ Gươm -Con Rồng Cháu Tiên (*) Truyện...
Đọc tiếp

4 kiểu truyện; truyền thuyết, truyện cười, truyện ngụ ngôn, truyện cổ tích

(*) Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến Lịch Sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với nhân vật Lịch Sử được kể.

#Truyện ví dụ: -Sự Tích Hồ Gươm

-Con Rồng Cháu Tiên

(*) Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống, nhằm tạo ra tiếng cười mua vui hoặc phê phán các thói hư, tật xấu trong xã hội.

#Truyện ví dụ:-Treo Biển

- Lợn Cưới Aó Mới

(*)Truyện ngụ ngôn là truyện kể bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hay chính con người chúng ta để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.

#Truyện ví dụ:-Ếch Ngồi Đáy Giếng

-Thầy Bói Xem Voi

(*) Truyện cổ tích là loại truyện dân gian kể về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc. Truyện thường có yếu tố hoang đường, thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cưới cùng của cái thiện với cái ác, cái tốt với cái xấu, sự công bằng với sự bất công.

#Truyện ví dụ:-Tấm Cám

-Sự Tích Dưa Hấu

1
17 tháng 12 2019

CÁC BẠN CỨ LẤY ĐỂ ÔN NHE

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

Các yếu tố cần xem xét

Dấu hiệu nhận biết yếu tố của truyện ngụ ngôn trong Chân, tay, tai, mắt, miệng

Đề tài

Bài học về tinh thần đoàn kết, sống trách nhiệm, biết thấu hiểu.

Sự kiện, tình huống

Sự tị nạnh, so bì, hơn thua của Chân, Tay, Tai, Mắt với lão Miệng.

Cốt truyện

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai khó chịu với lão Miệng chỉ ăn không làm nên đã bàn nhau đình công để lão Miệng không có gì ăn.

Nhân vật

Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai, lão Miệng

Không gian, thời gian

- Không gian: trên cơ thể con người.

- Thời gian: Không xác định cụ thể.