K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2017

=> Đáp án B

12 tháng 11 2019

Đáp án

Đọc câu thơ sau và làm theo yêu cầu bên dưới:

“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ”

a. Chép chính xác 3 câu thơ tiếp theo để hoàn thiện khổ thơ. (1đ)

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Nêu nội dung chính của khổ thơ đó. (2đ)

   - Khổ thơ nói về nỗi nhớ làng khôn nguôi của tác giả khi xa quê. (0.5đ)

   - Quê hương trong nỗi nhớ của Tế Hanh thật sống động với cả hình ảnh (con thuyền rẽ sóng), màu sắc (xanh, bạc...), hương vị (mùi mặn nồng). (0.5đ)

   - Động từ nhớ lặp lại 2 lần, khắc sâu thêm nỗi lòng da diết, khôn nguôi của tác giả khi nhớ quê. (0.5đ)

   - Khổ thơ sinh động với nhiều danh, động, tính từ màu sắc. Phải là người yêu quê hương sâu nặng mới có nỗi nhớ đầy xao xuyến và ám ảnh người đọc đến vậy. (0.5đ)

15 tháng 3 2022

1, Chép tiếp :
Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

 

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Cháu đi liên lạc,
Vui lắm chú à.
Ở đồn Mang Cá,
Thích hơn ở nhà!”


Cháu cười híp mí,
Má đỏ bồ quân:
- “Thôi, chào đồng chí!”
Cháu đi xa dần...

Câu 2 : Trong bài thơ : Lượm

`-` Tác giả : Tố Hữu

Câu 3 : ND chính : miêu tả chú bé Lượm và hành trình làm liên lạc của mình.

Câu 4, Từ láy : loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

`-` BPTT : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

`-` Tác dụng : Miêu tả hình ảnh chú bé lượm hồn nhiên, đáng yêu, ngây thơ khi làm công việc liên lạ giúp cho người đọc, người nghe liên tưởng được hình ảnh chú bé Lượm.

15 tháng 3 2022

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc
Vui lắm chú à
Ở đồn Mang Cá
Thích hơn ở nhà!”

Câu 2: Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ là của Tố Hữu.

- Hai khổ thơ trên trích trong bài thơ Lượm.

Câu 3: Nội dung chính: Tả hình dáng của Lượm khi làm công việc liên lạc.

Câu 4: Các từ láy: loắt choắt ; xinh xinh ; thoăn thoắt ; nghênh nghênh.

biện pháp tu từ được sử dụng trong hai khổ thơ trên : so sánh , ẩn dụ , từ láy.

9 tháng 5 2022

a. ..............

   Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

    Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi

     Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

b. Khổ thơ nằm trong bài thơ "Quê hương", tác giả là Tế Hanh.

c. -Câu cảm thán:" Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi/Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!". Tác dụng: Dùng để bộc lộ cảm xúc, tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.

17 tháng 4 2018

1 – b, 2 – d, 3 – a, 4 -c

5 tháng 1 2022

Trích trong bài thơ "Tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh. 

Thể thơ 5 chữ.

5 tháng 1 2022

Trích trong bài "tiếng gà trưa" của tác giả Xuân Quỳnh. Thể thơ hiện đại.

Câu 1: Bài thơ  “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?Câu 4: Học...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ  “Sông núi nước Nam” phản ánh nội dung gì và bồi đắp tình cảm nào trong em?

Câu 2: Học thuộc lòng khổ thơ đầu và khổ thơ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa”? Nêu cảm nghĩ của em về giá trị nội dung, nghệ thuật (đặc biệt là điệp ngữ).

Câu 3: Học thuộc lòng bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. Qua bài thơ ‘Bánh trôi nước” gợi em hiểu gì về hình ảnh người phụ nữ trong xã hội xưa?

Câu 4: Học thuộc lòng bài thơ “Cảnh khuya” của Hồ Chí Minh. Nêu cảm nhận của em về giá trị nội dung, nghệ thuậtcủa bài.

Câu 5: Dựa vào văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của Thạch Lam, hãy cho biết vì sao Cốm được xem là một thứ sản vật mang đậm nét văn hóa?

Mn giúp em/mih vs ạ

Mai là em phải nộp rồi khocroi

1
5 tháng 1 2022

mn giúp em/mih vs ạ

cảm ơn mn nhiều ( ^ . ^ )

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

Những biện pháp tác giả đã sử dụng trong khổ thơ thứ hai và thứ tư:

- Biện pháp nhân hóa: Chim ơi, chim nói/ Chuyện chi, chuyện chi?/ Lòng vui bối rối; Lòng cho vui nhiều,...

- Biện pháp điệp từ: cao hoài - cao vợi

- Biện pháp so sánh: Tiếng hót long lanh như cành sương chói

- Biện pháp ẩn dụ: Tiếng ngọc trong veo/ Chim gieo từng chuỗi…

=> Chú chim cũng có cuộc sống, có tâm hồn, tình cảm như con người. Tiếng hót của chim chiền chiện gợi cảm giác về một cuộc sống yên bình, tự do, hạnh phúc; cuộc sống gần gũi với thiên nhiên và cũng là ước nguyện về một tương lai ấm no.

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng) - Dàn ý : *Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ. * Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ. Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng...
Đọc tiếp

Câu 4: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ thứ tư bài “Nhớ rừng" của Thế Lữ (khoảng 24 dòng)

- Dàn ý :

*Trích dẫn khổ thơ và nêu xuất xứ của khổ thơ.

* Phân tích nội dung và nghệ thuật của khổ thơ.

Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của con hổ chỉ là hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng, giải nước đen giả... mô gò thấp kém,... học đòi bắt chước cảnh đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ là người tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên nó rất đơn điệu, nhàm tẻ, giả dối, tầm thường chứ không phải thế giới của tự nhiên, mạnh mẽ, bí hiểm.

+ Giọng thơ giễu nhại, sử dụng một loạt từ ngữ liệt kê liên tiếp, ngắt nhịp ngắn, dồn dập → thể hiện sự chán chường, khinh miệt, đáng ghét..., tất cả chỉ đơn điệu, nhàn tẻ không thay đổi, giả dối, nhỏ bé, vô hồn.

+ Cảnh vườn bách thú tù túng đó chính là thực tại xã hội đương thời được cảm nhận bởi những tâm hồn lãng mạn. Thái độ ngao ngán, chán ghét cao độ đối với cảnh vườn bách thú của con hổ cũng chính là thái độ của họ đối với xã hội. Tâm trạng chán chường của hổ cũng là tâm trạng của nhà thơ lãng mạn và của người dân Việt Nam mất nước trong hoàn cảnh nô lệ nhớ lại thời oanh liệt chống ngoại xâm của dân tộc.

GIÚP MIK VS, MIK ĐANG CẦN GẤP

0
2 tháng 5 2020

- Xác định được vị trí, nội dung chính của đoạn thơ: Sau những kỉ niệm về bà hiện lên trong hồi tưởng, người chiến sĩ trở về với hiện tại và bộc lộ cảm xúc, suy nghĩ về mục đích chiến đấu.
- Điệp ngữ cách quãng "vì" lặp lại bốn lần ở bốn dòng thơ liên tiếp gây chú ý cho người đọc, nhấn mạnh nguyên nhân chiến đấu của người chiến sĩ.
- Trở về hiện tại, người chiến sĩ nghĩ nhớ ngay đến nhiệm vụ chiến đấu và mục đích cao cả của nhiệm vụ đó. Phép liệt kê theo trình tự từ khái quát đến cụ thể đã giúp tác giả đưa ra một loạt hình ảnh gợi cảm và có hệ thống: Tổ quốc, xóm làng, bà, tiếng gà, ổ trứng. Hệ thống đó nằm trong một tập hợp mà hình ảnh sau là “tập hợp con” của hình ảnh trước. Nhờ phép liệt kê, tình cảm của tác giả vừa được thể hiện ở diện rộng vừa có chiều sâu.
- Điệp ngữ vì kết hợp phép liệt kê trên đây một cách nhuần nhuyễn không chỉ nhấn mạnh được mục đích chiến đấu mà còn lí giải một cách cảm động ngọn nguồn của lòng yêu nước, làm sáng lên một chân lí phổ biến. Liên hệ: “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trẻ nên lòng yêu Tổ quốc” (I. Ê-ren-bua). Tiếng gà đã đồng vọng với tiếng của quê hương, gia đình, đất nước.
- Đoạn thơ ngắn, diễn đạt tự nhiên với việc kết hợp hai phép tu từ đã hoàn thiện mạch cảm xúc của bài thơ, làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước của nhân vật trữ tình.