K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 7 2018

Đáp án: C

Trong đoạn thơ dưới đây có cặp từ trái nghĩa nào?Hãy liệt kê ra.Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng...
Đọc tiếp

Trong đoạn thơ dưới đây có cặp từ trái nghĩa nào?Hãy liệt kê ra.

Bài thơ Cảnh khuya được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1947, khi quân và dân ta đang thắng lớn trên chiến trường Việt Bắc. Sông Lô, Đoan Hùng đã đi vào lịch sử bằng những nét vàng chói lọi đầu tiên của ta trong chín năm kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện cảm hứng yêu nước mãnh liệt dạt dào ánh sáng và âm thanh. Đó là ánh sáng của trăng Việt Bắc, của lòng yêu nước sâu sắc. Cùng với các bài thơ Cảnh rừng Việt Bắc, Đi thuyền trên sông Đáy, Cảnh khuya thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu nước sâu sắc của Bác trong một đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc. Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Nếu giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, thì tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác.

               Mn giúp tui vs 🥺

0
5 tháng 1 2017

Chọn đáp án: D

1 tháng 1 2017

Đáp án: C

11 tháng 12 2021

Tham khảo!

Hình ảnh đêm trăng sáng luôn là nguồn cảm hứng của nhiều nhà thơ , nhưng có lẽ cảnh đêm trăng gây ấn tượng với người đọc nhất là những bài thơ đêm trăng của  tác giả Hồ Chí Minh . Qua sự sáng tạo về thơ văn của Bác , hình ảnh cảnh đêm tranh bình dị hiện lên với vẻ đẹp huyền ảo và tràn đầy sức sống mà không nhà thơ nào có được . Đêm trăng qua bài thơ Bác viết tạo cảm giác sức sống đang trỗi dậy tràn ngập đất trời ; cảnh quan đẹp , khoáng đạt ,thơ mộng đến lạ kỳ . Những bài thơ trăng Bác viết gợi cho người đọc nhiều cảm xúc về những bức tranh thiên nhiên đẹp lung linh và sống động ,đồng thời cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết và sâu đậm của Bác .

11 tháng 12 2021

dạ bài văn cơ ạbucminh

20 tháng 7 2023

     Hai câu đầu trong bài thơ ” Cảnh khuya” đã vẽ nên cảnh núi rừng Việt Bắc rất tài tình, thơ mộng trong đêm trăng khuya. Ngay vừa " đặt chân" vào bài thơ, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh tiếng suối chảy êm đêm với “tiếng hát xa” của con người. Nghệ thuật lấy động tả tĩnh đặc sắc làm nổi bật lên cảnh rừng khuya tĩnh lặng, yên ả nhưng không hoang vu, tĩnh lặng. Bởi phép so sánh ấy đã làm cho tiếng suối thêm một màu tươi mới. Lấy con người làm chủ để làm cho khung cảnh núi rừng là cách mà tác giả sử dụng cho bài thơ của mình thêm phần gần gũi, thân mật. "Bước vào" câu thứ hai hình ảnh vầng trăng tươi sáng gợi lên một bầu khí diễm lệ đến khó tả, điệp ngữ "lồng" được điệp lại ba lần thật là hay, thật đắt điệu, bắt tai. Bài thơ tuy chỉ có hai màu đen trắng nhưng ta đã tưởng tượng ra trăm nghìn màu sắc lung linh bởi cái gọi là thiên nhiên trong tác giả đã giúp ông tô màu lên bức vẽ khiến nó trở nên thêm phần sinh động. Ta như xao xuyến, bồi hồi trước bức tranh đêm trăng lung linh, huyền ảo. Bức tranh được thêu dệt bởi tầm cao của trăng, tầng trung của vòm cổ thụ cùng tầng thấp của lá, hoa. Chỉ với hai câu thơ, nhưng đã phần nào gợi ta hết cái mong muốn hòa mình vào thiên nhiên, chìm đắm trong vẻ đẹp tươi sáng một màu xanh thơ mộng của một tâm hồn cao đẹp - vị lãnh tụ thời xương máu Hồ Chí Minh.

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay   Vượn hót chim kêu suốt cả ngày...Non xanh nước biếc tha hồ dạo      Rượu ngọt chè tươi mặc sức say...(Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh)a. Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó. Ghi rõ thời gian sáng tác.b. Có thể hiểu câu thơ thứ hai trong bài thơ em vừa chép theo những...
Đọc tiếp

Cảnh rừng Việt Bắc thật là hay

   Vượn hót chim kêu suốt cả ngày

...Non xanh nước biếc tha hồ dạo

      Rượu ngọt chè tươi mặc sức say...

(Cảnh rừng Việt Bắc – Hồ Chí Minh)

a. Những lời thơ trên gợi em nhớ tới bài thơ nào đã được học trong chương trình Ngữ văn 8. Của tác giả nào? Hãy chép lại chính xác bài thơ đó. Ghi rõ thời gian sáng tác.

b. Có thể hiểu câu thơ thứ hai trong bài thơ em vừa chép theo những cách nào? Theo em, cách hiểu nào hợp lí hơn?

c. Dựa vào bài thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu để làm rõ tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của tác giả trong cuộc sống cách mạng buổi đầu đầy gian khổ, trong đó có sử dụng một câu ghép và một câu cảm thán (gạch dưới câu ghép và câu cảm thán).

yeu

1
1 tháng 3 2021

a, Lời thơ trên gợi nhớ tới bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Chủ tịch HCM

Bài thơ:

Sáng ra bờ suối, tối vào hang,Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Bài thơ được sáng tác năm 1941

b +c,

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

Bác đã thích nghi với cuộc sống thiếu thốn một cách tự nhiên, Bác không mảy may cảm thấy mình vất vả mà ngược lại Bác cảm thấy rất vui. Có lẽ vui nhất vì sau bao nhiêu năm xa đất nước nay được trở về sống với đất nước thân yêu. Bác tin rằng, thời cơ giành độc lập hoàn toàn đang tới.

c, 

Bài thơ " Tức cảnh Pác Bó " đã khắc họa một cách sinh động hình tượng vị lãnh tụ của dân tộc, tuy vĩ đại nhưng cũng thật gần gũi. Trước hết ta cảm nhận được ở Bác đó là vẻ đẹp của phong thái ung dung, tự tại giữa núi rừng. Giọng điêu ở những câu thơ toát lên sự thoải mái, lạc quan về tinh thần. Bất chấp hoàn cảnh sống khó khăn, gian khổ, Bác vẫn rèn luyện cho mình một nếp sống nhịp nhàng, nề nếp. Ta còn bắt gặp sự ung dung đến không ngờ qua giọng điệu hết súc tự nhiên của những câu thơ. Ở đó, Bác có lối sống của một ẩn sĩ thanh cao, lấy núi, mây, chim, cảnh làm bầu bạn. Bác luôn nhìn cuộc sống của mình với niềm tin tưởng lớn. Niềm lạc quan ấy toát lên cái "sang " của cuộc đời Cách mạng. Ôi! đó là hình tượng của một vị lãnh tụ hết lòng vì nước, vì dân, cuộc sống mà Bác theo đuổi và lựa chọn hơn hản các cuộc sống khác trên đời. Cả cuộc đời gắn bó với Cách mạng, là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau  30 năm xa nước, nay được sống giữa đất nước yêu dấu. Bác tuy mang dáng dấp của 1 ẩn sĩ nhưng lại không xa lánh cuộc đời, vẫn là một người chiến sĩ kiên trung.  

Câu cảm thán: Ôi!

2 tháng 3 2021

Thank bạn