K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Sự tích chú Cuội cung trăng1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Sự tích chú Cuội cung trăng

1. Ngày xửa ngày xưa có một tiều phu tên là Cuội. Một hôm Cuội vào rừng, bỗng đâu gặp một con hổ con xông đến. Không kịp tránh, anh đành liều mạng vung rìu lên đánh nhau với hổ.  Hổ còn non nên thua sức người, bị Cuội bổ một rìu, lăn quay ra đất. Vừa lúc đó, hổ mẹ về tới nơi. Cuội chỉ kịp quăng rìu,  leo tót lên cây. Từ trên cao nhìn xuống, Cuội thấy hổ mẹ chạy đến một bụi cây gần đó, đớp một ít lá về nhai mớm cho con. Khoảng giập bã trầu, hổ con tự nhiên cựa quậy, vẫy đuôi rồi sống lại. Chờ cho hổ mẹ tha con đi nơi khác, Cuội tìm đến bụi cây kia, đào gốc mang về. 

2. Từ khi có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Một lần, Cuội cứu được con gái một phú ông, được phú ông gả cô gái ấy cho. Vợ chồng Cuội sống với nhau thật êm ấm. Nhưng một lần, vợ Cuội trượt chân ngã vỡ đầu, Cuội rịt lá thuốc cho mà mãi không tỉnh lại. Thương vợ, Cuội nặn thử bộ óc bằng đất cho vợ rồi rịt thuốc lại. Không ngờ vợ Cuội sống lại, tươi tỉnh như thường. Nhưng từ đó, người vợ mắc chứng hay quên. 

3. Một lần, vợ Cuội quên lời chồng dặn, đem nước giải tưới cho cây thuốc. Vừa tưới xong, ai ngờ cây thuốc lững thững bay lên trời. Thấy thế, Cuội nhảy bổ đến, túm vào rễ cây. Nhưng cây thuốc cứ bay lên, kéo theo cả Cuội lên tít cung trăng. Ngày nay, khi nhìn lên mặt trăng, ta vẫn thấy chú Cuội ngồi dưới gốc cây thuốc quý.

 - Tiều phu : người làm nghề kiếm củi trong rừng.

 - Khoảng giập bã trầu : chốc lát, khoảng thời gian đủ để nhai giập bã trầu. 

- Phú ông : người đàn ông giàu có ở nông thôn ngày trước.

 - Rịt : đắp thuốc vào chỗ đau 

- Chứng : bệnh hoặc dấu hiệu của bệnh

Chú Cuội trong truyện vốn làm nghề gì ?

A. Thợ săn

B. Tiều phu

C. Thầy thuốc

1
9 tháng 11 2017

Đáp án B

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢNNgày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như ngày tận số của nó.Một hôm, người đi săn xách cung tên vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như ngày tận số của nó.

Một hôm, người đi săn xách cung tên vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.

Người đi săn đứng im chờ kết quả…

Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.

Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy chiếc nỏ, lẳng lặng quay gót ra về.

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.

(Theo Lep Tôn- xtôi, Tiếng Việt 3, Tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

 

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2: (1,0 điểm) Văn bản trên có những nhân vật nào? Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 3: (0,5 điểm) Vượn mẹ đã làm những gì trước khi chết?

Câu 4: (1,0 điểm) Tại sao người đi săn “không bao giờ đi săn nữa”?

Câu 5: (1,0 điểm) Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn: “Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.”

Câu 5: (1,0 điểm) Em nhận ra bài học gì từ văn bản trên?

1
21 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Tự sự,biểu cảm

Câu 2:Nhân vật:Người đi săn,vượn mẹ và vượn con 

Câu 3:Vượn mẹ đã:

+nắm bùi nhùi gối lên đầu con

+hái một cái lá to

+vắt sữa và đặt lên miệng con

câu 4:

Vì người đi săn đã rút ra cho mình được một bài học đáng giá là không nên săn bắn các con động vật hoang dã khác . Người đi săn thấy việc săn bắn đó là một điều "ác độc", nó khiến các con vật hoang dã khác không thể sống được như chúng ta mà phải chịu cái chết

Câu 6:

Em nhận ra được bài học:

Không nên săn bắn  các con động vật hoang dã.Việc đó thể hiện hành động "ác độc" của chúng ta đối với thiên nhiên .Các con vật hoang dã cũng có cuộc sống như chúng ta nên hãy bảo vệ môi trường và đừng làm hại chúng

22 tháng 4 2022

Chủ đề của văn bản là gì ạ

 

                                          Mài rìu        Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.       Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để...
Đọc tiếp

                                          Mài rìu

        Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.

       Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây.

  “Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” – Ông chủ khích lệ.

    Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn.

    “Tôi đánh mất sức mạnh của mình” - người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế.

    “Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi.

    “Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này”.

Vì sao ngày đầu tiên anh đốn được 18 cây?

A, Vì anh thấy đốn củi quá dễ, anh lại thành thạo công việc

 

B. Vì ông chủ đưa cho anh cái rìu mới và chỉ bảo tận tình nơi có nhiều cây.

C. Vì ông chủ luôn ở bên cạnh anh để khích lệ, động viên.

D. Vì anh khỏe mạnh, các cây không quá to nên đốn nhanh hơn.

1
21 tháng 12 2022

B

                                          Mài rìu        Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.       Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để...
Đọc tiếp

                                          Mài rìu

        Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.

       Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây.

  “Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” – Ông chủ khích lệ.

    Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn.

    “Tôi đánh mất sức mạnh của mình” - người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế.

    “Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi.

    “Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này”.

 Qua bài học này em rút ra điều gì?

..................................................................................................................................................................................................................................................

0
                                                   Mài rìuNgày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn...
Đọc tiếp

                                                   Mài rìu

Ngày xửa ngày xưa, có một tiều phu khỏe mạnh đến tìm gặp ông chủ xưởng gỗ để tìm việc làm và anh được nhận vào làm một công việc phù hợp với khả năng: đốn gỗ. Tiền lương được trả thật sự cao và điều kiện làm việc rất tốt. Chính vì lí do đó mà người tiều phu đã làm việc hết sức mình.

Ông chủ đưa cho anh một cái rìu và chỉ anh nơi để đốn gỗ. Ngày đầu tiên, người tiều phu mang về 18 cây.

“Thật tuyệt vời, hãy tiếp tục như thế!” - Ông chủ khích lệ.

Nghe những lời khuyến khích của ông chủ, người tiều phu gắng sức làm việc trong ngày tiếp theo nhưng anh ta chỉ mang về có 15 cây. Ngày thứ ba anh cố gắng làm việc hơn nữa nhưng nhưng cũng chỉ mang về được 10 cây. Những ngày tiếp theo số cây anh mang về ngày càng ít hơn.

“Tôi đánh mất sức mạnh của mình” - người tiều phu nghĩ thế. Anh tìm đến gặp ông chủ để nói lời xin lỗi và giải thích rằng anh không hiểu được tại sao lại như thế.

“Lần cuối cùng anh mài cái rìu của anh là vào khi nào?”- ông chủ hỏi.

“Mài rìu ư? Tôi không có thời gian để mài nó. Tôi đã rất bận trong việc gắng sức đốn những cái cây này”.

Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học gì?

A. Phải giữ sức khỏe, nếu làm quá sức trong ngày đầu thì không còn sức để làm những ngày tiếp theo

B. Phải thường xuyên bảo dưỡng những vật dụng để phát huy tốt nhất công dụng của chúng

C. Phải có lời động viên, khuyến khích thường xuyên của những người xung quanh thì mới làm việc tốt được

D. Phải tìm chỗ có điều kiện tốt thì mới học tập và làm việc tốt được

4
2 tháng 1 2022

A

BA LƯỠI RÌU Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh xách rìu vào rừng đốn củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày. Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng ra rơi xuống dòng sông chảy xiết. Anh chàng vội...
Đọc tiếp

BA LƯỠI RÌU

Xưa có một anh chàng tiều phu nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Gia tài của anh chỉ có một chiếc rìu sắt. Hàng ngày, anh xách rìu vào rừng đốn củi bán lấy tiền kiếm sống qua ngày.

Một hôm, như thường ngày, chàng tiều phu vác rìu vào rừng để đốn củi, trong lúc đang chặt củi cạnh bờ sông thì chẳng may chiếc rìu của chàng bị gãy cán và lưỡi rìu văng ra rơi xuống dòng sông chảy xiết. Anh chàng vội lặn ngay xuống sông để tìm nhưng tìm hoài không thấy. Thất vọng, anh chàng tiều phu lên bờ than thở. Bỗng từ đâu đó, có một ông cụ với vẻ mặt phúc hậu và đôi mắt rất hiền từ tiến lại trước mặt chàng. Ông cụ nhìn chàng tiều phu và hỏi:

- Này con, con đang có chuyện gì mà ta thấy con khóc than buồn bã thế?

Anh chàng tiều phu buồn rầu nhìn cụ già rồi trả lời:

- Thưa cụ, bố mẹ cháu mất sớm, cháu phải sống mồ côi từ nhỏ, gia cảnh nhà cháu rất nghèo, tài sản duy nhất của cháu là chiếc rìu sắt mà bố mẹ cháu trước lúc qua đời để lại. Có chiếc rìu đó cháu còn vào rừng đốn củi kiếm sống qua ngày. Chẳng may lúc nãy đốn củi, cháu đã làm nó bị rơi xuống sông, cháu không biết lấy gì để kiếm sống nữa. Vì vậy, cháu buồn lắm cụ ạ!

Nói rồi, anh lại thở dài nhìn dòng nước đang chảy xiết. Ông cụ đáp lời chàng tiều phu:

- Ta tưởng có chuyện gì lớn, cháu đừng buồn nữa, để ta lặn xuống sông lấy hộ cháu chiếc rìu lên.

Anh tiều phu chưa kịp ngăn ông lại thì ông cụ lao mình xuống dòng sông đang chảy xiết. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm một chiếc rìu bằng bạc sáng loáng và hỏi anh chàng tiều phu nghèo:

- Đây có phải lưỡi rìu mà con đã sơ ý làm rơi xuống không?

Anh chàng tiều phu hết sức ngạc nhiên về cụ già nhưng nhìn lưỡi rìu bằng bạc thấy không phải của mình nên anh lắc đầu đáp:

- Thưa cụ, không phải lưỡi rìu của cháu cụ ạ!

Lần thứ hai, ông cụ lại lao mình xuống dòng sông chảy xiết để tìm chiếc rìu cho chàng tiều phu. Một lúc sau, ông cụ ngoi lên khỏi mặt nước tay cầm chiếc rìu bằng vàng và hỏi chàng tiều phu:

- Đây có phải là lưỡi rìu mà con đã làm rơi xuống sông không? Anh chàng tiều phu nhìn lưỡi rìu bằng vàng sáng chói, anh lại lắc đầu và bảo:

- Không phải là lưỡi rìu của cháu cụ ạ! Lưỡi rìu của cháu bằng sắt cơ!

Lần thứ ba, ông cụ lại lao mình xuống sông và lần này khi lên ông cụ cầm trên tay là chiếc rìu bằng sắt. Cụ chưa kịp hỏi thì chàng tiều phu đã reo lên sung sướng:

- Đúng là cái này rồi cụ ạ! Đây chính là lưỡi rìu khi nãy cháu chẳng may đánh rơi xuống nước.

Cụ già lên bờ đưa cho chàng tiều phu lưỡi rìu sắt. Chàng tiều phu vui sướng đón lấy lưỡi rìu của mình, luôn miệng cảm ơn cụ già. Cụ già nhìn anh cười một cách hiền hậu. Trong phút chốc, cụ đã hóa phép trở thành một ông Bụt râu tóc bạc phơ với chiếc áo choàng lấp lánh. Cụ nói:

- Con quả là người thật thà và trung thực, không hề ham tiền bạc và lợi lộc. Nay ta tặng thêm cho con hai lưỡi rìu bằng vàng và bạc này. Đây là quà ta tặng con, con cứ vui vẻ nhận.

Anh chàng tiều phu cúi đầu cảm tạ, hai tay đỡ lấy hai lưỡi rìu cẩn thận. Ông cụ vuốt râu cười rồi biến mất. Lúc đó anh chàng tiều phu mới biết rằng mình vừa được Bụt giúp đỡ.

 

mang chiếc rìu sắt lên cho chàng tiều phu ngay từ lần đầu tiên?

Câu 10: Viết đoạn văn khoảng 7 – 9 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật chàng tiều phu. Trong đoạn văn có sử dụng từ ghép và từ láy, gạch chân và chú thích rõ một từ ghép và một từ láy.

0
Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiề lành .  Anh có một bà mẹ già hay đau ốm Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi. Không lấy được sữa nai, người tiều...
Đọc tiếp

Ngày xưa, ở đất Cao Bằng, có một người tiều phu mộc mạc hiền lành và hiề lành .  Anh có một bà mẹ già hay đau ốm Thầy thuốc bảo là cần có sữa nai tẩm bổ, mới mong chữa lành bệnh cho mẹ. Anh không quản ngại khó khăn, mỗi ngày vào rừng quyết tâm đi tìm kiếm sữa nai về cho mẹ, nhưng rất khó vì vừa thấy bóng người, nai đã bỏ chạy mất rồi. Không lấy được sữa nai, người tiều phu buồn bực, không dám về nhà. Anh ngồi giữa rừng ôm mặt khóc. Bỗng nhiên, thấy có một ông lão chống gậy đến bảo rằng: “Nếu con muốn có sữa nai thì phải mang lốt nai, mới đến gần loài nai được”. Rồi ông lão trao cho anh tiều phu một bộ da nai khoác vào người. Anh làm theo và quả nhiên, sau đó, anh lại gần được các con nai cái, vắt được nhiều sữa đem về nhà chữa bệnh cho mẹ già.

a, Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

b, Giải nghĩa từ tiều phu

c, Chỉ ra cụm danh từ trong câu văn in đậm

d, Nhân vật tiều phu trong đoạn trích có phẩm chất gì em cần học tập ?

 

1
2 tháng 1 2020

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là tự sự.

2. Tiều phu: người đi đốn củi.

3. Cụm danh từ trong câu in đậm: một bà mẹ già.

4. Phẩm chất của người tiều phu đáng học tập là: hiếu thảo.

23 tháng 8 2019

giúp mình nhế . nhấn vào bài ra đủ đề đấy nhé các bạn

CON HỔ CÓ LÁ GAN CON CHUỘT NHẮT    Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con chuột rất nhút nhát. Một hôm chuột nhắt vô tình lạc vào lều của một ông tiên có phép lạ. Ông tiên thương tình cho chuột nhắt ở lại với mình. Một buổi sáng chuột nhắt vươn vai bước ra khỏi lều, hùng dũng bước vào rừng. Vừa bước ra, chuột ta gặp ngay một con mèo đang đi săn mồi. Con mèo nhao đến, chuột ta chạy bán...
Đọc tiếp

CON HỔ CÓ LÁ GAN CON CHUỘT NHẮT

    Ngày xửa ngày xưa, ở một khu rừng nọ có một con chuột rất nhút nhát. Một hôm chuột nhắt vô tình lạc vào lều của một ông tiên có phép lạ. Ông tiên thương tình cho chuột nhắt ở lại với mình. Một buổi sáng chuột nhắt vươn vai bước ra khỏi lều, hùng dũng bước vào rừng. Vừa bước ra, chuột ta gặp ngay một con mèo đang đi săn mồi. Con mèo nhao đến, chuột ta chạy bán sống bán chết, run cầm cập chui vào gầm giường. Ông tiên thấy thế liền hỏi:

  - Sao con lại sợ hãi như vậy? Chuột thưa:                                

  - Dạ, có con mèo trong rừng ạ.

      Ông tiên cười:

   - Ồ, không sao, ngày mai ta sẽ biến con thành một con hổ thật to lớn. Và tất cả các loài vật khác sẽ phải sợ con.
    Tờ mờ sáng hôm sau, chuột ta thức dậy đã thấy mình trở thành một con hổ to lớn. Mọi vật đã trở nên bé nhỏ trước mắt nó. Chuột ta thầm nghĩ : Bây giờ ta đã là chúa sơn lâm, muôn loài đều sẽ phải khiếp sợ và nghe lời ta. Trước tiên, ta sẽ sai một số loài đi bắt con mèo đáng ghét kia về đây để ta xử tội. Vị chúa sơn lâm bắt đầu oai vệ, hùng dũng bước đi vào rừng. Muôn loài đều kinh sợ, những chú sóc nhỏ chạy biến mất, những con nai đang ăn cỏ khiếp sợ không nhấc nổi bước để bỏ chạy.

      Mỗi bước đi của vị chúa sơn lâm làm cả khu rừng im lặng. Chú mèo bé nhỏ lúc đó còn đang mải đi chơi nên không biết khu rừng nhỏ của mình đã xuất hiện một vị chúa sơn lâm mới. Nó mải hái hoa, bắt bướm đến thật muộn, khi ông mặt trời đã mệt mỏi xuống núi và chuẩn bị đi ngủ nó mới trở về. Vừa trở về khu rừng cũ, mèo ta đột nhiên thấy xuất hiện trước mặt mình một con hổ vô cùng to lớn. Vị chúa sơn lâm cũng đứng sững lại khi thấy mèo con. Mèo ta bủn rủn hết chân tay, đôi chân nhanh nhẹn hàng ngày bỗng cứng đờ không nhấc lên nổi. Nó hiểu rằng mọi chuyện đã kết thúc và không thể chạy trốn khỏi số phận mà tử thần đang chờ sẵn. Nó thấy toàn thân mình gai lạnh, lông nó xù lên, đôi mắt long lanh mở to, nó kêu lên mấy tiếng để vĩnh biệt khu rừng và muôn loài : “ ngao ... ngao ... ngao …” Mèo ta chờ hổ bước tới để ăn thịt nó nhưng thật bất ngờ, trước mấy tiếng kêu của mèo con, vị chúa sơn lâm bỗng quay đầu bỏ chạy.   

5. Trong bài tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh

B. Nhân hóa

C. Cả biện pháp so sánh và nhân hóa

6. Hãy đặt một câu theo mẫu Ai/ thế nào? để nói về nhân vật Chuột trong bài.

..........................................................................................................................................................

....................................................................................................................................................

                                  

                 

4
8 tháng 4 2022

ác bn chỉ đc xong có mỗi hai câu gp mk lẹ điiiiiii

8 tháng 4 2022

....????

2 tháng 11 2021

Tham khảo:

Sau khi đã tan tiệc Trung Thu, tôi về nhà đánh răng sau đó đi ngủ luôn vì mệt mỏi. Tôi liu diu mắt, thiếp đi lúc nào không biết, chợt lúc tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm ngủ dưới gốc cây đa. Tôi giật mình choàng dậy. Ngay cạnh tôi là một ngừoi đàn ông mạc quần áo bà ba quấn khăn kẻ. Tôi hoảng sợ nhưng ngừoi đàn ông bảo:" Cháu đừng sợ, chú là Cuội đây, chú tình cờ đi ngang qua đây thấy chúng cháu đang tổ chức Trung Thu vui vẻ và lại gọi chứ xuống ăn bánh nữa nên chú rất mừng" Tôi hỏi:

-Thế đây là cung trăng hả chú?

Chú trả lời:

- Ừ, đây là cung trăng đó, cháu thấy có đẹp không?

Tôi nói:

- Đẹp lắm chú ạ. Nó còn to ơi là to!

Rồi chú bảo tôi :

- Cháu muốn đi tham quan cung trăng không?!

- Có ạ- tôi lẻo miệng đáp.

Rồi chú Cuội dắt tôi đi vòng quanh cung trăng chơi, tiếp đó chú cho tôi xem những chú thỏ đang giã bánh giầy. Đặc biệt còn có cả chị Hằng Nga đang làm bánh nữa chứ. Chị Hằng cho tôi làm thử, lúc đầu còn vụng về nhưng sau cũng quen.

Nhưng chợt tôi nghe tiếng gọi:" Đăng ơi, Đăng! Dậy, dậy đi con. Tôi choàng tỉnh mắt thấy mẹ đang đứng ở cửa phòng gọi tôi. Tôi bước ra khỏi giường nhưng lòng vẫn còn nghĩ về giấc mơ hôm qua:" Không biết những gì vừa nãy có phải là thật không nhỉ?"