Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những nhà văn chuyên về:
A. Tùy bút
B. Truyện ngắn
C. Thơ ca
D. Bút kí
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
A. Mở bài
- Giới thiệu đề tài đất nước quê hương trong văn học Việt Nam thời kì từ CMT8.
- Giới thiệu hai tác phẩm.
- Giới thiệu đề bài.
B. Thân bài
1. Vẻ đẹp dòng sông Đà
Theo tác giả, sông Đà có hai tính cách cơ bản: hung bạo và trữ tình, Sông Đà chỉ thơ mộng khi mang nét trữ tình.
Khi sông Đà chảy qua vùng bình nguyên thì nó trở nên hiền hòa, là bạn của con người chứ không phải là kẻ thù số một như ở đoạn trên. Tác giả nhìn con sông Đà ở đoạn này với nhiều góc độ khác nhau.
- Ở trên cao nhìn xuống sông Đà tuôn dài như một áng tóc trữ tình, ẩn hiện trong mây trời, hoa núi mùa xuân gợi vẻ đẹp mơ màng, duyên dáng, kín đáo.
- Bên bờ nhìn xuống thì thấy dòng sông lấp loáng như đứa trẻ nghịch gương, nhìn thấy nó như đằm đằm ấm ấm như gặp lại cố nhân => vẻ hiền hòa, thân thiện.
- Dưới thuyền nhìn lên thấy bờ sông hoang dại như bờ tiền sử, bở sông hồn nhiên như nỗi niềm cổ tích tuổi xưa ... => gợi vẻ đẹp tự nhiên, giàu chất thơ, chất hội họa.
=> Tác giả dùng nhiều phép so sánh sáng tạo, ngôn ngữ mềm mại, giọng văn nhẹ nhàng, hình ảnh thơ mộng, dịu dàng nên đã vẻ được ra nhiều bức tranh giàu chất hội họa: dòng sông ẩn hiện trong mây trời, con hươu ngẩng đầu ra khỏi ánh cỏ sương ... để từ đó làm nổi bật hình ảnh dòng sông hiền hòa, thơ mộng, trong sáng. Dòng sông có vẻ đẹp của thi ca, nhạc họa.
Nguyễn Tuân đã khám phá dòng sông ở phương diện thẩm mĩ: được xem là một tác phâm hội họa tuyệt vời mà tạo hóa ban tặng cho đất nước. So với ngôn ngữ sắc cạnh ở đoạn trên, ngôn ngữ ở đoạn này rất mềm mại, chứng tỏ nhà văn có một vốn từ phong phú và sử dụng nó một cách điêu luyện, tài hoa.
2. Vẻ đẹp của sông Hương
Tác giả tả tỉ mỉ, từ thượng nguồn Trường Sơn, dòng Hương chảy qua núi đồi, cánh đồng, làng mạc, kinh thành rồi đổ ra biển Đông. Dòng sông được nhân hóa như người con gái có dáng dấp, trang phục, gương mặt, tính cách, tâm hồn ...
- Giữa dòng Trường Sơn, nó là bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn ... như cô gái di-gan phóng khoáng và man dại ... nó có bản lĩnh gan dạ với một tâm hồn tự do và trong sáng.
- Khi ra khỏi rừng, sông Hương lại mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, như người mẹ phù sa, tâm hồn sâu thẳm đã đóng kín lại ở cửa rừng. Những ngọn đồi tạo nên những mảng phản quang lên gương mặt sông nhiều màu sắc trên nền tây nam thành phố: sớm xanh, trưa vàng, chiều tím.
- Giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, dòng sông như người đẹp nhủ mơ màng ... uốn mình theo những đường cong thật mềm ... sắc nước xanh thẳm.
- Giữa đám quần sơn lô xô ấy là giấc ngủ nghìn năm của những vua chúa được phong kín trong lòng những rừng thông u tịch, dòng sông đi qua giữa chốn bốn bề núi phủ mây phong lại mang vẻ đẹp trầm mặc ... kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga ...
- Từ đó, như tìm đúng đường về, sông Hương lại vui tươi hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô. Giáp mặt thành phố thì sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến quanh năm sương khói mơ màng, làm cho dòng sông mềm hẳn đi, như một tiếng vâng không nói của tình yêu.
- Khi rời khỏi kinh thành, nó lưu luyến ra đi giữa màu xanh biếc của tre trúc ... như sự nhớ điều gì chưa bịp nói, nó đột ngột đổi dòng để gặp lại thành phố lần cuối ở góc thị trấn Bao Vinh ... như chút vương vấn, cả một chút lẳng lơ kín đáo của tình yêu ... ấy là tấm lòng người Châu Hóa xưa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở.
=> Giọng văn mềm mại giàu chất nhạc, ngôn từ giàu chất thơ đã lột tả hết vẻ phong phú của dòng sông nhưng nổi bật nhất là vẻ duyên dáng, hiền hòa, trong xanh phẳng lặng như mặt nước hồ thu. Gương mặt của dòng sông phả chiếu tấm gương muôn màu và thanh âm của quê hương xứ sở. Chiều dài của dòng sông như chiều dài của một chuyến đi, cũng là hành trình lớn lên của một cuộc đời được đào thải những tính nết chưa đẹp để giữ lại nét đáng yêu của tuổi đương thì, nên dòng chảy biểu lộ một tính cách có thay đổi theo địa hình để vừa tô điểm cho vẻ đẹp kinh thành như một con người của quê hương xứ Huế.
3. Sông Đà và sông Hương
Sông Đà được Nguyễn Tuân so sánh như con quái vật hung hãn khi qua vùng thác dữ hay như áng tóc của người con gái hiền hòa thơ mộng; còn Hoàng Phủ Ngọc Tường so sánh sông Hương như người con gái ... (vì nó tên Hương?) Nhờ thể tùy bút với lối so sánh tài hoa ấy mà người đọc có thể hình dung từng đường nét, chi tiết vẻ đẹp phong phú của con sông và đó là nét đẹp kiểu chưa từng lặp lại bất cứ con sông nào trên thế giới.
=> Vẻ đẹp phong phú của dòng sông còn mang đến thi hứng cho văn nhân nên sau đó những vần thơ được bắt nhịp để trở về tô điểm cho con sông. Sông Hương thành con sông của thi ca nhạc họa, bồi đắp phù sa văn hóa cho đất kinh thành. Biết bao sung sướng tự hào của tác giả về dòng sông thơ mộng của quê mình.
C. Kết bài
- Cả hai nhà văn đều sử dụng thể tùy bút để khám phá vẻ đẹp riêng của mỗi dòng sông, giúp người đọc thêm hiểu biết về vẻ đẹp phong phú của cảnh quan đất nước.
- Hai đoạn trích đều bộc lộ lòng tự hào và tình yêu quê hương đất nước của hai nhà văn.
Cảm hứng thẩm mĩ trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường qua tùy bút Ai đã đặt tên cho dòng sông:
+ Vẻ đẹp của sông Hương phong phú, đa dạng và có sự biến chuyển như tâm trạng con người
+ Ngòi bút đặc sắc đầy cảm hứng, tài hoa của tác giả trong thể loại bút kí
- So sánh liên tưởng độc đáo cùng với hiểu biết sâu rộng về lịch sử văn hóa, nghệ thuật
- Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, so sánh
- Trần Đình Sử (1987), Ai đã đặt tên cho dòng sông?, trong "Bút kí sử thi Hoàng Phủ Ngọc Tường", Tạp chí Văn nghệ, số 7.
- Mai Văn Hoan (2010), Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương, báo Đà Nẵng, số ra ngày 21 tháng 3.
- Phạm Xuân Dũng (2009), Phái đẹp trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, báo Quảng Trị, số ra ngày 7 tháng 11.
- Trần Thủy Mai (2002), Kí văn hoá của Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161 tháng 7.
- Nguyễn Đăng Mạnh (2001), Nhà văn, tư tưởng và phong cách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Hồ Thế Hà (2002), Thông điệp thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, Tạp chí Sông Hương, số 161, tháng 7.
1. Tác phẩm “Ca Huế trên sông Hương” được viết theo thể loại nào?
a. Bút kí b. Tiểu thuyết c. Tùy bút d. Truyện ngắn hiện đại Việt Nam
2. Câu nào dưới đây không phải là câu bị động? .
a. Bách được cô giáo khen.
b. “Dế Mèn phiêu lưu kí” được viết bởi Tô Hoài.
c. Bống được mẹ dắt đi chơi.
d. Ông em trồng cây cam này đã mười năm.
3. Dòng nào không nói về sự tao nhã của ca Huế?
a. Ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, duyên dáng và trang trọng từ hình thức đến nội dung
b. Ca Huế thanh tao, lịch sự, duyên dáng và trang trọng từ cách biểu diễn đến thưởng thức.
c. Ca Huế thanh tao, lịch sự, nhã nhặn, duyên dáng và trang trọng từ ca công đến nhạc công; từ giọng ca đến trang điểm, ăn mặc.
d. Trong khoang thuyền đầy ắp lời ca tiếng nhạc.
4. . Giá trị nhân đạo của văn bản “Sống chết mặc bay”?
a. Thể hiện sự căm ghét của tác giả trước lối sống ăn chơi hưởng thụ của bọn quan lại.
b. Thể hiện sự phẫn nộ trước lối sống ăn chơi hưởng thụ và sự vô trách nhiệm của bọn quan lại với sinh mạng của người dân.
c. Thể hiện sự phẫn nộ trước sự vô trách nhiệm của bọn quan lại với sinh mạng của người dân và sự thương cảm trước nỗi cơ cực của người dân.
d. Thể hiện nỗi buồn của tác giả trước cuộc sống vô cùng cơ cực của người nông dân trong xã hội cũ và thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại
5. . Nghệ thuật chủ yếu nào được sử dụng trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”?
a. Nghệ thuật tương phản
b. Kết hợp cả tương phản và tăng cấp
c. Nghệ thuật tăng cấp
Những điểm cần chú ý khi đọc:
Thơ:
- Những yếu tố về hình thức:
+ Số đoạn (khổ thơ), số dòng thơ trong mỗi đoạn (khổ), số từ trong mỗi dòng thơ
+ Cách gieo vần trong bài thơ (vần chân, vần lưng…)
- Những yếu tố về nội dung:
+ Yếu tố miêu tả: làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng
+ Yếu tố tự sự: thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần
+ Ngôn ngữ thơ: hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết
Truyện ngụ ngôn
- Những câu chuyện ngụ ngôn thường mang lại tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, trong mỗi câu chuyện đều hàm chứa những bài học kinh nghiệm quý báu, cần phải chú ý điều đó khi đọc truyện ngụ ngôn
Kí (tùy bút, tản văn)
- Chú ý các chi tiết giàu tình cảm, trữ tình
- Đọc kĩ để nắm được thông điệp giá trị sâu sắc của bài tản văn
Văn bản nghị luận
- Chú ý đọc kĩ các luận điểm, tìm các luận cứ, dẫn chứng, bằng chứng cụ thể chi tiết
- Hiểu vấn đề người viết muốn trình bày trong bài viết
Văn bản thông tin
- Phân biệt trình tự triển khai của người viết
- Bám sát vào từng ý lớn và các ý nhỏ để hiểu được vấn đề mà tác giả nói tới
Văn bản 1: Một thứ quà của lúa non: Cốm
Bài tùy bút “Một thứ quà của lúa non: Cốm” đã thể hiện được nét đặc sắc của tác giả Thạch Lam là thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đây cũng là đặc điểm chung trong các sáng tác của Thạch lam nói chung.
Khi nói về sự hình thành của hạt cốm, tác giả đã viết một đoạn văn miêu tả thấm đượm cảm xúc, thông qua những từ ngữ chọn lọc tinh tế, những câu văn có nhịp điệu: Khi đi qua cánh đồng xanh…mùi thơm của bông lúa non; Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ; Giọt sữa dần dần đọng lại; Rồi một loạt cách chế biến để làm ra tứ cốm dẻo ấy. ta có thể thấy Thạch Lam đã rất cẩn trọng trong chọn lọc từ ngữ miêu tả, câu văn thì nhiều nhạc điệu để thể hiện được luận điểm: Cốm là thứ quà đặc biệt của lúa non, của bàn tay khéo léo.
Để có hạt cốm cần đến sự khéo léo của con người. Vì vậy sau đoạn mở đầu tác giả đã nói đến nghề làm cốm nổi tiếng ở làng Vòng. Tác giả không đi vào miêu tả tỉ mỉ kĩ thuật hay công việc làm cốm mà cho biết đó là một nghệ thuật với một loạt cách chế biến, những cách thức truyền từ đời này sang đời khác.
Văn bản 2: Sài Gòn tôi yêu
Trong bài tùy bút Sài Gòn tôi yêu, tác giả Minh Hương đã thể hiện tình yêu mãnh liệt đối với Sài Gòn trong sự cảm nhận về phong cách của người Sài Gòn. Trước hết, tác giả lí giải nguyên nhân Sài Gòn là nơi hội tụ của người tứ phương: bởi Sài Gòn hội tụ người của bốn phương những hòa hợp, không phân biệt, qua đó thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người Sài Gòn, đó chính là sự cởi mở, đoàn kết.
Phong cách của người Sài Gòn lại được tác giả Minh Hương thể hiện qua chi tiết những cô gái yểu điệu, thiết tha, e ngại, ngượng nghịu như vầng trăng mới ló, cười chum chím, sáng rỡ, hóm hỉnh, nhí nhảnh. Qua miêu tả của tác giả ta thấy được phong cách của người Sài Gòn, đó chính là sự tinh tế, chân thành, cởi mở, bộc trực, vẻ đẹp tự nhiên, dễ gần mà dũng cảm cao đẹp.
Qua đó, người đọc thấy được Sài Gòn là một đô thị sầm uất, đông đúc, con người sống với nhau bằng tình yêu thương và sự đoàn kết, gắn bó. Đồng thời thể hiện được tình cảm yêu thương, trân trọng của tác giả Minh Hương đối với vùng đất này.
Ý1 . Thiên nhiên đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là một thiên nhiên “phóng khoáng và man dại”, “ rầm rộ”, “ một bản trường ca của rừng già”.
- Đó còn là một thiên nhiên “dịu dàng và trí tuệ”
- Là thiên nhiên với vẻ đẹp biến ảo như phản quang nhiều màu sắc của nền trời tây nam thành phố, với vẻ đẹp trầm mặc khi lặng lẽ chảy dưới chân những rừng thông u tịch, với vẻ đẹp mang màu sắc triết lí, cổ thi khi đi trong âm hưởng ngân nga của tiếng chuông chùa Thiên Mụ, với vẻ đẹp mơ màng trong sương khói khi xa dần thành phố đi qua những bờ tre trúc và hàng cau thôn Vĩ...
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý1. Lịch sử, văn hóa đã đặt tên cho dòng sông:
- Đó là dòng sông của biên thùy Tổ quốc thời Đại Việt, từng soi bóng kinh thành Phú Xuân của Nguyễn Huệ; từng chứng kiến bao cuộc khởi nghĩa, cuộc Cách mạng Tháng Tám 1945, chiến dịch mậu Thân 1968...
- Đó là nền văn hóa với âm nhạc cổ điển Huế, liên tưởng đền Nguyễn Du và Truyện Kiều, là dòng sông của thi ca....
-> Tất cả đã góp phần đặt tên cho dòng sông.
Ý 3: Nghệ thuật
- Bài kí đầy chất trí tuệ và tình yêu
- Đẫm chất sử thi và cảm hứng trữ tình, lãng mạn.
-> Tất cả cũng đã góp phần đặt tên cho dòng sông
Đến với câu thơ cuôi, ta bắt gặp nhân vật trữ tình (ta) ngâm thơ nhàm dưới màu xanh mát của trúc bóng râm. Đó là một hình ảnh thư thái thanh thản, ông đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, con người như hoà vào thiên nhiên là một. Đế hình dung được tâm trạng của Nguyễn Trãi ở thời điểm này, chúng ta tìm đến lí do vì sao ông lại đến Côn Sơn? Chắc chắn không chỉ vì Côn Sơn có cảnh trí đẹp mà bởi lẽ tác giả về đây là để ở ẩn, để tránh xa chốn quan trường đầy rẫy những xu nịnh, bất công.v.v... Từ đó, chúng ta cũng nhận ra nhân cách thanh cao của tâm hồn thi sĩ. Ồng đã đến với thiên nhiên bằng tất cả niềm giao hoà, tìm được cảm giác thư thái để sông trọn vẹn với hồn thơ tinh tế bao la của mình.
Đáp án cần chọn là: D