K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2017

 Chuyển dịch cơ cấu theo lãnh thổ là việc hình thành các vùng chuyên canh trong nông nghiệp, các lãnh thổ tập trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên các vùng kinh tế phát triển năng động.

Đáp án cần chọn là: B

25 tháng 10 2023

biểu hiện của chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ kinh tế KHÔNG PHẢI là đã hình thành nên:

A.các vùng chuyên canh trong nông nghiệp

B.các lãnh thổ tập trung công nghiệp,dịch vụ

C.kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

D.các vùng kinh tế phát triển năng động

1)ở các thành thị và khu công nghiệp nước ta hiện nay:a/ Có tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên cao hơn các vùng khácb/ có tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên thấp hơn các vùng khácc/ có tỉ số giới tính thấp hơn các vùng khácd/ có tỉ số giới tính coa hơn các vùng khác2) nước ta có cơ cấu dân số trẻ vì:a/ hiện nay nước ta đang chuyển snag giai đoạn có tỉ suất sinh trưởng tương đối thấpb/...
Đọc tiếp

1)ở các thành thị và khu công nghiệp nước ta hiện nay:

a/ Có tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên cao hơn các vùng khác

b/ có tỉ suất gia tăng dân sô tự nhiên thấp hơn các vùng khác

c/ có tỉ số giới tính thấp hơn các vùng khác

d/ có tỉ số giới tính coa hơn các vùng khác

2) nước ta có cơ cấu dân số trẻ vì:

a/ hiện nay nước ta đang chuyển snag giai đoạn có tỉ suất sinh trưởng tương đối thấp

b/ tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đã có xu hướng giảm xuống nhìu

c/ trước đây ,nước ta có tỉ lệ tăng dân số cao trong 1 thời gian dài

d/ tỉ suất giới tính đang tiến tới cân bằng

3) nghành công nghiệp trọng điểm nổi bật của nước ta hiện nay

a/ cơ khí b/ luyện kim c/ dầu khí d/ hoá chất

4) sự chuyển dịch cơ cấu nghành kinh tế đã làm cho khu vực công nghiệp- xây dựng

a/ luôn chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế

b/ từ ngành có tỉ trọng cao nhất trở thành nghành có tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu kinh tế

c/ từ ngành có tỉ trọng thấp nhất trở thành nghành có tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế

d/ có tỉ trọng cao, nhiều biến đọng nhưng tỉ trọng thây đổi ít

5) cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng của nước ta có sự khác nhau giữa các vùng vì

a/ nước at có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

b/ tài nguyên đất đai của nước ta khá phong phú

c/khí hậu nước ta phân hoá đa dạng

d/ tài nguyên nước phân bố không đều theo mùa vụ và theo vùng

6/ để nâng cao hiệu quả sản suất thì các vùng chuyên canh cây công nghiệp thường gắn với

a/ các cơ sở công nghiệp,chế biến

b/ các cong trình thuỷ lợi

c/ các thị trường rộng lớn

d/các vùng trọng điểm lương thực ,thực phẩm

7/ sản lượng lúa của nước ta trong thời gian qua có đặc điểm

a/tăng cường độc canh cây lúa

b/ chấm dứt tình trạng độc canh cay lúa

c/ vừa đẩy mạnh thâm canh mở rộng diện tích

d/ năng suất tang nhanh diện tích đang bị thu hẹp

8/ nhân tố có ý nghĩa hàng đàu đối với sự phát triển va phân bố chăn nuôi ở nước ta

a/ nguồn thức ăn

b/ thị trường tiêu thụ

c/ giống gia súc gia cầm

d/ cơ sở vật chất -kĩ thuật

9/ sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên sẽ có tác động

a/ phát triển 1 nền công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng

b/ dễ hình thành các trng tâm công nghiệp tổng hợp

c/ tạo điều kiện để công nghiệp phân bố hợp lí về mặt lãnh thổ

d/ tạo thuận lợi để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm

10/ đay là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giao thông vận tải nước ta

a/ vận chuyển hàng hoá và hành khách

b/ tạo mối quan hệ kinh tế- xã hội giữa các vùng

c/ góp phần phát triển kinh tế -xã hội pử các vùng còn khó khăn

d/ giảm sự cách biệt giữa các vùng

0
Câu 42: Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Đông - Tây ở vùng đồi núi mang lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? A. Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đa dạng. B. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chuyên canh cây lương thực và ăn quả. C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chủ yếu phát triển các cây lương thực. D. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chỉ thuận...
Đọc tiếp
Câu 42: Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Đông - Tây ở vùng đồi núi mang lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây? A. Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đa dạng. B. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chuyên canh cây lương thực và ăn quả. C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chủ yếu phát triển các cây lương thực. D. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chỉ thuận lợi cho việc trồng lúa nước Câu 43: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo vĩ độ chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây? A. Hướng của các dãy núi, tác động của dải hội tụ nhiệt đới và các cơn bão. B. Ảnh hưởng của Biển Đông, gió mùa Tây Nam và tác động của dòng biển. C. Lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc - Nam, tác động của gió mùa Đông Bắc. D. Địa hình nước ta có sự phân hóa Đông - Tây, tác động của bão và áp thấp.
1
5 tháng 2 2023

Câu 42: Sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo chiều Đông - Tây ở vùng đồi núi mang lại ý nghĩa chủ yếu nào sau đây?

A. Phát triển nông nghiệp với cơ cấu cây trồng vật nuôi, cơ cấu mùa vụ đa dạng.

B. Phát triển nền nông nghiệp hàng hóa, chuyên canh cây lương thực và ăn quả.

C. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chủ yếu phát triển các cây lương thực.

D. Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới, chỉ thuận lợi cho việc trồng lúa nước

Câu 43: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo vĩ độ chủ yếu là do nguyên nhân nào sau đây?

A. Hướng của các dãy núi, tác động của dải hội tụ nhiệt đới và các cơn bão.

B. Ảnh hưởng của Biển Đông, gió mùa Tây Nam và tác động của dòng biển.

C. Lãnh thổ trải dài theo chiều Bắc - Nam, tác động của gió mùa Đông Bắc.

D. Địa hình nước ta có sự phân hóa Đông - Tây, tác động của bão và áp thấp.

3 tháng 9 2021

A

3 tháng 9 2021

Đáp án D nhé

3 tháng 6 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010

 + Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 ,   r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 1711 327 = 2 , 3   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (44,5%), tiếp đến là khu vực nông - lâm – thủy sản (29,0%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng (26,5% ).

+ Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ân Độ năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ (54,4%), tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng (27,6%) và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông – lâm – thủy sản (18,0%).

- Sự chuyển dịch cơ cấu:

Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Ấn Độ có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông – lâm – thủy sản giảm từ 29,0% (năm 1990) xuống còn 18,0% (năm 2010), giảm 11,0%.

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 26,5% (năm 1990) lên 27,6% (năm 2010), tăng 1,1%.

+ Tỉ trong khu vực dịch vụ tăng từ 44,5% (năm 1990) lên 54,4% (năm 2010), tăng 9,9%.

* Giải thích

- Sự chuyển dịch theo xu hướng chung của thế giới, do tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, chính sách Đổi mới của Ấn Độ.

- Do giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng và dịch vụ có tốc độ tăng trưởng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng tăng, còn giá trị nông – lâm - thủy sản có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trường tổng sản phẩm trong nước nên tỉ trọng giảm.

- Do Ấn Độ đã đạt được những thành tựu to lớn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ấn Độ đã trở thành nước công nghiệp mới. Do có dân số đông, mức sống được nâng cao nên như cầu tiêu dùng lớn, các ngành dịch vụ phát triển mạnh, đa dạng và đặc biệt trong những năm gần đây, Ấn Độ đã và đang đẩy mạnh phát triển các ngành dịch vụ cần nhiều tri thức.

25 tháng 2 2017

Giải thích: Mục 3, SGK/85 địa lí 12 cơ bản.

Đáp án: C

16 tháng 12 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu

+ Tính cơ cấu:

Cơ cu sản lượng cá khai thác phân theo các nưc và vùng lãnh thĐông Á năm 1990 và năm 2010

 + Tính bản kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 38486 21581 = 1 , 34   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cu sản lượng cá khai thác phân theo các nưc và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét

- Trong cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á năm 1990 và năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, sau đó là Hàn Quốc, Đài Loan và có tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên (dẫn chứng).

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu sản lượng cá khai thác phân theo các nước và vùng lãnh thổ Đông Á có sự thay đổi theo hướng:

+ Tỉ trọng sản lượng cá khai thác của CHND Trung Hoa tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng sản lượng cá khai thác của Nhật Bản, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Đài Loan giảm (dẫn chứng).

29 tháng 11 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (theo giá thực tế) phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010.

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010

 b) Nhận xét

- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản giai đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực dịch vụ, tiếp đến là khu vực công nghiệp và xây dựng và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông - lâm -thủy sản.

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Nhật Bản có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông - lâm -thủy sản giảm liên tục từ năm 1990 đến năm 2005 từ 2,1% (năm 1990) xuống còn 1,2% (năm 2005), giảm 0,9% và sau đó ổn định ở mức 1,2% (năm 2010).

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng giảm liên tục từ 37,5% (năm 1990) xuống còn 27,4% (năm 2010), giảm 10,1%.

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 60,4% (năm 1990) lên 71,4% (năm 2010), tăng 11,0%.

25 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010

b) Nhận xét

- Trong cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc giai đoạn 1990 - 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là khu vực công nghiệp và xây dựng, tiếp đến là khu vực dịch vụ và có tỉ trọng thấp nhất là khu vực nông, lâm, thủy sản (dẫn chứng).

- Từ năm 1990 đến năm 2010, cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Trung Quốc có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm liên tục từ 27,2% (năm 1990) xuống còn 10,0% (năm 2010), giảm 17,2%.

+ Tỉ trọng khu vực công nghiệp và xây dựng tăng từ 41,3% (năm 1990) lên 46,6% (năm 2010), tăng 5,3%, nhưng không ổn định, thể hiện ở chỗ: từ năm 1990 đến năm 2005 tăng liên tục, từ năm 2005 đến năm 2010 giảm (dẫn chứng).

 

+ Tỉ trọng khu vực dịch vụ tăng liên tục từ 31,5% (năm 1990) lên 43,4% (năm 2010), tăng 11,9%.