Hình ảnh nào không có trong hai câu thơ đầu của nguyên tác bài “Mộ” của Hồ Chí Minh?
A. Mây.
B. Núi.
C. Cây.
D. Chim.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO!
Hai câu thơ có sức gợi sâu sắc mở ra bức tranh thiên nhiên buổi chiều tà, khi những ánh sáng của một ngày đang dần yếu ớt, tàn lụi. Đó là thời khắc cuối cùng của một ngày và với người tù nhân, đó cũng là chặng cuối cùng của một ngày đày ải. Thời gian và hoàn cảnh như thế gây nên trạng thái mệt mỏi, chán chường vậy mà ở đây cảm hứng của Bác thật tự nhiên. Dường như người tù lúc ấy đang ngước mắt lên nhìn bầu trời và chợt thấy cánh chim mệt mỏi bay về tổ ếm, chòm mây chầm chậm trôi qua lưng trời. Khung cảnh thiên nhiên được khắc họa bằng những nét chấm phá (dùng điểm để nói diện) không tả mà người đọc vẫn cảm thấy được cái âm u, vắng vẻ, quạnh hiu và mang dư vị buồn của cảnh vật. Trong thơ ca cổ điển phương Đông, cánh chim bay về tổ, về núi rừng thường mang ý nghĩa biểu tượng cho buổi chiều tà. Đó là hình ảnh “Chim bay về núi tối rồi” trong ca dao; là cánh “Chim hôm thoi thót về rừng” trong Truyện Kiều. Cánh chim đó vừa mang ý nghĩa không gian lại vừa có ý nghĩa thời gian. Cánh chim có nét tương đồng với tình cảnh của người tù: Suốt một ngày bay đi kiếm ăn, cánh chim đã mỏi, chỉ mong muốn “tầm túc thụ” – tìm một nơi yên bình nào đó để nghỉ ngơi và người tù thì cũng đã mệt mỏi rã rời sau một ngày chuyển lao vất vả. Trong ý thơ ấy có biết bao sự hòa hợp, cảm thông giữa tâm hồn nhà thơ với thiên nhiên, cảnh vật. Cội nguồn của sự cảm thông ấy chính là tình yêu thương mênh mông mà Người giành cho mọi sự sống trên đời. Góp thêm vào bức tranh của buổi chiều thu còn là cảnh: “Chòm mây lơ lửng giữa tầng không”. Câu thơ dịch tuy hay nhưng làm mất đi chữ ‘cô” – “cô vân”, làm cho chòm mây dường như mất đi cái cô đơn, lẻ loi trên nền trời bao la. Cụm từ “cô vân” có sức gợi hình ảnh bầu trời càng rộng lớn, bao la bao nhiêu thì cái cô đơn, lẻ loi của chòm mây càng được đặc tả bấy nhiêu. Với chòm mây ấy, không gian như mênh mông vô tận và thời gian như thể ngừng trôi. Cánh chim, chòm mây cô lẻ đó có vẻ gì tương đồng với người tù đang trên đường chuyển lao khổ ải: lẻ loi trong cảnh tù đày và khát khao được trở về đất nước.
câu 1
a.thơ 5 chữ
b
- Theo nhà thơ, món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ
.câu 2 biện páp nghệ thuật nhân hóa kể lại một cách sinh động về sự ra đời của loài người. Mọi thứ từ mặt trời, mẹ, bố, mặt bể, con đường, trường lớp,… đều sinh ra để phục vụ cho những nhu cầu của trẻ con.câu 3 . ko thể ,món quà tình cảm mà chỉ có mẹ mới đem đến được cho trẻ thơ chính là tình yêu của mẹ. Tình yêu ấy thể hiện một cách bình dị mà cảm động qua sự chăm sóc ân cần và lời hát ru của mẹ. Mỗi hình ảnh trong lời hát ru của mẹ đều chứa đựng ý nghĩa sâu xa, gửi gắm những ước mong của me dành cho trẻ thơ.
Xác định và trả lời câu hỏi của văn bản sau Bài thơ Cây Đa
a . Xác định thể loại của văn bản trên.
Thể loại: Thơ ngũ ngôn ( 5 chữ )
b .Nêu các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích.
PTBĐ: Tự sự, biểu cảm
c.Trong khổ thơ đầu, hình ảnh “làng em” hiện lên như thế nào
Hình ảnh "làng em" đã hiện lên với: cây đa , mương nước giữa đồng , lá xanh , biển lúa vàng
d.Chỉ ra các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên.
Các từ láy được tác giả sử dụng trong đoạn trích trên: mênh mông , thong thả , đủng đỉnh , rì rào
e.Hãy giải thích nghĩa của từ “thong thả” trong văn bản.
"thong thả" : chậm rãi, từ tốn, không tỏ ra vội vàng, gấp gáp.
f.Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Lông hồng như đốm lửa”
Biện pháp tu từ được sử dụng là: So sánh
g.Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ “Cây đa gọi gió đến Cây đa vẫy chim về”
Biện pháp tu từ: Nhân hóa
Tác dụng: Khiến cho mọi hoạt động của Cây đa trở nên sinh động, dịu dàng, chúng được sử dụng nhằm tăng tính hình tượng, diễn đạt của Cây đa.
h.Hình ảnh cây đa trong bài thơ khơi gợi cho em những suy nghĩ, cảm xúc gì
Tham khảo (Mình đưa ra gợi ý, bạn tự làm nhé) :
+ Gợi cho em cảm xúc thân thuộc, yêu thương
+ Cây đa làm cho quê hương mình thêm sự giản dị, mộc mạc, gần gũi khiến cho ai đi hay về đều nhớ tới nó
+ Dù có nắng mưa, trải qua bao thế hệ, cây đa vẫn ở đó, vẫn sừng sững nơi cửa làng
+ ....
* P/s: Thật sự xin lỗi bạn vì mình chỉ đưa được một vài gợi ý thôi. Học tốt nhé *
1)
- Tác giả của bài " Tiếng gà trưa" Là Xuân Quỳnh
- Hình ảnh chủ yếu trong bài thơ là tiếng gà trưa ( hình ảnh đó thật thân thuộc, gần gũi với miền quê. Nó làm cho người chiến sĩ nhớ lại tuổi thơ ấu của mình, tiếp thêm sức mạnh cho đôi anh đỡ mỏi, cho lòng anh xúc động dạt dào)
2)
* Giống: Đều thể hiện tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu đồng chí và thể hiện tinh thần lạc quan của người lính
* Khác: - Đồng chí: Hình ảnh người lính nông dân thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà sâu sắc. Tình đồng chí thiềng liêng hòa quyện với tình giao tiếp khi lý tưởng chiến đấu đãa rực sáng trong tâm hồn.
- Tiểu đội xe không kính: Người lính lái xe trong cuộc kháng chiến chống Mỹ với vẻ đẹp trẻ trung, ngang tàng. Đây là thế hệ những người lính có học vấn, có bản lĩnh chiến đấu, có tâm hồm nhạy cảm, có tính cách riêng mang chất “lính”đáng yêu. Họ tất cả vì miền Nam ruột thịt với trái tim yêu nước cháy bỏng.
#
1/Tiếng gà trưa là của t/ g Xuân Quỳnh
2/ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” -> Người lính trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”-> Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
a. Người lính trong bài thơ “Đồng chí”:
* Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu thể hiện người lính nông dân thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc mà vô cùng cao quí.
- Những người lính xuất thân từ nông dân, ở những miền quê nghèo khó “nước mặn đồng chua”,”đất cày lên sỏi đá”. Họ “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”.
- Họ đến với cuộc kháng chiến với tinh thần yêu nước thật giản dị: nghe theo tiếng gọi cứu nước mà tự nguyện lên đường. Phía sau họ là bao cảnh ngộ: xa nhà, xa quê hương, phó mặc nhà cửa, ruộng vườn cho vợ con để sống cuộc đời người lính. Chữ “mặc kệ” trong câu thơ “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay” đã lột tả được tinh thần “mến nghĩa” của những người nghĩa binh nông dân trong thơ Nguyễn Đình Chiểu, tinh thần “Ra đi không vương thê nhi” của các đấng trượng phu xưa và tinh thần “Quyết tự cho Tổ quốc quyết sinh” của những người tự vệ Thủ đô những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nhưng khi đặt cạnh hình ảnh “gian nhà không” và chữ “gió lung lay” thì có gì đó cảm động quá. Người lính không hoàn toàn “mặc kệ” như khẩu khí đâu. Đó là đức hi sinh. Hi sinh cho quê hương đất nước. Một đức hi sinh giản dị làm cảm động lòng người.
- Trải qua những ngày gian lao kháng chiến đã ngời lên phẩm chất anh hùng ở những người nông dân mặc áo lính hiền hậu ấy
+ Cái nhìn hiện thực đã giúp nhà thơ ghi lại được những nét chân thực về cuộc đời đi chiến đấu của người lính. Hình ảnh họ lam lũ với “áo rách vai”, “quần có vài mảnh vá”, với”chân không giày". Đói,rét, gian khổ khắc nghiệt đã khiến người lính phải chịu đựng những cơn sốt rét:“miệng cười buốt giá”,”sốt run người”,”vừng trán ướt mồ hôi”. Trong hoàn cảnh đầy thử thách đó, sống được đã là kì tích. Chính Hữu còn ghi được hình ảnh người lính can trường vượt lên vững vàng trên vị trí của mình: “Đêm nay rừng hoang sương muối/Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”.
- Họ có một đời sống tình cảm đẹp đẽ, sâu sắc:
+ Lòng yêu quê hương và gia đình thể hiện qua nỗi nhớ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, niềm thương “gian nhà không”, qua ý thức về cảnh ngộ “quê hương anh nước mặn đồng chua” và “làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”.
+ Từ hiện thực cuộc sống gian lao thiếu thốn, họ vun đắp được tình đồng chí keo sơn, gắn bó. Không phải vô cớ Chính Hữu đặt tên bài thơ là “Đồng chí” và nhiều lần trong bài thơ hai tiếng ấy đã vang lên. Tình đồng chí, đồng đội như là sự hội tụ, tập trung tất cả những tình cảm, những phẩm chất của người lính: Lòng yêu thương giữa những con người cùng cảnh ngộ, tinh thần đồng cam cộng khổ, tinh thần kề vai sát cánh trong chiến đấu, sự gắn kết giữa những người cung chung lí tưởng, chung mục đích và ước mơ. Gian lao thử thách khiến tình đồng chí, đồng đội thêm keo sơn, sâu sắc. Ngược lại, tình đồng chí ấy lại giúp người lính có sức mạnh để vượt qua gian lao thử thách.
=> Hình ảnh người lính Cụ Hồ trong những ngày kháng chiến chống Pháp được Chính Hữu khắc họa trong tình đồng chí cao đẹp, tình cảm mới của thời đại cách mạng.
=> Họ được khắc họa và ngợi ca bằng cảm hứng hiện thực, bằng những chất thơ trong đời thường,được nâng lên thành những hình ảnh biểu tượng nên vừa chân thực, mộc mạc, vừa gợi cảm lung linh.
b. Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”:
* Nếu như những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ, quê hương họ là những nơi “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” thì những chiến sĩ lái xe Trường Sơn lại là những thanh niên có học vấn, có tri thức, đã được sống trong thời bình, được giác ngộ lí tưởng cách mạng cao cả, họ ra đi trong niềm vui phơi phới của sức trẻ hồn nhiên, yêu đời, yêu đất nước.
- Hình ảnh người lính lái xe – hình ảnh thế hệ trẻ Việt Nam những năm chống Mỹ phơi phới, dũng cảm, yêu thương được khắc họa qua hình ảnh những chiếc xe không có kính và một giọng điệu thơ ngang tàn, trẻ trung, gần gũi.
- Những chiếc xe không có kính là hình ảnh để triển khai tứ thơ về tuổi trẻ thời chống Mỹ anh hùng. Đây là một thành công đặc sắc của Phạm Tiến Duật. Qua hình ảnh chiếc xe bị bom giặc tàn phá, nhà thơ làm hiện lên một hiện thực chiến trường ác liệt, dữ dội. Nhưng cũng “chính sự ác liệt ấy lại làm cái tứ, làm nền để nhà thơ ghi lại những khám phá của mình về những người lính, về tinh thần dũng cảm, hiên ngang, lòng yêu đời và sức mạnh tinh thần cao đẹp của lí tưởng sống chạy bỏng trong họ”. Phân tích các dẫn chứng: tư thế thật bình tĩnh, tự tin “Ung dung buồng lái ta ngồi”, rất hiên ngang, hào sảng “Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng”. Một cái nhìn cuộc đời chiến đấu thật lãng mạn, bay bổng, trẻ trung: “Thấy sao trời và đột ngột cánh chim”. Và độc đáo hơn nữa là tinh thần hóa rủi thành may, biến những thách thức thành gia vị hấp dẫn cho cuộc đối đầu, khiến cho lòng yêu đời được nhận ra và miêu tả thật độc đáo: các câu thơ “ừ thì có bụi”,”ừ thì ướt áo” và thái độ coi nhẹ thiếu thốn gian nguy “gió vào xoa mắt đắng”. Họ đã lấy cái bất biến của lòng dũng cảm, thái độ hiên ngang để thắng cái vạn biến của chiến trường gian khổ và ác liệt.
- Sâu sắc hơn, nhà thơ bằng ống kính điện ảnh ghi lại được những khoảnh khắc “bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”,”nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”. Đó là khoảnh khắc người ta trao nhau và nhà thơ nhận ra sức mạnh của tình đồng đội, của sự sẻ chia giữa những con người cùng trong thử thách. Nó rất giống với ý của câu thơ “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” của Chính Hữu, nhưng hồn nhiên hơn, trẻ trung hơn.
- Hai câu kết bài thơ làm sáng ngời tứ thơ “Xe vẫn chạy…” về tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mỹ: Họ mang trong mình sức mạnh của tình yêu với miền Nam, với lí tưởng độc lập tự do và thống nhất đất nước.
c. Điểm giống và khác nhau về hình ảnh anh bộ đội trong hai bài thơ:
* Giống nhau:
+ Mục đích chiến đấu: Vì nền độc lập của dân tộc.
+ Đều có tinh thần vượt qua mọi khó khăn, gian khổ.
+ Họ rất kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu.
+ Họ có tình cảm đồng chí, đồng đội sâu nặng.
* Khác nhau:
+ Người lính trong bài thơ “Đồng chí” mamg vẻ đẹp chân chất, mộc mạc của người lính xuất thân từ nông dân.
+ Người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” luôn trẻ trung sôi nổi, vui nhộn với khí thế mới mang tinh thần thời đại.
Hơi dài , mh ms lớp 7 chỉ ngắn gọn dc câu 1 , thông cảm
Tk nha , mơn nhìu !!!
~ HOK TỐT ~
=> Đáp án B