K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 7 2019

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:

- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất

- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính

*Nguyên nhân:

- Tiềm lực kinh tế: nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địa. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế

- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nề từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này

- Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử: Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Đáp án cần chọn là: D

15 tháng 3 2017

Đáp án D

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:

- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính

*Nguyên nhân:

- Tiềm lực kinh tế: nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địA. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế

- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nền từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này

- Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử: Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

=> Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

13 tháng 3 2017

Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng đã xuất hiện 2 giải pháp, con đường khác nhau:

- Mĩ, Anh, Pháp tiến hành những cải cách kinh tế- xã hội, đổi mới quá trình quản lý sản xuất- Đức, Italia, Nhật Bản thiết lập một nền cai trị cứng rắn- chế độ độc tài phát xít- nền chuyên chính, khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất, sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính

*Nguyên nhân:

- Tiềm lực kinh tế: nhóm các nước tư bản dân chủ có một nền kinh tế vững chắc, hệ thống thuộc địa rộng lớn nên có thể san sẻ gánh nặng cho thuộc địA. Còn các nước phát xít không có hệ thống thuộc địa nền tiềm lực kinh tế sẽ bị hạn chế

- Thái độ với trật tự Vécxai – Oasinhtơn: các nước tư bản dân chủ là những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ trật tự Vécxai – Oasinhtơn nên muốn duy trì trật tự này. Còn các nước phát xít không được hưởng lợi nhiều, thậm chí còn bị bắt đền nặng nền từ hiệp ước Véc-xai nên muốn phá bỏ trật tự này

- Ảnh hưởng của truyền thống lịch sử: Anh là quê hương của chế độ đại nghị tư sản. Mĩ là quốc gia dân chủ nhất trong số các quốc gia dân chủ trên thế giới; Pháp là nơi diễn ra cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất thời cận đại. Trong khi đó, cả Đức và Nhật Bản đều bị ảnh hưởng của chủ nghĩa quân phiệt hiếu chiến; Italia đã phát xít hóa bộ máy chính quyền từ đầu những năm 20 của thế kỉ XX.

=> Đáp án D: Mức độ phát triển khác nhau của phong trào hòa bình dân chủ không phải là nguyên nhân dẫn đến xuất hiện hai con đường giải quyết khủng hoảng khác nhau giữa các nước tư bản trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933.

Đáp án cần chọn là: D

30 tháng 12 2021

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 là do 

A. Sự cạnh tranh khốc liệt về kinh tế giữa các nước tư bản 

B. Sự tác động tiêu cực trong sự phát triển kinh tế của các nước tư bản 

C. Sản xuất ổ ạt, chạy theo lợi nhuận dẫn đến hàng hóa ế thừa, người lao động không có tiền mua 

D. Sản xuất bị đình trệ 

Câu 2 : Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới ( 1929 - 1933 ) để lại hậu quả nguy hiểm nhất là : 

A. Nạn thất nghiệp tăng

B. Nhiều ngân hàng công ty bị phá sản 

C. Chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước

D. Tàn phá nền kinh tế, kéo lùi sức sản xuất 

Câu 3 : Đảng cộng sản Mĩ được thành lập vào tháng 

A . 4 - 1921

B. 5 - 1921

C. 6 - 1921

D. 7 - 1921

24 tháng 3 2018

a. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933)

- Kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế ở các nước tư bản chủ nghĩa, mức sản xuất bị đẩy lùi hàng chục năm. 

- Chính trị - xã hội: hàng triệu công nhân thất nghiệp, nông dân mất ruộng, sống trong cảnh nghèo đói, túng quẫn. Nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của người thất nghiệp diễn ra khắp cả nước. 

- Quan hệ quốc tế:

+ Hình thành hai khối đế quốc đối lập nhau: khối các nước Anh, Pháp, Mĩ và khối các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.

+ Chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới xuất hiện. 

b. Điểm khác biệt trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc tiến hành những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Ví dụ, nước Mĩ thực hiện Chính sách mới do Tổng thống Ph. Ru-dơ-ven đề xướng.

- Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng kinh tế (1929 – 1933) thông qua việc phát xít hóa bộ máy thống trị.

c. Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau trong giải pháp thoát khỏi khủng hoảng giữa các nước Anh, Pháp, Mĩ và Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản

- Anh, Pháp, Mĩ:

+ Có nhiều thị trường và thuộc địa => có thể trút gánh nặng khủng hoảng lên nhân dân thuộc địa, do đó có thể thoát khỏi khủng hoảng bằng những biện pháp cải cách.

+ Truyền thống dân chủ tư sản tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Anh, Pháp, Mĩ thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước thông qua biện pháp hòa bình, cải cách.

- Đức, I-ta-lia-a, Nhật Bản:

+ Kho có hoặc có ít thuộc địa, thị trường tiêu thụ hẹp => thiếu vốn, nguyên liệu, thị trường. 

+ Truyền thống quân phiệt tồn tại lâu dài, giới cầm quyền Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản thường có xu hướng giải quyết khó khăn trong nước bằng bạo lực. 

4 tháng 1 2022

- Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát.

+ Một là : Các nước Đức, Italia, Nhật Bản... không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới.

+ Hai là : Các nước Mĩ, Anh, Pháp..vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa. Cho nên chủ trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn.

18 tháng 12 2022

Những hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933:

- Về kinh tế: tàn phá nặng nề nền kinh tế của các nước tư bản, kéo lùi sức sản xuất hàng chục năm,…

- Về xã hội: hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân,…) rơi vào tình trạng đói khổ. Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.

- Về chính trị: chủ nghĩa phát xít lên nắm chính quyền ở nhiều nước (Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản) và phát động cuộc chiến tranh phân chia lại thế giới.

- Về quan hệ quốc tế: xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.

14 tháng 3 2017

Nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn tình trạng khủng hoảng là:

- Nhật Bản là một nước đế quốc trẻ có rất ít thuộc địa. Bản thân Nhật Bản lại là nước nghèo tài nguyên, thị trường nội địa yếu => Nhật Bản luôn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, thị trường để phát triển

- Nhật Bản là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nhưng lại không nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt là ở hội nghị Oasinhtơn (1921) => tâm lý bất bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

- Lịch sử phát triển của Nhật Bản luôn gắn với vai trò của tầng lớp võ sĩ samurai => ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt

=> Đáp án D: Sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Đáp án cần chọn là: D

7 tháng 4 2017

Nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn tình trạng khủng hoảng là

- Nhật Bản là một nước đế quốc trẻ có rất ít thuộc địa. Bản thân Nhật Bản lại là nước nghèo tài nguyên, thị trường nội địa yếu => Nhật Bản luôn rơi vào tình trạng thiếu nguyên liệu, thị trường để phát triển

- Nhật Bản là nước thắng trận trong chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) nhưng lại không nhận được nhiều quyền lợi đặc biệt là ở hội nghị Oasinhtơn (1921) => tâm lý bất bất mãn và muốn phá bỏ hệ thống Vécxai- Oasinhtơn

- Lịch sử phát triển của Nhật Bản luôn gắn với vai trò của tầng lớp võ sĩ samurai => ảnh hưởng của truyền thống quân phiệt

Đáp án D: Sự dung dưỡng các thế lực phát xít của Mĩ, Anh, Pháp không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản lựa chọn đi theo con đường quân phiệt hóa bộ máy nhà nước để cứu vãn hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933.

Đáp án cần chọn là: D