K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2018

Quan điểm sáng tác của Ma Văn Kháng: “Tôi đặt nhiều sự quan tâm vào giai đoạn lịch sử, đưa ra những vấn đề mang tính sử thi. Tôi quan niệm không có sử thi thì không có nền văn học dân tộc. Văn học phải có những tác phẩm khắc họa bước đi lớn của đất nước”.

Đáp án cần chọn là: B

6 tháng 10 2019

Các tác phẩm chính:

- Tiểu thuyết: Đồng bạc trắng hoa xòe (1979), Vùng biên ải (1983), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989)

- Tập truyện ngắn: Ngày đẹp trời (1986); Trăng soi sân nhỏ (1994); Một chiều dông gió (1998),..

Đáp án cần chọn là: A

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.(Trích...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi

     Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống. [...]

     Vậy thì, hoặc là hình dung sự sống, hoặc sáng tạo ra sự sống, nguồn gốc của văn chương đều là tình cảm, là lòng vị tha. Và vì thế, công dụng của văn chương cũng là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha.

(Trích văn bản Ý nghĩa văn chương, SGK Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, trang 60)

1.     Văn bản Ý nghĩa văn chương thuộc loại văn nghị luận nào? Vì sao em biết?

2.     Trong 2 đoạn văn trên, tác giả Hoài Thanh lập luận theo quan hệ nào? Tìm các từ ngữ thể hiện quan hệ lập luận đó.

3.     Trong phần đầu văn bản, tác giả đã lý giải “nguồn gốc của văn chương”, tại sao trong đoạn văn trên, một lần nữa tác giả lại nhắc đến luận điểm này?

4.     Em hiểu như thế nào về quan điểm văn chương còn sáng tạo ra sự sống của Hoài Thanh? Bằng những hiểu biết của mình về các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 7, em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 8 câu giải thích và chứng minh ý kiến trên, trong đoạn văn có sử dụng 1 câu đặc biệt (gạch chân, chú thích rõ tác dụng của câu đặc biệt đó).

5.     Hãy cho biết tên của 2 tác phẩm (ghi rõ tên tác giả) mà em đã học trong chương trình Ngữ văn THCSlàm em hiểu rõ công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Lý giải vì sao em chọn 2 tác phẩm đó?

 

 

 

 

0
4 tháng 2 2018

Đọc đoạn văn, ta thấy: khi tả ngoại hình tác giả đã chú ý đến hình dáng bên ngoài: gầy, tóc húi ngắn, mặc áo cánh nâu co hai túi trễ xuống đến tận đùi, quần ngắn chỉ tới đầu gối, bắp chân nhỏ luôn động đậy

Đôi mắt thì sáng và xếch

Các chi tiết ấy đã cho ta thấy chú liên lạc vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, lam lũ quen chịu đựng vất vả và là một chú bé cần cù, siêng năng, nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm. Chính những đặc điểm ngoại hình này mà tác giả đã chọn lọc miêu tả, đã giúp ta cảm nhận được một phần nào về tính cách của cậu bé liên lạc

12 tháng 10 2019

Đọc đoạn văn, ta thấy: khi tả ngoại hình tác giả đã chú ý đến hình dáng bên ngoài: gầy, tóc húi ngắn, mặc áo cánh nâu co hai túi trễ xuống đến tận đùi, quần ngắn chỉ tới đầu gối, bắp chân nhỏ luôn động đậy

Đôi mắt thì sáng và xếch

Các chi tiết ấy đã cho ta thấy chú liên lạc vốn xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo khổ, lam lũ quen chịu đựng vất vả và là một chú bé cần cù, siêng năng, nhanh nhẹn, thông minh, dũng cảm. Chính những đặc điểm ngoại hình này mà tác giả đã chọn lọc miêu tả, đã giúp ta cảm nhận được một phần nào về tính cách của cậu bé liên lạc

Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó...
Đọc tiếp

Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn.

- Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau.

- Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người  hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn.

3. Phân tích

- Lão Hạc là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư­, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. 

- Ánh sáng mà Nam Cao muốn đưa vào trái tim con người trong " Lão Hạc" là niềm xúc động, trân trọng một lão nông nghèo khổ nhưng vẫn luôn giữ được lòng tự trọng.

- Nam Cao đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu…

0
Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh...
Đọc tiếp

Câu 1: (4.0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

(1) Mỗi khi ngồi quan sát đàn kiến đang vội vã vác trên lưng chúng khối lượng lương thực to lớn hơn chúng, dầu vất vả và nặng nhọc, những con kiến vẫn “chào hỏi” nhau, thể hiện sự quan tâm dành cho đồng loại. Hành động đó, tưởng chừng như nhỏ lại có ý nghĩa “nhân văn”. (2) Trong sự bôn ba, mưu cầu hạnh phúc, đôi lúc chúng ta quên đi sự quan tâm tới nhau, hỏi han nhau, giúp đỡ nhau. Quan tâm tới tha nhân(*) làm cho cuộc sống trở nên thân thiết, gần gũi, ấm áp tình người. Lời hỏi han, động viên, góp ý tưởng cho người khác đang bí lối… để lại ấn tượng tốt đẹp và sự khích lệ cần có. (3) Vượt lên trên loài vật, sự quan tâm của con người không nên là chủ nghĩa hình thức, qua loa, lấy lệ. Cần có ý thức về trách nhiệm quan tâm đến người thân và tha nhân trong xã hội. Không cần phải quan tâm đến những điều xa vời, cao siêu, phi hiện thực. (Trích báo Thể thao - Văn hóa, ngày 20/01/2015) (*) tha nhân: người khác

Câu hỏi:

a. (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản

. b. (1.0 điểm) Xác định biện pháp tu từ có trong đoạn (1) và nêu tác dụng của biện pháp tu từ ấy.

c. (1.0 điểm) Hãy nêu ý chính của đoạn (2). d. (1.0 điểm) Kể ra 3 hành động “quan tâm đến tha nhân” mà mỗi học sinh nên thực hiện mỗi ngày.

0
9 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Lớn lên, chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, được đọc những cuốn tiểu thuyết dài...Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Trong bài ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh có viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy điều đó có nghĩa là thế nào? Điều đó được thể hiện qua những áng văn chương ra sao?
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã bàn luận, đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương. Trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung.
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống.
Qua văn chương, ta hiểu được cuộc sống. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, ta thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Đọc câu thơ của Bác Hồ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa” (cảnh khuya), ta thấy câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, gợi cảm, tuyệt đẹp. Hay đọc bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương, ta thấy hiện ra cuộc sống muôn hình vạn trạng như Hoài Thanh đã nói mỗi nhà văn, nhà thơ là những người sáng tạo, tìm tòi và thể hiện cuộc sống theo một cách tự nhiên tuỳ thuộc vào vốn sống, tài năng và tâm hồn của họ mà tâm hồn của con người lại bao la vô tận cho nên “văn chương còn sáng tạo sự sống” điều ấy nghĩa là ? có thể hiểu là qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể cuộc sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. Qua việc ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn mọi người đều yêu Sài Gòn như ông. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp, yêu Sài Gòn mọi người sẽ góp phần tích cực giữ gìn và xây dựng một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Cũng như vậy, qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức, chung tay để biến nó thành hiện thực. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.
Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.

3 tháng 3 2021
 a. Giải thích

 

– Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút.

– ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ; đó là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người.

– Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: Nghĩa là người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ nhân văn giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.

à Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả, sứ mệnh vinh quang nhất của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người.

 

 

2,0

 

 

 

b. Bàn luận

 

– Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn.

– Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau.

– Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người  hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn.

 

 

 

 

 

 

 

3,0

 

 

 

c. Làm rõ ánh sáng Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí

 

(Thí sinh dựa trên những hiểu biết về của Đọc Tiểu Thanh Kí của Nguyễn Du để chứng minh cho ý kiến trong đề bài. Có thể có nhiều cách làm nhưng cần làm rõ ánh sáng mà tác giả đưa vào trái tim người đọc ở hai phương diện, nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật tác phẩm)

– Đọc Tiểu Thanh Kí là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư­, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. Ánh sáng mà Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người trong Đọc Tiểu Thanh Kí là niềm xúc động, trân trọng và sẻ chia đối với vẻ đẹp nhan sắc, tài năng cùng nỗi bất hạnh của Tiểu Thanh cùng bao thân phận giai nhân tài tử trong cuộc đời. Từ câu chuyện cuộc đời Tiểu Thanh được thể hiện qua niềm xúc động, cảm thương chân thành ở Nguyễn Du, người đọc nhận ra nỗi niềm tiếc thương mà trân trọng, xót xa  cho cái Đẹp bị vùi dập, đọa đày, sự thấu hiểu tận cùng nỗi đau, nỗi hận vì cái Tài bị vùi dập, chà đạp,  bị chối bỏ phũ phàng. Ánh sáng mà Nguyễn Du đưa vào trái tim người đọc qua Đọc Tiểu Thanh Kí không chỉ là tiếng khóc ngư­ời, nỗi thư­ơng ngư­ời mà còn là tiếng khóc mình, nỗi thư­ơng mình; là mối tự hận, tự thư­ơng; là niềm khát khao tri kỷ  của Nguyễn Du, niềm khát khao kiếm tìm tri âm muôn thưở của con người.

– Nguyễn Du đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu…

6,0
d- Đánh giá:

 

– Ý kiến của George Sand đã khẳng định yếu tố cốt tử để người nghệ sĩ viết nên những tác phẩm giá trị, hoàn thành sứ mệnh cao cả của ngòi bút và khẳng định vị trí trên văn đàn, đó là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Đây cũng là lời khẳng định ý nghĩa về chức năng, giá trị của văn học đối với con người.

–  Ý kiến của  George Sand là một định hướng cho người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo: hướng bạn đọc đến các giá trị Chân – Thiện – Mĩ. Phải nâng đỡ cái tốt, nhà văn mới mong góp phần mà bồi đắp tâm hồn người đọc mới vươn về, hướng tới níu giữ tình người cho con người.Và người đọc cũng nhờ ý kiến này mà có căn cứ để tiếp nhận và đánh giá chính xác hơn về giá trị của một tác phẩm văn chương. Để nhận ra thứ ánh sáng riêng từ tác phẩm, người đọc cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biến quá trình nhận thức thành quá trình tự nhận thức và hoàn thiện bản thân.

3 tháng 3 2021

Tham khảo:

Nguồn: Hoidap247

A. Mở bài

- Giới thiệu nhận định

- Dẫn dắt vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Thiên hướng: là khuynh hướng thiên về những điều có tính chất tự nhiên. Thiên hướng của người nghệ sĩ: là khuynh hướng chủ đạo của người cầm bút.

- ánh sáng: gợi ra vẻ đẹp lung linh, kì diệu và có khả năng soi rọi, chiếu tỏ; đó là khả năng kì diệu trong việc tác động vào nhận thức, tư tưởng, tình cảm của con người.

- Thiên hướng của người nghệ sĩ là đưa ánh sáng vào trái tim con người: Nghĩa là người nghệ sĩ thông qua tác phẩm nghệ thuật được viết nên từ cái tài cái tâm của mình, đem đến cho bạn đọc những hiểu biết về thế giới xung quanh, giúp người đọc nhận thức sâu sắc về bản chất cuộc sống và con người, nhận ra những bài học quí giá về lẽ sống, thắp sáng trong trái tim con người những tư tưởng tình cảm đẹp đẽ nhân văn giúp con người sống tốt hơn, nhân văn hơn.

- Ý kiến đã đề cập đến thiên chức cao cả, sứ mệnh vinh quang nhất của nhà văn đó là nâng niu, trân trọng và hướng con người tới những điều tốt đẹp, đó cũng chính là chức năng của văn học đối với cuộc đời, con người.

2. Bàn luận

- Ý nghĩa tồn tại của văn chương thực chất là hướng con người tới cái đẹp, cái thiện, là đưa ánh sáng vào trái tim con người. Ánh sáng văn chương chính là vẻ đẹp của cảm xúc, tư tưởng, tình cảm của nhà văn chuyển hóa vào tác phẩm thông qua hình thức nghệ thuật độc đáo. Ánh sáng ấy có khả năng kì diệu, soi sáng nhận thức, thắp sáng niềm tin, giúp con người hiểu hơn về cuộc sống và con người, từ đó soi chiếu nhận thức về chính mình. Ánh sáng văn chương có tác dụng khơi dậy, bồi đắp những tình cảm đẹp đẽ trong tâm hồn con người, giúp con người sống đẹp đẽ, nhân văn hơn.

- Việc sáng tạo của nhà văn có khuynh hướng tư tưởng, luôn xuất phát từ nhu cầu giãi bày, thể hiện tâm tư, tình cảm vì thế nên nâng đỡ cho cái tốt không chỉ là thiên chức, là trách nhiệm mà còn là mong mỏi, nhu cầu của người cầm bút. Bằng cái tâm, tầm tư tưởng bén nhạy, người nghệ sĩ thấy được bản chất cuộc sống, khái quát thành những quy luật tâm lí, từ đó chuyển tải đến người đọc những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống và con người. Để đưa ánh sáng vào trái tim con người, người nghệ sĩ còn ý thức phát huy cái tài trong cách sử dụng ngôn từ, sáng tạo hình ảnh, xây dựng hình tượng, tạo kết cấu tác phẩm … với sức truyền cảm cao nhất của hình thức nghệ thuật. Ánh sáng được đưa vào trái tim con người từ tác phẩm văn học chính là sự hòa quyện của cái tâm, cái tài của người nghệ sĩ trong hành trình sáng tạo nghệ thuật nhiều vui sướng mà cũng lắm khổ đau.

- Giá trị của một tác phẩm, sức sống lâu bền của tác phẩm trong lòng người đọc chính là ở ánh sáng mà người nghệ sĩ đưa vào trái tim con người. Chính vì vậy, người nghệ sĩ cần phải sống sâu với cuộc đời, có được tình cảm chân thành, mãnh liệt, nắm bắt và phản ánh được những vấn đề cuộc sống và con người, có tài năng và bền bỉ nghiêm túc luyện rèn ngòi bút để có thể đưa ánh sáng vào trái tim con người  hiệu quả nhất. Người đọc khi đến với tác phẩm vì thế cần có ý thức bồi đắp tâm hồn, biết khám phá, đón nhận thứ ánh sáng đặc biệt từ tác phẩm, lĩnh hội được những ý tình sâu sắc mà nhà vân gửi gắm để hiểu cuộc sống, hiểu con người, hiểu chính mình hơn, từ đó sống đẹp, sống nhân vân hơn.

3. Phân tích

- ''Truyện Kiều'' là kết tinh những cảm xúc, suy tư của một người nghệ sĩ có trái tim nhân ái, bao la, một tâm hồn đầy suy tư­, trăn trở, băn khoăn, day dứt về số phận con người. 

- Ánh sáng mà Nguyễn Du muốn đưa vào trái tim con người trong " Truyện Kiều" là niềm xúc động, trân trọng những người con gái hồng nhan bạc phận

- Nguyễn Du đã đưa ánh sáng vào trái tim con người bằng hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, tạo kết cấu…

C. Kết bài

  - Đánh giá chung

  - Nêu cảm nghĩ