K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2021

ai trả lời hộ mik vs

 

                            Đề 1: Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:          Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này           là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)            a) Câu văn...
Đọc tiếp

                            Đề 1: Đọc câu văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

          Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: "Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này           là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra".(Theo Ngữ văn lớp 7, tập 1, trang 7)

            a) Câu văn trên được trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?

            b) Tìm 2 từ ghép đẳng lập có trong câu văn trên?

            c) “Cổng trường mở ra” cho em hiểu điều gì? Tại sao tác giả lại lấy tiêu đề này. Em hãy giải thik

             d. Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về câu nói: “ Đi đi con. Hãy can đảm lên. Thế giới này là của con.  

                                                                                       Bước qua cánh cổng trường này là một thế giới kì diệu sẽ 

0
Đề 1:Câu 1:Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:- Đây rồi ! ... Thế chứ lại !Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:- Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! ... Điếu, mày !...Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống...
Đọc tiếp

Đề 1:

Câu 1:

Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

- Đây rồi ! ... Thế chứ lại !

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

- Ù ! Thông tôm, chi chi nảy ! ... Điếu, mày !

...

Ấy, trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !”

(Ngữ văn 7 tập 2, trang 78)

1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

2. Chỉ phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên ?

3. Các câu : Ù ! Thông tôm, chi chi nảy !... Điếu, mày ! thuộc kiểu câu nào em đã được học ?

4. Nghệ thuật được tác giả sử dụng thành công trong đoạn văn trên là gì ? Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó ?

5. Từ văn bản và từ những hiểu biết của mình, em có suy nghĩ gì về sự nguy hại của bệnh vô cảm trong cuộc sống ?

 

Câu 2:

Đánh giá tục ngữ về con người và xã hội, sách giáo khoa ngữ văn 7 có viết:

“Tục ngữ luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra lời nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sống mà con người cần phải có”.

       Bằng những hiểu biết của mình về những câu tục ngữ đã được học, em hãy làm sáng tỏ lời nhận xét trên.

 

Câu 3:

   Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.

 

Câu 4:

   Hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

 

Câu 3:

  Dân gian ta có câu: Lời nói gói vàng, đồng thời lại có câu:

Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Qua hai câu trên, em hãy cho  biết dân gian đã hiểu như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

 Mọi người giúp em với ạ khocroi

 

1
7 tháng 7 2021

Lần sau chia đề nhỏ nhỏ ra thì mọi người mới làm được nha em:

Câu 1:

1. Đoạn trích được trích từ văn bản Sống chết mặc bay của Phạm Duy Tốn

2. PTBD: Biểu cảm

3. Câu đặc biệt

4.  BPTT: Liệt kê

Tác dụng: Cho thấy sự trái ngược của các quan trong đình và người dân hộ đê. Nó cũng làm rõ bộ mặt tàn ác, thờ ơ của tên quan

5. 

Tham khảo nha em:

Vô cảm là một căn bệnh nguy hiểm trong mỗi con người chúng ta. Vô cảm là thái độ sống thờ ơ, dửng dưng, không cảm xúc với tất cả sự việc và con người xung quanh. Người có lối sống vô cảm luôn ích kỉ, không quan tâm đến mọi người, thờ ơ trước những nỗi đau của xã hội, thậm chí thờ ơ với chính người thân và bản thân của mình. Họ luôn bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó gặp nạn hoặc bị bạo hành. Tuy nhiên, vô cảm luôn không quan tâm đến người khác, sống ích kỉ. Tiêu biểu như là cướp tiệm vàng Ngọc bích (phố Sàn, huyện lục Nam, tỉnh Bắc giang) là kẻ vô cảm giết chết 3 mạng người đó là 1 thanh niên khoảng 17 tuổi, 1 cô gái khoảng 18 tuổi và 1 thai phụ có bầu 8 tháng, sau đó vứt xác nạn nhân xuống mương. Trái lại, 1 bộ phận trong xã hội họ luôn biết quan tâm, giúp đỡ những người gặp khó khăn. Chính vì vậy thế hệ chúng ta cần phải phê phán thái độ sống thờ ơ, vô ơn và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha.

Câu 2:

Tham khảo nha em:

 

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

Câu 3:

Một mặt người bằng mười mặt của

Đói cho sạch rách cho thơm


Trước hết câu tục ngữ: Một mặt người bằng mười mặt của. Nội dung của câu tục ngữ là đề cao giá trị con người, con người quý hơn mọi của cải vật chất, thế hiện tư tưởng nhân văn cao đẹp, coi trọng con người, sinh mệnh con người là trên tất cả. Câu tục ngữ còn người còn của, người làm ra của chứ không phải của làm ra người cũng thể hiện tinh thần đó.

Câu tục ngữ này được diễn đạt bằng hình thức so sánh. So sánh mặt người - mặt của và sử dụng quan hệ đối lập một - mười nhằm làm nổi bật giá trị của con người.

Câu tục ngữ thứ hai: Đói cho sạch rách cho thơm, có hai lớp nghĩa. Nghĩa đen là dù ăn đói mặc rách nhưng phải giữ cho mình được sạch sẽ thơm tho, như vậy cái đói rách kia sẽ giảm bớt đi và ta vẫn được mọi người tôn trọng. Nhưng đó chưa phải là ý nghĩa chính, điều mà nhân dân ta gởi gắm qua câu tục ngữ đó là dù nghèo khổ cơ cực đến đâu chăng nữa cũng phải giữ cho phẩm chất và nhân cách của mình được trong sạch. Nhân cách của con người mới là quan trọng, đó là phong cách sông, bản lĩnh sống của con người Việt Nam.

Câu tục ngữ được chia làm hai vế cân xứng, theo quan hệ đối ngữ tương hỗ. Đói cho sạch - rách cho thơm, và những cặp từ tương phản đói - sạch, rách - thơm càng có ý nghĩa nhấn mạnh con người phải vượt lên hoàn cảnh.

Cả hai câu tục ngữ đều là những bài học sâu sắc về cách ứng xử trong cuộc sống. Tất nhiên để thực hiện được những điều đó là không phải dễ, đòi hỏi mỗi chúng ta phải cố gắng, cô' gắng rất nhiều! 

Câu 4:

Tham khảo nha em:

 

Hằng ngày, trong giao tiếp, ứng xử, ta phải lựa chọn lời nói, cách diễn đạt sao cho vừa đảm bảo mối quan hệ đoàn kết, thân ái vừa đạt được hiệu quả giao tiếp. Điều này được nhân dân ta từ xưa luôn nhắc nhở nhau: "Lời nói gói vàng" và "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Hai câu trên thể hiện quan niệm của dân gian về giá trị và ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Câu đầu là một phép ẩn dụ: lời nói được ngầm so sánh với gói vàng. Điều này đủ cho thấy lời nói, cụ thể là Tiếng Việt, là một thứ của quý lâu đời của nhân dân ta (Bác Hồ). Câu hai mộc mạc đơn sơ nhưng bóng bẩy không kém câu đầu. Lời khuyên của dân gian ở đây thật nhẹ nhàng mà sâu sắc biết bao. Tuy quý giá, nhưng "lời nói không mất tiền mua". Ai cũng có thể nói ra những điều mình nghĩ đâu cần phải có tiền bạc hay có "gói vàng" mới nói được. Có điều biết "lựa lời" biết chọn từ ngữ, câu chữ để diễn đạt những suy nghĩ và cảm xúc của mình cần nói ra thì sẽ khiến người đối thoại được vui lòng "cho vừa lòng nhau" là như vậy. Và cuộc giao tiếp nhờ đó có hiệu quả tốt đẹp.

Trong giao tiếp hằng ngày, chúng ta phải lựa lời mà nói. Vì sao? Bởi vì tuy không phải tốn kém không mất tiền mua, nhưng giá trị của lời nói thật to lớn. Lời nói phản ánh trình độ văn hóa, là thước đo phẩm chất của mỗi người. Vì thế ta phải tự rèn luyện cho mình cách ăn nói lịch sự thể hiện lối sống văn minh, văn hóa.

Thế nào là cách nói văn minh lịch sự? Cách ăn nói văn minh lịch sử được biểu hiện ở nhiều mặt từ cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu, dáng vẻ, nội dung vấn đề. Dù hoàn cảnh thế nào ta cũng phải nói năng đúng mực: không sử dụng những từ ngữ thô tục, không có thái độ cáu gắt, hỗn láo, hách dịch và phải luôn tỏ ra tôn trọng người đối thoại.

Tuy nhiên, không phải chỉ vì "để vừa lòng nhau" mà ta không chân thành, thẳng thắn nói thật lời phê bình những sai lầm khuyết điểm của bạn bè, đồng chí. Bởi vì như thế là ta xuề xòa, chín bỏ làm mười, thủ tiêu đấu tranh. Có điều trong những trường hợp này, ta lại càng hơn lúc nào hết phải "lựa lời", lựa lúc tạo được sự đồng tình nơi người nghe. Chọn được những lời nói thích hợp như thế chính là ta đã làm tốt việc lựa lời theo đúng lời dạy của người xưa.

Cùng mang ý nghĩa tương tự còn có những câu tục ngữ ca dao khác: Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói; Học ăn, học nói, học gói, học mở; Chim khôn kêu tiếng rảnh rang - Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

Những câu ca dao trên rất hay, như một danh ngôn, một lời khuyên quý giá, một kinh nghiệm đặc sắc về nói năng. Hiểu được điều này, chúng ta phải có ý thức rèn luyện lời ăn tiếng nói ngay từ lúc còn nhỏ. Phải học cách ăn nói lịch sự văn minh, tránh cách ăn nói thô tục để làm vừa lòng bạn bè, ông bà, cha mẹ thầy cô và cả những người xung quanh mình.

 

7 tháng 7 2021

em cảm ơn ạ yeu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ IMôn : Ngữ Văn 7Phần I. Đọc- hiểuĐề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phênnứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng đượclà mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ baonhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ I
Môn : Ngữ Văn 7
Phần I. Đọc- hiểu
Đề số 1: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đet…. Những giọt nước lăn xuống mái phên
nứa: mưa thực rồi. Mưa ù xuống khiến cho mọi người không tưởng được
là mưa kéo đến chóng thế.Lúc nãy là mấy giọt lách tách, bây giờ bao
nhiêu nước tuôn rào rào. Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi
cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trống ướt lướt thướt
ngật ngưỡng tìm chỗ trú.Mưa xuống sầm sập, giọt ngã ,giọt bay, bụi
nước trắng xóa. Trong nhà tối sầm, một mùi nồng ngai ngái.Cái mùi xa
lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. Mưa rào trên sân
gạch.Mưa đồm độp trên phên nứa, đập bùng bùng vào tàu lá chuối.
Tiếng giọt tranh đổ ồ ồ.” ( Tô Hoài)
1.Xác định phương thức biểu đạt chính?
2.Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn trích?
3.Nêu tác dụng của những từ láy đó?
4.Khái quát nội dụng đoạn trích?

Đề số 2: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“- Con yêu mẹ bằng ông trời
Rộng lắm không bao giờ hết
-Thế thì làm sao con biết
Là trời ở những đâu đâu
Trời rất rộng lại rất cao
Mẹ mong, bao giờ con tới

-Con yêu mẹ bằng Hà Nội
Để nhớ mẹ con đi tìm
Từ phố này đến phố kia
Con sẽ gặp ngay được mẹ…
-Tính mẹ là cứ hay nhớ
Lúc nào cũng muốn bên con
Nếu có cái gì gần hơn
Con yêu mẹ bằng cái đó…”
( Trích: Con yêu mẹ - Xuân Quỳnh)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm từ ghép có trong câu in đậm?
3. Nêu ý nghĩa của hai câu thơ in đậm?
4. Khái quát nội dung đoạn trích?

Đề số 3: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”
( Trích : Quê hương- Đỗ Trung Quân)

1.Xác định phương thức biểu đạt chính?

2.Tìm các từ ghép có trong câu in đậm?
3.Hãy hoàn thiện câu văn sau: Quê hương trong em là….
4.Khái quát nội dung đoạn trích?
Đề số 4: Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“ Thương cha nhiều lắm cha ơi
Cày sâu cuốc bẫm , một đời của cha
Đồng gần rồi tới ruộng xa
Ban mai vừa nở, chiều tà, sương rơi
Nếp nhăn vầng trán bên đời
Vai cha mái ấm bầu trời tình thương
Dìu con từng bước, từng đường
Lo toan vất vả đêm trường năm canh”

( Trích: Thương cha – Lê Thế Thành)
1. Xác định thể thơ? Phương thức biểu đạt chính?
2. Tìm quan hệ từ trong câu thơ in đậm?
3. Tìm ít nhất 2 từ ghép có từ “thương”.
4. Nêu ý nghĩa đoạn thơ?
Phần II: Làm văn
Đề 1: Mái trường mến yêu.
Đề 2: Cảm nghĩ về một loài cây.
Đề 3: Cảm nghĩ về mùa xuân trên quê hương em

0

Không biết do máy anh lỗi hay sao nhưng anh không thấy đoạn văn phần đọc hiểu em ạ!

10 tháng 1 2021

đây nhé 

undefined

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu ...
Đọc tiếp

(Hè 2023)Đề 4.Phần I. Đọc – hiểu (3đ)Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới: Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng ạ ời Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con. Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời. (Theo Quốc Ninh, Mẹ) Câu 1. (0.5 điểm) Chỉ thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2.(0.5 điểm) Đoạn trích được viết theo thể thơ nào? Trong bài thơ, những âm thanh nào được tác gỉa nhắn đến? Câu 3. ( 1 đ)Nội dung của bài thơ. Câu 4. (1 điểm ) Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau : Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Câu 5 (1 điểm ) Nội dung của bài thơ. Phần II. Làm văn (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm Từ phần Đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận ( từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo. Câu 2: : Phân tích nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích sau: ...Qua năm sau, giặc ngoan cố đã chịu trói, việc quân kết thúc. Trương Sinh về tới nhà, được biết mẹ qua đời, con vừa học nói. Chàng hỏi mồ mẹ, rồi bế đứa con nhỏ đi thăm; đứa trẻ không chịu, ra đến đồng, nó quấy khóc. Sinh dỗ dành: - Nín đi con, đừng khóc. Cha về, bà đã mất, lòng cha buồn khổ lắm rồi. Đứa con ngây thơ nói: - Ô hay! Thế ra ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín thin thít. Chàng ngạc nhiên gạn hỏi. Đứa con nhỏ nói: - Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả. Tính chàng hay ghen, nghe con nói vậy, đinh ninh là vợ hư, mối nghi ngờ ngày càng sâu, không có gì gỡ ra được. Về đến nhà, chàng la um cho hả giận. Vợ chàng khóc mà rằng: - Thiếp vốn con nhà kẻ khó, được nương tựa nhà giàu. Sum họp chưa thỏa tình chăn gối, chia phôi vì động việc lửa binh. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói. Dám xin bày tỏ để cởi mối nghi ngờ. Mong chàng đừng một mực nghi oan cho thiếp. Chàng vẫn không tin. Nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra, thì lại giấu không kể lời con nói; chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng, và đánh đuổi đi. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng, cũng chẳng ăn thua gì cả. Nàng bất đắc dĩ nói: - Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa. Đoạn rồi nàng tắm gội chay sạch, ra bến Hoàng Giang ngửa mặt lên trời mà than rằng: - Kẻ bạc mệnh này duyên phận hẩm hiu, chồng con rẫy bỏ, điều đâu bay buộc, tiếng chịu nhuốc nhơ, thần sông có linh xin ngài chứng giám. Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạ cá, lừa chồng dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ. Nói xong nàng gieo mình xuống sông mà chết...” (“Chuyện người con gái Nam Xương” - Nguyễn Dữ, Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Viết Nam, 2019)

1

Bạn có thể tách nhỏ câu hỏi ra được không ạ

11 tháng 8 2023

Được a:33

     Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:                                 Nấu cơm        Có một lần, bố tôi ốm nặng, nằm trên giường bệnh hơn nửa tháng rồi mà không tỉnh.Vào một buổi chiều, đột nhiên ông tỉnh lại.        Khi ấy, miệng ông động đậy không ngừng. Mẹ tôi tiến sát lại gần, nói với bố: “Ông cứ từ từ nói, tôi vẫn nghe...
Đọc tiếp

   

 

 Đọc câu chuyện sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

                                 Nấu cơm

        Có một lần, bố tôi ốm nặng, nằm trên giường bệnh hơn nửa tháng rồi mà không tỉnh.Vào một buổi chiều, đột nhiên ông tỉnh lại.

        Khi ấy, miệng ông động đậy không ngừng. Mẹ tôi tiến sát lại gần, nói với bố: “Ông cứ từ từ nói, tôi vẫn nghe đây”.

      Bố tôi yếu ớt thốt lên rằng: “Con gái sắp đi học về, bà đã nấu cơm chưa?”.

 

Câu 1.(1,0 điểm ) Xác định ngôi kể và phương thức biểu đạt chính.

Câu 2.(0,5 điểm ) Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu “Con gái sắp đi học về, bà đã nấu cơm chưa?” .

Câu 3. (1,0 điểm ) Em hiểu gì về người bố trong câu chuyện trên?

Câu 4.(1,0 điểm) Nếu em là cô con gái trong câu chuyện, em cảm thấy như thế nào sau khi nghe câu nói của người bố ?

Câu 5.(1,5 điểm )  Từ  câu chuyện trên, hãy nêu suy nghĩ  của em về vai trò của gia đình đối với mỗi người (trình bày trong 1 đoạn văn  từ 5 – 7 câu).

0
I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 

Nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên

 

Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.

Một số hoạt động chính là nguyên nhân khiến cho Trái Đất nóng lên:

Hiệu ứng nhà kính

Các hiện tượng hiệu ứng nhà kính tăng lên rõ rệt trong thời gian gần đây đã làm thủng tầng ô-dôn... Những nơi bị thủng hoặc mất đi tầng ô-dôn thì nơi đó đất đai sẽ bị sa mạc hóa không còn tác dụng cân bằng hệ sinh thái như hiện tại thành ra ban ngày nóng, ban đêm lạnh.

Quá trình công nghiệp hóa

Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

Rừng bị tàn phá

Nếu như khí các-bô-níc thải ra thì theo quy luật tự nhiên sẽ được cây xanh quang hợp để cung cấp lượng ô-xi cần thiết cho con người. Tuy nhiên, số lượng cây xanh đã bị tàn phá hết nên đã không thể phân giải hết lượng khí các-bô-níc trong môi trường khiến cho Trái Đất càng ngày càng nóng lên rõ rệt. Diện tích rừng bị tàn phá ngày càng rộng nên tia nắng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất không có tầng lá xanh của cây chặn lại nên khi chiếu xuống mặt đất sẽ hình thành nên những vùng đất khô cằn, nóng như hoang mạc. Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.

 

 

 

 

 

 

 

                                                                       (Theo LV, quangnam.gov.vn)


Câu 1. Theo văn bản, các nguyên nhân chính khiến Trái Đất nóng lên là gì?

    A. Hiệu ứng nhà kính; thủng tầng ô-dôn; quá trình công nghiệp hóa.     

    B. Quá trình công nghiệp hóa; tăng khí mê tan; rừng bị tàn phá .

    C. Hiệu ứng nhà kính; quá trình công nghiệp hóa; rừng bị tàn phá.     

    D. Số lượng phương tiện xe cộ tăng nhanh; hiệu ứng nhà kính; rừng bị tàn phá.

 

Câu 2. Từ được in đậm trong câu: Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đấtcó nguồn gốc từ tiếng nước nào?

     A. Tiếng Hán.                                                      B. Tiếng Pháp.

     C. Tiếng Hàn.                                                      D. Tiếng Anh.

Câu 3. Đáp án nào sau đây nêu lên nội dung chính của đoạn văn sau:

      Do sự phát triển nhanh chóng như vũ bão của khoa học công nghệ cùng sự phát triển của nền kinh tế nên nhiều nhà máy xả thải trực tiếp và phun khí thải vào môi trường. Số lượng phương tiện từ xe cộ (xe máy, xe đạp, ô tô…) cũng đã thải ra một lượng lớn khí các-bô-níc. Khi lượng khí các-bô-níc có nhiều trong bầu khí quyển do ánh nắng Mặt Trời chiếu vào làm tăng nhiệt độ của bề mặt Trái Đất.

     A. Quá trình công nghiệp hóa là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

     B. Hiệu ứng nhà kính là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

     C. Sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.

     D. Lượng khí các-bô-níc có nhiều trong khí quyển làm tăng nhiệt độ của Trái Đất.

Câu 4. Các đề mục được in đậm trong văn bản có tác dụng nào sau đây?

     A. Nêu lên chủ đề của văn bản.

     B. Nêu lên các thông tin chủ yếu của văn bản.                 

     C. Nêu lên thông điệp của văn bản.

     D. Nêu lên mục đích của văn bản.

Câu 5. Dòng nào sau đây nêu lên chính xác nghĩa của từ hoang mạc trong văn bản trên?

     A. Vùng đất hoang rộng lớn, hầu như không có cây cối và người ở.

     B. Vùng đất hoang rộng lớn, khí hậu khô cằn, hầu như không có cây cối và người ở.

     C. Vùng đất có khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.

     D. Vùng đất rộng lớn, khí hậu khô cằn, không có cây cối và người ở.

Câu 6. Hình ảnh minh họa làm sáng tỏ thông tin gì trong văn bản?

     A. Hiện tượng hạn hán vào mùa khô.                   B. Hiệu ứng nhà kính.

     C. Rừng bị tàn phá.                                               D. Quá trình công nghiệp hóa.

Câu 7. Đoạn văn dưới đây cung cấp thông tin gì?

     Hiện tại, Trái Đất nóng lên chủ yếu là do con người tạo ra thông qua các hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (dầu, khí đốt, than đá…) cùng các loại khí thải khác nên lượng nhiệt bị giữ lại ở bầu khí quyển.

    A. Nêu lên thông tin về địa điểm diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

    B. Nêu lên thông tin về thời gian diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

    C. Nêu lên thông tin về nguyên nhân diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

    D. Nêu lên thông tin về cách thức diễn ra sự việc được nói đến trong câu.

Câu 8. Xác định các từ láy trong câu sau:

Mùa mưa không có rừng để giữ nước lại nên sẽ gây lũ lụt còn mùa khô thì xảy ra hạn hán.

    A. Lũ lụt, hạn hán.                                                  B. Mùa mưa, hạn hán

    C. Mùa mưa, lũ lụt                                                  D. Mùa mưa, hạn hán, lũ lụt

Câu 9. Theo em, bức thông điệp mà tác giả gửi gắm qua văn bản trên là gì?

Câu 10. Qua đoạn trích trên em hãy nêu một số giải pháp của cá nhân để hạn chế tình trạng Trái Đất nóng lên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện( lễ hội) đua thuyền ở Đầm Ô Loan, huyện Tuy An  mà em từng tham dự hoặc chứng kiến.

2
2 tháng 5 2023

câu 1:c

2:c

3:A

4:d

5:a

6:b

7:a

8:b

câu 9,10 và phần tự luận thì tự làm đi:)

2 tháng 5 2023

đúng rồi

 

Bài 1: Đọc các câu thơ sau, thực hiện yêu cầu bên dưới rồi điền vào bảng:* Gạch một gạch dưới các sự vật được nhân hóa.* Gạch hai gạch dưới những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.a. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chíchchoè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏmdáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.Tên sự vậtđược nhân hoáCác...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc các câu thơ sau, thực hiện yêu cầu bên dưới rồi điền vào bảng:
* Gạch một gạch dưới các sự vật được nhân hóa.
* Gạch hai gạch dưới những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.
a. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích
choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm
dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Tên sự vật
được nhân hoá
Các từ ngữ dùng để
nhân hoá sự vật
Cách nhân hoá
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………


Giáo viên biên soạn và giảng dạy: Nguyễn Nga – 0 941.934.199
Học...Học nữa...Học mãi... Phải luôn luôn học tập chừng nào còn một đều chưa biết!
b. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Tên sự vật
được nhân hoá
Các từ ngữ dùng để
nhân hoá sự vật
Cách nhân hoá
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………

c.

Tên sự vật
được nhân hoá
Các từ ngữ dùng để
nhân hoá sự vật
Cách nhân hoá

 

1
20 tháng 2 2022

a. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích
choè nhanh nhảu
. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

 

* Chú ý : In đậm là sự vật được nhân hóa, còn vừa in đậm và vừa in nghiêng là  từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.