K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 5 2018

- Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị rất sâu sắc.

+ Hồn thơ ông luôn hướng tới cái “Ta” chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.

+ Thơ ông không đi sâu vào cuộc sống, tình cảm riêng tư mà tập trung thể hiện những tình cảm lớn, phổ biến, tiêu biểu của con người cách mạng

-Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi.

        +Thơ thường thể hiện những sự kiện chính trị lớn của đất nước, luôn đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân; cảm hứng chủ đạo trong thơ là cảm hứng lịch sử – dân tộc và vấn đề vận mệnh cộng đồng

- Giọng thơ đậm chất tâm tình tự nhiên, đằm thắm chân thành.

Đáp án cần chọn là: A

25 tháng 11 2017

Đáp án C

15 tháng 4 2017

Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị bởi:

- Hồn thơ của ông hướng tới cái ta chung, niềm vui lớn của con người, của cách mạng, dân tộc

- Thơ đậm tính sử thi, coi sự kiện chính trị đất nước là chủ yếu

- Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là cảm hứng dân tộc, lịch sử:

    + Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố mạnh mẽ, tác động tới vận mệnh dân tộc

    + Con người trong thơ Tố Hữu là con người sự nghiệp chung với cố gắng phi thường

    + Nhân vật mạng tính tiêu biểu của dân tộc, cộng đồng

- Giong thơ chân thành, tha thiết

- Khuynh hướng sử thi và lãng mạn trong thơ Tố Hữu

    + Tập trung khắc họa bối cảnh rộng lớn, biến cố quan trọng tác động đến vận mệnh dân tộc

    + Hình tượng trung tâm, sự nghiệp chung, vẻ đẹp dân tộc, cộng đồng

- Cảm hứng lãng mạn:

    + Khẳng định lí tưởng, niềm tin vào tương lai, cách mạng

    + Thơ Tố Hữu chú trọng tác động tình cảm qua nhạc điệu, tâm tình

14 tháng 2 2017

Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình chính trị:

   + Ông khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị, từ hoạt động cách mạng, tình cảm chính trị của bản thân

   + Là tiếng nói của con người trung thành với lý tưởng cách mạng, đó là nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả

   + Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ của lí tưởng cộng sản bắt nguồn từ sự giác ngộ ánh sáng cách mạng

23 tháng 8 2023

- Hai câu thơ của Pu-skin: Với Pu-skin, khi yêu là yêu một cách chân thành, đằm thắm, sâu sắc nhất. Luôn dành trọn tình yêu đó cho người mình yêu. Dù có không thể đến được với nhau thì cũng sẽ luôn mong muốn người mình yêu được hạnh phúc. Một tình yêu cao cả, không nhỏ nhen ích kỉ. 

- Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương: Tình yêu trong thơ của Hồ Xuân Hương lại là sự khát khao được yêu thương, được sống trong tình yêu. Đó là sự khao khát của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ khát khao được yêu thương, được hạnh phúc trọn vẹn. Qua hai câu thơ, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã truyền tải thông điệp: Có yêu thì yêu cho chân thật để tính chuyện lâu dài, đừng giở cái trò trêu hoa rồi bỏ đi. 

→ Từ hai quan niệm về tình yêu trên, tình yêu cao đẹp là khi hai người tôn cùng trọng nhau, cùng vun đắp cho tình yêu chung, cùng mong người kia được hạnh phúc. 

16 tháng 4 2018

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.



Xem thêm tại: http://loigiaihay.com/cam-nhan-cua-em-ve-bai-tho-con-co-cua-che-lan-vien-c36a1554.html#ixzz5CokHHyCS

        Chế Lan Viên là một nhà thơ tài năng của nền văn học Việt Nam. Ông có một phong cách nghệ thuật rõ nét, độc đáo đó là những suy tưởng, triết lý đậm chất trí tuệ và tính hiện đại. Đặc biệt, nhà thơ còn có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật xây dựng hình ảnh thơ: hình ảnh thơ đa dạng, phong phú, kết hợp giữa thực và ảo. “Con cò” là một bài thơ như thế.

      Con cò - hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm được khai thác từ trong ca dao truyền thống. Hình ảnh này xuất hiện rất phổ biến trong ca dao và dùng với nhiều ý nghĩa. Đó là hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn, vất vả cực nhọc; là người phụ nữ cần cù, lam lũ nhưng tất cả đều giàu đức hi sinh. Trong bài thơ này, nhà thơ vận dụng hình tượng ấy để làm biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru.

       Bài thơ có bố cục ba phần với những nội dung được gắn với nhau bằng một lôgic khá mạch lạc: Hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi thơ ấu; Hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo cùng con người trên mọi chặng của cuộc đời; từ hình ảnh con cò, suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và lòng mẹ đối với cuộc đời mỗi người.

      Xuyên suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người, từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người.

      Mở đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp từ những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy. Những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao. Câu "con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng" gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.

      Hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống...

      Qua lời ru của mẹ, hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức. Đây chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca.

       Con trẻ chưa hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru. Chúng được đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ. Và khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống.

     Sau những năm tháng nằm nôi, cánh cò trở thành người bạn đồng hành của tuổi thơ:

“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

"Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.

      Con cò từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Từ trong ca dao, cánh cò đã được tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người. Hình ảnh ấy được xây dựng bằng sự liên tưởng như được bay ra từ trong ca dao để sống trong lòng con người, theo cùng và nâng đỡ con người trong từng chặng đường. Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng và bền bỉ của người mẹ.

      Đến phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời:

“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con"

     Từ đây, nhà thơ khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử.

"Con dù lớn vẫn là con của mẹ

        Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con"

      Câu thơ đi từ cảm xúc đến liên tưởng để khái quát thành những triết lý. Dù đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.

 “Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”

       Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.

        Bài thơ sử dụng thể thơ tự do nhưng cũng có câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ. Thể thơ tự do giúp tác giả khả năng thể hiện cảm xúc một cách linh hoạt, dễ dàng biến đổi. Các đoạn thơ được bắt đầu bằng câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp lại hoàn toàn gợi âm điệu lời ru. Đặc biệt, giọng thơ gợi được âm hưởng của lời ru nhưng không phải là một lời ru thực sự. Đó còn là giọng suy ngẫm triết lý. Nó làm cho bài thơ không cuốn người ta vào hẳn điệu ru êm ái đều đặn mà hướng vào sự suy ngẫm, phát hiện.

        Không chỉ vậy, trong bài thơ này, Chế Lan Viên vẫn chứng tỏ được sức sáng tạo trong việc tạo ra những hình ảnh nghệ thuật giàu sức gợi. Đó là việc vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Hình ảnh con cò là nơi xuất phát, là điểm tựa cho những liên tưởng tưởng tượng hình ảnh của tác giả. Chế Lan Viên đã chứng minh rằng hình ảnh biểu tượng dù gần gũi, quen thuộc đến đâu vẫn có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm.

        “Con cò” của Chế Lan Viên là một bài thơ độc đáo. Viết về một đề tài không mới: tình mẫu tử; chọn những thi liệu đã thành truyền thống: hình ảnh con cò và âm điệu lời ru. Song, bằng sức sáng tạo và tài năng nghệ thuật, Chế Lan Viên đã để lại cho văn học một tứ thơ lạ và đầy suy tưởng sâu sắc. Đọc “Con cò”, ta như thấy trong mình ăm ắp những yêu thương mà cả cuộc đời của mẹ đã dành trọn cho mình.


 

19 tháng 7 2018

Trong thời kì 1960 – 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.

Đáp án cần chọn là: C