Hai câu đầu bài thơ "Đàn ghi ta của Lor – ca" được diễn đạt lạ hóa như thế nào?
A. Tiếng đàn được cảm nhận bằng thị giác
B. Tiếng đàn được cảm nhận bằng xúc giác
C. Tiếng đàn được cảm nhận bằng thính giác
D. Đáp án A và B
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hình tượng Lor-ca là người nghệ sĩ tự do nhưng đơn độc
- “Những tiếng đàn bọt nước”: nghệ thuật lung linh mà Lor-ca tạo ra, đó là dự cảm về số phận ngắn ngủi, mong manh của Lor-ca
- Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt: cuộc chiến đấu quyết liệt giữa dân chủ tự do với phát xít độc tài
→ Người anh hùng Lorca đơn độc, dũng cảm trên con đường đấu tranh cho cách tân nghệ thuật và dân chủ
Lor-ca cái chết đầy oan khuất
- Lor-ca đầy khí phách, ngang tàng trên quê hương Tây Ban Nha
- Cái chết oan khuất, bi thảm ập tới, cả đất nước Tây Ban Nha nuối tiếc trước sự ra đi của chàng
- lor-ca cho tới lúc chết vẫn say sưa, ngẩng cao đầu trong miền cách tân nghệ thuật
Lor-ca người nghệ sĩ bất tử cùng nghệ thuật chân chính
- Cảm hứng trong nghệ thuật của Lor-ca vì quê hương, vì tình yêu và vì chính nghệ thuật
- Tiếng ghi ta có nhiều biến thể đa dạng, phong phú: tiếng ghi ta lá xanh, tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan, tiếng ghi ta ròng ròng/ máu chảy
- Số phận của nghệ thuật Lor-ca sau khi chàng mất:
- Hành trình cách tân nghệ thuật của Lor-ca có sức sống mãnh liệt, đó cũng là sự thương cảm về cái chết bi thảm của Lor-ca
- Giọt nước mắt vầng trăng: hình ảnh siêu thực, đa nghĩa, bắt nguồn từ cái chết thương tâm của Lor-ca. Đó cũng là tình thương, sự cao khiết, sự hóa thân, sự thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ
- “Ném lá bùa”, “ném trái tim” là sự giải thoát của Lor-ca sau khi chết, người nghệ sĩ chân chính ý thức “cái chết” của bản thân để được tái sinh mạnh mẽ, để thế hệ sau tiếp tục cách tân
+ Ý thức sự gắn bó của Lor-ca với nghệ thuật, ông muốn thế hệ kế cận vượt qua án ngữ nghệ thuật của mình
- Tiếng đàn bất tử, tâm hồn nghệ sĩ bất tử của Lor-ca
→ Sự ngưỡng mộ của người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại
Bài thơ có nhiều hình ảnh so sánh ví von: “tiếng suối” ví như “tiếng đàn cầm”, “đá rêu phơi” so sánh với “chiếu êm”.
Cách ví đó thể hiện sự tinh tế, sự liên tưởng - tưởng tượng độc đáo, lãng mạn tài hoa của nhà thơ. Qua đó thể hiện tâm hồn giao hòa với thiên nhiên của Nguyễn Trãi.
Nguyễn Trãi một người quân sư tài ba, một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông không trực tiếp đánh giặc nhưng qua ngòi bút của mình ông đã làm lung lay biết bao nhiêu quân xâm lược khiến cho chúng không cần đánh cũng đã thua rồi. Căn bản là ở sự chính nghĩa của ta và ngòi bút sắc sảo không thể chối cãi được của Nguyễn trãi. Tuy nhiên thì chúng ta không chỉ biết đến ông hùng hồn sắc sảo trong bình ngô đại cáo mà chúng ta còn biết đến sự nhẹ nhàng của thiên nhiên trong côn sơn ca của ông. Có thể nói ông viết thơ ca chính luận cũng hay mà đến thơ ca thiên nhiên cũng hay không kém. Qua bài thơ ấy Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu thiên nhiên của mình.Đoạn mở đầu bài Côn Sơn ca đem đến cho người đọc bao cảm nhận mới mẻ về tâm hồn thi sĩ của Ức Trai. Trong cảm xúc của ông, cảnh trí Côn Sơn hiện ra thật thơ mộng và lãng mạn: có tiếng suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi êm ái, có rừng thông mọc rậm, dày, có rừng trúc xanh mát..., vừa có cái hoang dã của thiên nhiên, vừa có hơi ấm của cuộc sống đầy ắp tình người. Hơn nữa, trong con mắt thi nhân, thiên nhiên không chỉ là cảnh, mà đã trở thành nhà. Ngôi nhà thiên nhiên ấy thật đặc biệt: suối là đàn, rêu là chiếu, bóng thông làm giường, bóng tre trúc là nơi ngâm vịnh thơ ca. Thật là tuyệt thú! Và trong ngôi nhà thiên nhiên ấy, ông để tâm hồn mình giao hoà với cảnh và vẽ lại nó bằng một ngọn bút tài hoa.Bức tranh thiên nhiên được chấm phá bằng âm thanh rì rầm của tiếng suối được cảm nhận như tiếng đàn:
a, Nhân vật ta là tác giả
b, Nhân vật ta là người yêu thiên nhiên:
+ Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe âm thanh tiếng đàn của tự nhiên
+ Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ
⇒ Nhân vật “ta” hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thi sĩ
Tiếng suối được ví với tiếng đàn, đá rêu được ví với nệm êm
→ Cách ví von cho thấy nhân vật ta là người yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một nghệ sĩ tinh tế.
Hình ảnh trong đoạn trích có tính siêu thực:
+ Không ai chôn cất tiếng đàn: hình ảnh có tính hoán dụ
+ Tiếng đàn như cỏ mọc hoang: hình ảnh so sánh gợi thương cảm về cái chết của nhà thơ Lor-ca
+ Giọt nước vầng trăng là hình ảnh siêu thực, đa nghĩa
+ Nước mắt vầng trăng: tình thương trong lành, cao khiết, sự vĩnh cửu từ nước mắt của anh hùng
+ Vầng trăng là sự hóa thân và thăng hoa của tâm hồn nghệ sĩ.
- Tiếng đàn trở thành vật có linh hồn, trừu tượng: không ai chôn cất tiếng đàn, tiếng đàn như cỏ mọc hoang.
- Ở đây Lor-ca, hiện diện song hành cùng tiếng đàn, biểu tượng của tâm hồn Lor-ca, trái tim Lor-ca
+ Cuộc đời Lor-ca sống tự do, thanh thản như giọt nước mắt nơi đáy giếng
+ Lor-ca chết nhưng dư âm vang vọng của ông còn mãi
→ Hình ảnh Lor-ca và tiếng ghi–ta có tính trừu tượng, đa nghĩa thể hiện sự trường tồn, bất diệt của tinh thần, tâm hồn Lor-ca
Hình ảnh Lor – ca xuất hiện gắn với tiếng đàn, mà tiếng đàn tan ra thành “bọt nước”. Cách diễn đạt lạ hóa, tiếng đàn vốn được cảm nhận bằng thính giác thì Thanh Thảo đã diễn tả nó bằng thị giác (đây là cách nhà thơ siêu thực thường dùng), gợi sự mong manh, dễ vỡ của những tiếng đàn.
Đáp án cần chọn là: A