K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 9 2018

Đức tính khiêm tốn, giản dị, sự hi sinh quên mình vì dân, vì nước của Bác Hồ được thể hiện qua các câu thơ:

“Một đời thanh bạch, chẳng vàng son

Mong manh áo vải hổn muôn trượng

Hơn tượng đồng phơi những lối mòn”

Đáp án cần chọn là: C

9 tháng 3 2019

a. Nội dung: ca ngợi tình yêu thương bao la, đức tính giản dị cao quý của Bác Hồ.

b. Hai câu thơ và bài văn "Đức tính giản dị của Bác Hồ" đều nhấn mạnh lối sống, phong cách sống đẹp của Bác: Đó là đức tính giản dị. 

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1PHẦN I: ( 6 điểm )  Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt  Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi :                     ... Bác để tình thương cho chúng con                       Một đời thanh bạch, chẳng vàng son                        Mong manh áo vải, hồ muôn trượng                         Hơi  Tượng đồng phơi những lối mòn.                                                            ( Tố...
Đọc tiếp

ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 1

PHẦN I: ( 6 điểm )  Đọc, hiểu văn bản và tiếng Việt 

 Đọc kỹ phần văn bản sau và trả lời câu hỏi :

                     ... Bác để tình thương cho chúng con 

                      Một đời thanh bạch, chẳng vàng son 

                       Mong manh áo vải, hồ muôn trượng 

                        Hơi  Tượng đồng phơi những lối mòn. 

                                                           ( Tố  Hữu)

 Câu 1:(3 điểm)

a. Nêu nội dung và phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên. (1 điểm )

b. Chỉ ra hai chi tiết nói về nội dung em vừa tìm được trong câu a ?

c. Qua đoạn thơ trên, em học tập được gì ở tám người của bác? (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

a. Câu “ bác để tình thương cho chúng con. “ là câu chủ động hay bị động? Hãy biến đổi thành kiểu câu ngược lại. (1 điểm)

b.  Câu” một đời thanh bạch, chẳng vàng son “  Được rút gọn bộ phận nào? Vì sao người ta rút gọn như vậy? (1 điểm)

c. Đặt câu đặc biệt và nêu tác dụng của câu đặc biệt đó. (1 điểm)

0
Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểunhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôinổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đờisống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tìnhcảm, những...
Đọc tiếp

Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu
nhà hiền triết ẩn dật. Bác Hồ sống đời sống giản dị, thanh bạch như vậy, bởi vì Người sống sôi
nổi, phong phú đời sống và cuộc đấu tranh gian khổ và ác liệt của quần chúng nhân dân. Đời
sống vật chất giản dị càng hòa hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình
cảm, những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh mà Bác Hồ nêu
gương sáng trong thế giới ngày nay.”
Câu 1: Câu in đậm thuộc kiểu câu gì?
Câu 2: Trong đoạn văn trên, tác giả sử dụng phương pháp lập luận nào?
Câu 3: Em hiểu tại sao tác giả lại cho rằng đời sống của Bác Hồ là “đời sống thực sự văn
minh”? Theo em, ngày nay, chúng ta có cần học tập “đời sống văn minh” của Bác hay không?
Vì sao?

2
13 tháng 3 2020

:D Câu in đậm là câu nào vậy?????

13 tháng 3 2020

câu in đậm là câu : Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác Hồ sống khắc khổ theo lối nhà tu hành ,thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật

28 tháng 6 2018

Trong đoạn trích tác giả sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ để chứng minh, kết hợp với lời bình luận, giải thích sâu sắc:

- Sự khắc khổ của Bác không nằm ở lối sống khắc khổ của người tu hành, hay các nhà hiền triết

- Sự giản dị về đời sống vật chất làm nổi bật sự phong phú về đời sống tinh thần, tâm hồn, tình cảm của Bác

- Tác giả kết hợp nhiều phương pháp, biện pháp:

   + Lật lại vấn đề “Nhưng chớ hiểu nhầm rằng”

   + Giải thích “bởi vì Người sống sôi nổi, phong phú”

   + Bình luận “Đời sống vật chất càng… tinh thần cao đẹp nhất”

⇒ Cách phối hợp các phương pháp, biện pháp khác nhau giúp cho tác giả soi sáng vấn đề từ nhiều góc độ, bài viết thuyết phục hơn.

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.                                            Bác để tình thương cho chúng con                                      Một đời thanh bạch, chẳng vàng son                                      Mong manh áo vải hồn muôn trượng                                      Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.                                       Ôi Bác Hồ ơi, những xế...
Đọc tiếp

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

                                            Bác để tình thương cho chúng con
                                      Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
                                      Mong manh áo vải hồn muôn trượng
                                      Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

                                       Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
                                       Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu?
                                       Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”
                                       Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều

                                                                          ( Tố Hữu – Bác ơi)

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

b. Tìm, chép lại một câu trần thuật có trong đoạn thơ trên và đặt 1 câu trần thuật có chức năng tương tự. (1 điểm)

c. Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…” Em hiểu “ còn non nước…” có ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

d. Câu thơ Một đời thanh bạch, chẳng vàng son giúp em hiểu gì về con người của Bác?  Trình bày ý kiến của mình trong 5,6 câu văn. (1,5 điểm)

Câu 2 (2 điểm) :

Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) khuyên các bạn học sinh không nên hút thuốc lá.

Câu 3 (4 điểm):

Một nhà văn có nói: Sách là ngọn đèn sáng bất diệt của trí tuệ con người. Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về câu nói đó.

ĐỀ 3

Câu 1 (4 điểm): Đọc ngữ liệu sau và hoàn thành các yêu cầu bên dưới.

“Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc!
Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi!

Việt Nam anh dũng sáng ngời
          Ánh gươm độc lập giữa trời soi chung.

                                               Hỡi ai kiếp bần cùng nô lệ
                                               Hãy đứng lên mà bẻ xiềng gông!
                                               Tự do đã nở hoa hồng
                                              Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam...”

( Tố Hữu – Ba mươi năm đời ta có Đảng)

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

b. Tìm và chép lại một câu cảm thán có trong đoạn thơ. Hãy đặt một câu với từ cảm thán mà em vừa tìm được. (1 điểm)

c. Theo em, tác giả kêu gọi mọi người đứng lên để làm gì? (0,5 điểm)

d. Em ấn tượng nhất câu thơ nào trong đoạn trích? Hãy giải thích bằng 5,6 câu văn. (1,5 điểm)

1
3 tháng 5 2022

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

=> Bộc lộ cảm xúc , tình cảm và suy nghĩ của nhà thơ đối với Bác Hồ đồng thời thể hiện lòng biết ơn to lớn , tình yêu thương da diết của tg đối với Bác .

b. Tìm, chép lại một câu trần thuật có trong đoạn thơ trên và đặt 1 câu trần thuật có chức năng tương tự. (1 điểm)

câu trần thuật: Bác để tình thương cho chúng con

Đặt câu : Mẹ ra đi để lại cho con muôn vàn điều hối hận .

c. Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…” Em hiểu “ còn non nước…” có ý nghĩa gì? (0,5 điểm)

= > có nghĩa là còn đất nước Bác phải lo , còn tương lai , sự tự do , sự độc lập của nước nhà.

d. Câu thơ Một đời thanh bạch, chẳng vàng son giúp em hiểu gì về con người của Bác?  Trình bày ý kiến của mình trong 5,6 câu văn. (1,5 điểm)

Câu văn em tự làm chị chỉ đưa ý thôi nhé! .

Giúp em hiểu về con người Bác là:

+ Bác là người sống quan minh chính trực , không làm bất cứ một điều gì đáng hổ thẹn cả . 

+ Bác là người thanh minh , không sợ bất cứ một điều gì tố cáo bản thân mình .

+ Bác là người sống giản dị , không xa hoa giàu có .

Câu 2 ; Câu 3 đoạn và bài văn e tự làm nhé!

Đề 3 :

a. Nêu nội dung chính của đoạn trích trên. (1 điểm)

= > thể hiện niềm tự hào vô bờ của tác giả đối với Đảng ta. 

+ bộc lộ cảm xúc , suy nghĩ của một con người yêu quê hương nước Việt về Việt Nam ta .

b. Tìm và chép lại một câu cảm thán có trong đoạn thơ. Hãy đặt một câu với từ cảm thán mà em vừa tìm được. (1 điểm)

Chép câu cảm thán :

Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc!

Đặt lại câu : Ôi mẹ ơi , muôn đời mẹ tuyệt vời !

c. Theo em, tác giả kêu gọi mọi người đứng lên để làm gì? (0,5 điểm)

= > Đó là lời kêu gọi sự tự do để mọi người ai ai cũng có sự tự do của bản thân và cho nước nhà qua đó đề cao sự độc lập vĩ đại .

d. Em ấn tượng nhất câu thơ nào trong đoạn trích? Hãy giải thích bằng 5,6 câu văn. (1,5 điểm) 

Em ấn tượng nhất với câu thơ :

      Hỡi ai kiếp bần cùng nô lệ
     Hãy đứng lên mà bẻ xiềng gông!
     Tự do đã nở hoa hồng
    Trong dòng máu đỏ, trên đồng Việt Nam...”

Giải thích : Vì đó là câu thơ ca ngợi , kêu gọi tinh thần , cái nét tinh túy đáng tự hào nhất của người Việt Nam ta , của dân tộc Việt ta từ lịch sử đến ngày nay .

6 tháng 9 2021

Tham khảo:

undefined

Lối sống giản dị của Bác thể hiện một quan niệm sống đẹp, văn minh, một quan niệm thẩm mĩ sâu sắc. Đó là sự coi trọng các giá trị tinh thần, là cách sống không lệ thuộc vào điều kiện vật chất, không coi mục đích sống chỉ là hưởng thụ vật chất

10 tháng 5 2020

Câu 1:Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập tới những nội dung là: Khẳng định và gợi tả sức mạnh to lớn của lòng yêu nước, tạo khí thế mạnh mẽ cho lời văn, gây sự xúc động cho người nghe.

Qua đoạn văn trác giả nhắn nhủ tới e là: chúng ta cần phát huy, tiếp bước truyền thống yêu nước bằng những hành động; việc làm cụ thế 

Câu 2: Bác Hồ có lối sống vô cùng giản dị;  bác giản dị trong đời sống hằng ngày:

- Bữa cơm chỉ có vài ba món, khi ăn không để rơi vãi một hạt cơm

-Nơi ở: ngôi nhà sàn chỉ có vài ba phòng 

-cách làm việc: việc gì tự làm đc bác sẽ làm, không cần phiền người khác giúp đỡ

-quan hệ với mọi người: Bác đặt tên cho các đồng chí của mình

Bác còn giản dị trong lời nói, bài viết

-Bác nói dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo

-Những chân lí lớn của thời đại là giản dị: không có gì quý hơn độc lập

Qua đó, e học tập ở Bác đức tính giản dị, cách bác đối xử hòa đồng, yêu thương mọi người.

Câu 3:  Đi vào văn bản, chúng ta bắt gặp ngay ở phần đầu một câu chuyện đời xưa thú vị. Từ câu chuyện ấy, tác giả giải thích nguồn gốc của văn chương “Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài”. Quan niệm ấy rất đúng, nhưng không phải là duy nhất. Có nhiều nhà lí luận giải thích : Văn chương bắt nguồn từ lao động, hoặc văn chương bắt nguồn từ những nỗi đau, những khát vọng cao cả của con người… Tuy ý kiến của Hoài Thanh khác với các quan niệm trên, nhưng không đối lập, không loại trừ nhau. Ngược lại, ý kiến của ông đã bổ sung, làm giàu thêm cho một vấn đề quan trọng trong lí luận về nguồn gốc của văn chương. Do đó, tác giả dùng từ cốt yếu sau từ nguồn gốc để chỉ rõ nguồn gốc chính, nguồn gốc quan trọng của văn chương là lòng thương.,. Đây là một cách nói mềm dẻo, khéo léo, không áp đặt, cũng không khẳng định quan niệm của mình là bao quát mọi quan niệm khác. Từ ý kiến của Hoài Thanh, tiếp tục suy nghĩ và học tập, lên các lớp trên, chắc chúng ta sẽ được biết sâu thêm về vấn đề này.

Công dụng của văn chương:

- Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có

- Văn chương giúp ta cảm nhận cái hay, cái đẹp trong cuộc sống

Vai trò phản ánh hiện thực khách quan của văn chương: làm cải thiện xã hội, tức là chức năng nhận thức của văn học, mà ông còn chỉ ra chức năng giáo dục của văn học, đó là bồi đắp, nuôi dưỡng tâm hồn con người. ... Văn chương giúp cho đời sống tinh thần của con người thêm phong phú

Mình cg học lớp 7 nà

Học tốt nha bạn