K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 12 2022

Với những chi tiết, hình ảnh đó, tác giả đã làm nổi bật tình cảnh vô cùng đáng thương của cô bé bán diêm.

17 tháng 12 2023

- Sự tương phản giữa thời tiết giá lạnh, gió rét dữ dội; giữa đêm giao thừa khi bao nhiêu gia đình đang quây quần, sum họp với hình ảnh “em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối” : nhấn mạnh tình cảnh đáng thương, tội nghiệp của cô bé bán diêm. 

- Sự tương phản giữa quá khứ êm đềm, hạnh phúc khi bà còn sống với hiện tại đau khổ, bất hạnh của cô bé không ai chăm sóc, yêu thương. 

- Sự tương phản giữa những ảo ảnh hiện lên khi em bé quẹt diêm với những hiện thực nghiệt ngã khi diêm tắt: gợi niềm xót xa, thương cảm với em bé thơ ngây đang phải chịu cảnh đói rét, cô đơn. 

- Sự tương phản giữa khung cảnh tươi sáng “mặt trời lên trong sáng, chói chang”, không khí tươi vui của ngày đầu năm mới với cảnh tượng em bé chết rét nơi xó tường “ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã hết nhẵn”: thể hiện nỗi đau đớn trước cái chết của em bé; lên án sự thờ ơ, vô cảm của con người. 

26 tháng 8 2021

-Tác giả xây dựng nhân vật "cô bé bán diêm" có đặc điểm : số phận, hoàn cảnh đáng thương, tội nghiệp , có ước mơ về một mái ấm .

-Giá trị nhân đạo của tác phẩm qua hình tượng của cô bé : phê phán sự vô tâm lạnh nhạt của người qua đường và sự bốc lột hành hạ của người cha 

30 tháng 11 2023

Một số chi tiết trong văn bản để chứng tỏ truyện Cô bé bán diêm có đặc điểm của truyện cổ tích:

- Yếu tố kì ảo: 5 lần quẹt diêm.

- Kiểu nhân vật: những người hiền lành.

- Truyện có ý nghĩa khuyên răn, dạy bảo không chỉ chúng ta mà còn nhiều người: sống cần quan tâm sẻ chia.

30 tháng 10 2020

Đọc truyện Cô bé bán diêm, ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó ià ngọn lửa cùa ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đă hóa thành những ngôi sao trên trời… để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên Thượng đế.

Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. vẻ đẹp nhân vãn của truyện Cô bé bán diêm được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy.

Đọc truyện Cô bé bán diêm, ta thấy hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó ià ngọn lửa cùa ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi và sống trong tình thương. Từ những ngọn lửa diêm đă hóa thành những ngôi sao trên trời… để soi đường cho em bé bay lên ở với bà nội trên Thượng đế.

Qua ngọn lửa và ngôi sao, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. vẻ đẹp nhân vãn của truyện Cô bé bán diêm được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy.

25 tháng 10 2021
Ý nghĩa của câu truyện Cô bé bán diêm

Qua câu truyện Cô bé bán diêm có thể thấy được tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen còn được thể hiện ở sự cảm thông và tình yêu thương sâu nặng đối với cô bé bán diêm đáng thương, bất hạnh. Khi nhà nhà đã bắt đầu chuẩn bị cho đêm giao thừa thì em bé tội nghiệp ấy vẫn không trở về nhà vì em sợ bố sẽ đánh em vì cả ngày nay em không bán được bao diêm nào.

Sự tương phản giữa không gian rực rỡ ánh đèn, sự ấm áp trong mỗi ngôi nhà với hoàn cảnh tội nghiệp của em trong màn đêm giá rét đã thể hiện niềm cảm thương sâu sắc của nhà văn trước hoàn cảnh của cô bé, đặc biệt gợi lên trong người đọc niềm cảm thương với những số phận bất hạnh, nghèo khổ đặc biệt là trẻ em. Em bé đáng thương ngồi trong góc tường, ấy vậy mà người người đi qua lại đều không mảy may để ý đến em đang buốt rét trong trời tuyết trắng xóa, cho thấy được sự vô cảm thờ ơ trước hoàn cảnh bất hạnh của một số người lúc bấy giờ.


Đó là đêm giao thừa đương nhiên cô bé cũng muốn được đón Nô-en, một đêm giao thừa thật ấm áp, nhưng tiếc thay hoàn cảnh của cô không cho phép. Tác giả đã để cho cô bé bán diêm thực hiện những mong ước của mình – những thứ mà trong cuộc sống đời thường cô bé tội nghiệp ấy chưa bao giờ có được.

Qua lần quẹt diêm em được gặp lại người bà thân thương của mình và rồi cô bé đã van xin bà của mình là hãy cho em đi theo cùng, cô bé muốn được đi theo bà của mình vì cuộc sống đã quá khổ cực và bất hạnh rồi. Điều ấy là biểu hiện của sự cảm thông và yêu thương sâu sắc mà tác giả dành cho cô bé bán diêm đáng thương. Cuối cùng, nỗi xót xa trước cái chết của cô bé là minh chứng cho tấm lòng nhân ái của nhà văn An-đéc-xen.

Câu truyện đã kết thúc với cái chết của em bé đáng thương. Em không chết đi chỉ bởi vì cái lanh lẽo thấu xương của trời tuyết băng giá mà còn bởi vì sự vô tâm, thờ ơ của chính những con người trong xã hội ấy. Kết thúc tác phẩm bằng hình ảnh cái chết của em bé và sự vô tâm của những người qua đường, tác giả đã thể hiện rõ nỗi đau xót xa trước những số phận nghèo khổ, bất hạnh, đặc biệt là trẻ em và đồng thời lên án sự vô tâm, dửng dưng của một số người trong xã hội lúc ấy.

Tóm lại, qua câu truyện Cô bé bán diêm, nhà văn An-đéc-xen đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân ái của minh với những số phận, cảnh đời nghèo khó, bất hạnh, đặc biệt là với trẻ em. Đồng thời nhà văn còn muốn gửi đến một thông điệp tới người đọc mọi thế hệ sau này, một bài học giàu ý nghĩa về tình yêu thương giữa con người với con người trong cuộc sống.

Cô bé bán diêm là câu chuyện cảm động về cô bé tội nghiệp, đáng thương phải đi bán diêm trong đêm giao thừa giá rét. Và qua câu truyện này tác giả cũng mang lại nhiều bài học và thông điệp sâu sắc vô cùng quý giá cho người đọc mọi thế hệ sau này.

(Tham khảo)