Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo :
Quan niệm về quốc gia, độc lập, chủ quyền lãnh thổ
– Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã đưa ra quan niệm về quốc gia, dân tộc ở hai phạm trù cơ bản: Chủ quyền lãnh thổ và độc lập. (“Nam quốc sơn hà”)
– Nguyễn Trãi mở rộng quan niệm khi đưa ra thêm 3 phạm trù quan trọng nữa:
+ Nền văn hiến lâu đời: đối với bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, nền văn hiến chính là “tín hiệu” để đánh giá được sự tồn vong, thịnh suy và là “bằng chứng” cho sự tồn tại của một dân tộc.
+ Phạm vi lãnh thổ: “bờ cõi đã chia”
+ Phong tục tập quán: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”
+ Triều đại: Nguyễn Trãi liệt kê một loạt các triều đại của Đại Việt “bao đời gây nền độc lập”, đặt ngang hàng với các triều đaị của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị thế, khí thế của nước ta.
+ Anh hùng thời đại: thể hiện sức mạnh, nguồn linh khí, Long mạch của đất nước sinh ra nhân tài mọi thời.
– Lịch sử chống giặc ngoại xâm: Nguyễn Trãi đưa ra một loạt các sự kiện, chiến thắng lẫy lừng của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.
⇒ Tất cả đã khẳng định: Nước ta là đất nước có nền văn hiến nghìn năm, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử; kẻ nào cố ý xâm lược nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.
Tham khảo nha em:
Quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước:
+ Có nền văn hiến lâu đời
+ Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác
+ Có phong tục, tập quán, lối sống riêng
+ Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế
+ Có nhân tài, hào kiệt
→ Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc
Tham khảo nha em:
Quan niệm về quốc gia, độc lập, chủ quyền lãnh thổ
– Trước Nguyễn Trãi, Lý Thường Kiệt cũng đã đưa ra quan niệm về quốc gia, dân tộc ở hai phạm trù cơ bản: Chủ quyền lãnh thổ và độc lập. (“Nam quốc sơn hà”)
– Nguyễn Trãi mở rộng quan niệm khi đưa ra thêm 3 phạm trù quan trọng nữa:
+ Nền văn hiến lâu đời: đối với bất cứ một quốc gia, vùng lãnh thổ nào, nền văn hiến chính là “tín hiệu” để đánh giá được sự tồn vong, thịnh suy và là “bằng chứng” cho sự tồn tại của một dân tộc.
+ Phạm vi lãnh thổ: “bờ cõi đã chia”
+ Phong tục tập quán: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”
+ Triều đại: Nguyễn Trãi liệt kê một loạt các triều đại của Đại Việt “bao đời gây nền độc lập”, đặt ngang hàng với các triều đaị của Trung Quốc ⇒ khẳng định vị thế, khí thế của nước ta.
+ Anh hùng thời đại: thể hiện sức mạnh, nguồn linh khí, Long mạch của đất nước sinh ra nhân tài mọi thời.
– Lịch sử chống giặc ngoại xâm: Nguyễn Trãi đưa ra một loạt các sự kiện, chiến thắng lẫy lừng của ông cha ta trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ đất nước.
⇒ Tất cả đã khẳng định: Nước ta là đất nước có nền văn hiến nghìn năm, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền và có truyền thống lịch sử; kẻ nào cố ý xâm lược nhất định sẽ chuốc lấy thất bại.
Câu 1: Viết một đoạn văn ngắn từ 10-15 câu trong đó có sử dụng một câu cảm thán và gạch chân 1 hành động nói với câu chủ đề sau: " Nước Đại Việt ta là một áng văn tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc"
Câu 2: Chứng minh rằng đoạn trích "Nước Đại Việt ta" ,Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá toàn diện và hoàn chỉnh về Tổ quốc
Bài Bình Ngô Đại Cáo_Bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Nguyễn Trãi đã bổ sung nâng quan điểm khá hoàn chỉnh về tổ quốc.Trong đoạn trích"Nước Đại Việt Ta" quan niệm về tổ quốc và độc lập chủ quyền dân tộc được ông trình bày theo các yếu tố sau: Có nền văn hiến riêng,phong tục tập quán riêng,lãnh thổ cương vực riêng, truyền thống lịch sử riêng,chế độ chính quyền của các hoàng đế riêng.Ông khẳng định chân lý tồn tại độc lập chủ quyền dân tộc bằng cách viện dẫn những chứng cứ xác thực trong lịch sử:Đó là những chiến công oai hùng vẻ vang của ông cha ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc và những thất bại cay đắng nhục nhã của quân xâm lược.Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm toàn diện sâu sắc dựa trên thực tiễn cụ thể về tổ quốc và độc lập chủ quyền dân tộc.
Để khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc, Nguyễn Trãi đã dựa vào các yếu tố như: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Với những yếu tố căn bản này, tác giả đã đưa ra một khái niệm khá hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc.So với ý thức về quốc gia dân tộc trong bài thơ Sông núi nước Nam, thì ở Nguyễn Trãi, ta thấy nó vừa có sự kế thừa lại vừa có sự phát huy và hoàn thiện. Ý thức về nền độc lập của dân tộc thể hiện trong bài Sông núi nước Nam được xác định ở hai phương diện: lãnh thổ và chủ quyền; còn trong bài Nước Đại Việt ta, ý thức dân tộc đã phát triển cao, sâu sắc và toàn diện. Ngoài lãnh thổ và chủ quyền, ý thức về độc lập dân tộc còn được mở rộng, bổ sung thành các yếu tố mới: đó là nền văn hiến lâu đời, đó là phong tục tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng. Có thể nói, ý thức dân tộc đến thế kỉ XV đã phát triển sâu sắc, toàn diện hơn nhiều so với thế kỉ X
Khi so sánh tư tưởng của Nguyễn Trãi và tư tưởng của Nam Quốc Sơn Hà ta sẽ có một số luận điểm như
-tư tưởng của Nam Quốc Sơn Hà là theo tư tưởng cổ như
+Mọi việc đã được định theo sách trời
+ Không có tôn trọng chủ quyền phương bắc nhiều
+ Khẳng định thẳng là nếu xâm lược nước ta sẽ nhân lấy thất bại
- Về bên tư tưởng của Nguyễn Trãi
+luôn hoạt động dựa trên dân ,sự an nguy của dân lên hằng đầu
+Tôn trọng phương Bắc từ các triều đại đến các chủ quyền riêng
+ Dựa trên các chứng cớ cho trước để khăng định nếu phương Bắc dòm ngó đến nước ta sẽ chuốc vạ vào thân
Đáp án
Chứng minh rằng trong “Nước Đại Việt ta, Nguyễn Trãi đã nêu lên một quan niệm khá hoàn chỉnh về tổ quốc”(3đ)
HS nêu lên được quan niệm của Nguyễn Trãi về đất nước:
+ Có nền văn hiến lâu đời (0.5đ)
+ Có cương vực lãnh thổ rõ ràng, phân chia biên giới với các quốc gia khác (0.5đ)
+ Có phong tục, tập quán, lối sống riêng (0.5đ)
+ Có truyền thống lịch sử với các triều đại hoàng đế (0.5đ)
+ Có nhân tài, hào kiệt (0.5đ)
→ Quan niệm khá toàn diện và sâu sắc (0.5đ)