K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

m chịu nhiều quá

 Câu 1 (4.0 điểm):  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như...
Đọc tiếp

 

Câu 1 (4.0 điểm):

  Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu ở phía dưới:

“ Bạn biết chăng, thế gian này có điều kì diệu, đó là không ai có thể là bản sao 100% của ai cả. Bởi thế, bạn là độc nhất, tôi cũng là độc nhất. Chúng ta là những con người độc nhất vô nhị, dù ta đẹp hay xấu, tài năng hay vô dụng, cao hay thấp, mập hay ốm, có năng khiếu ca nhạc hay chỉ biết gào như vịt đực.

Vấn đề không phải là vịt hay thiên nga. Vịt có giá trị của vịt, cũng như thiên nga có giá trị của thiên nga. Vấn đề không phải là hơn hay kém, mà là sự riêng biệt. Và bạn phải biết trân trọng chính bản thân mình. Người khác có thể đóng góp cho xã hội bằng tài kinh doanh hay năng khiếu nghệ thuật, thì bạn cũng có thể đóng góp cho xã hội bằng lòng nhiệt thành và sự lương thiện.

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.

(Bản thân chúng ta là những giá trị có sẵn - Phạm Lữ Ân)

a. Trong văn bản, tác giả đề cập đến những giá trị có sẵn nào của mỗi người? (1.0 điểm)

b. Em hãy xác định một câu ghép có trong văn bản trên. (1.0 điểm)

c. Em hãy nêu nội dung của văn bản trên (1.0 điểm)

d. Từ đó, em hãy rút ra thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên. (1.0 điểm)

 

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển MẹÂu Cơ hẳn không thể yên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

Tổ quốc đang bão giông từ biển

 Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ

Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Trích “Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu. Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

0
Bài 2. Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:                   “ Đêm nay rừng hoang sương muối                     Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới                    Đầu súng trăng treo”Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?Câu 3: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính...
Đọc tiếp

Bài 2.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:

                   “ Đêm nay rừng hoang sương muối

                     Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

                    Đầu súng trăng treo”

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên?

Câu 2: Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?

Câu 3: Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4: Nêu ý nghĩa của hình ảnh “Đầu súng trăng treo”?

Câu 5: Viết đoạn văn khoảng 10 đến 12 câu, theo phương pháp T-P-H, phân tích biểu tượng cao đẹp của tình đồng chí qua 3 câu thơ trên. Đoạn văn có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu – chỉ rõ.

2
17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Biểu cảm.

2. Hình ảnh: Rừng hoang sương muối, Trăng treo.

Em tham khảo:

3. 

Nguồn Hoidap247

Trong câu thơ "Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới", Chính Hữu lại dùng từ "chờ" mà không dùng từ "đợi" vì từ "đợi" có nghĩa mong đợi người nào đó đến, còn từ "chờ" là luôn sẵn sàng chờ sự vật, hành động . Đối diện cảnh núi rừng lạnh lẽo và hoang vu và hoàn cảnh chiến đấu nguy hiểm, những người lính cùng sát cánh bên cạnh nhau. Đồng thời cho thấy được tâm thế chủ động, sẵn sàng. Họ cùng nhau làm mờ đi khó khăn, mà hướng đến sự độc lập, tự do.

4. 

Trong phút giây giải lao bên người đồng chí của mình, các anh đã nhận ra vẻ đẹp của vầng trăng lung linh treo lơ lửng trên đầu súng: Đầu súng trăng treo. Hình ảnh trăng treo trên đầu súng vừa có ý nghĩa tả thực, vừa có tính biểu trưng của tình đồng đội và tâm hồn bay bổng lãng mạn của người chiến sĩ. Phút giây xuất thần ấy làm tâm hồn người lính lạc quan thêm tin tưởng vào cuộc chiến đấu và mơ ước đến tương lai hoà bình. Chất thép và chất tình hoà quện trong tâm tưởng đột phá thành hình tượng thơ đầy sáng tạo của Chính Hữu.

5. 

Ba câu cuối là ba câu thơ hay nhất, là sự kết tinh cao quý của tình đồng chí. Giữa không gian tĩnh lặng về đêm giữa núi rừng bao la, là hình ảnh của người lính, khẩu súng và vầng trăng. Trong cảnh rừng hoang sương muối, những người lính phục kích, chờ giặc, đứng bên nhau. Sức mạnh của tình đồng đội đã giúp họ vượt lên tất cả những khắc nghiệt của thời tiết và mọi gian khổ, thiếu thốn. Đối với họ (Khởi ngữ) , tình đồng chí đã sưởi ấm lòng họ giữa cảnh rừng hoang mùa đông, sương muối giá rét. Súng và trăng là hai hình ảnh mang tính biểu trưng, được gợi ra bởi những liên tưởng phong phú. Súng và trăng là gần và xa, thực tại và mơ mộng, chất chiến đấu, chất trữ tính, chiến sĩ và thi sĩ… Súng là biểu tượng cho chiến tranh khốc liệt, cho những đau thương thì trăng với ánh sáng chan hòa lên cảnh vật muôn nơi lại thể hiện cho mơ ước về cuộc sống thanh bình. Và (Phép nối) hình ảnh “Đầu súng trăng treo”  trong câu kết cuối bài như gợi lên một nhịp lắc chông chênh, lơ lửng, có lúc ánh trăng sát gần, khi lại được đẩy lên cao trên vòm trời rộng lớn. Phải chăng, không có gì ngăn được ước mơ về sự tự do, thanh bình của những người chiến sĩ dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nhất họ đang phải đối diện ?

17 tháng 3 2022

1. PTBĐ: biểu cảm

2. Từ ngữ, hình ảnh thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính: rừng hoang sương muối, chờ giặc tới.

3. Từ "chờ" cho thấy tư thế chủ động, sẵn sàng đón đợi giặc. Từ "đợi" cho thấy tư thế bị động hơn. Chính vì vậy, sử dụng từ "chờ" sẽ làm nổi bật được tinh thần của người lính.

4. "Súng” là vũ khí, biểu tượng của chiến tranh, “trăng” là hình ảnhbiểu tượng cho thiên nhiên, cho hòa bình. Ở đây có sự hòa hợp giữa hai hình ảnh trăng và súng làm toát lên vẻ đẹp tâm hồn người lính, vừa nói lên ý nghĩa của việc họ cầm súng chiến đấu là bảo vệ cho cuộc sống thanh bình nơi quê hương. Hình ảnh vừa tả thực vừa lãng mạn.

5. HS viết đoạn văn, chú ý hình thức tổng phân hợp, có khởi ngữ, phép lặp để liên kết câu.

Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:“Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.- Anh xin hứa.Tôi mếu máo trả lời và đứng...
Đọc tiếp

Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bên dưới:

“Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

- Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

- Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.” (Ngữ văn 7, tập một)

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

2. Phương thức biểu đạt chính được tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

3. Văn bản chứa đoạn trích trên dùng ngôi kể thứ mấy? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì?

4. Nêu nội dung chính của đoạn văn. Theo em, hành động của nhân vật người em trong đoạn văn có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung của văn bản?

5. Tìm các từ láy trong đoạn văn và phân loại. (chưa học nên các con chưa làm nhé)

6. Viết một đoạn văn khoảng 8 câu trình bày cảm nhận của em về nhân vật người em trong văn bản chứa đoạn trích trên. Trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 02 từ ghép đẳng lập. Gạch chân và chú thích.

0
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:  "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo " Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên.  Câu 2 (1.5đ): Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính?  Câu 3 (3.0đ): Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi phía dưới:  "Đêm nay rừng hoang sương muối  Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới  Đầu súng trăng treo "

Câu 1 (0.5đ): Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên. 

Câu 2 (1.5đ): Từ ngữ, hình ảnh nào trong đoạn thơ thể hiện hoàn cảnh chiến đấu của người lính? 

Câu 3 (3.0đ): Trong câu thơ “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”, vì sao Chính Hữu lại dùng từ “chờ” mà không dùng từ “đợi”?

Câu 4 (5.0đ): Viết đoạn văn bày tỏ cảm xúc suy nghĩ của em về vẻ đẹp của tình đồng chí đồng đội được thể hiện qua đoạn trích trên. Đoạn văn có sử dụng 1 câu ghép và 1 câu bị động (gạch chân và chú thích rõ).

Mọi người giúp mình với ạ, mình cần gấp trong 15'

0
15 tháng 4 2017

a) Đây là Diệu Chi, bạn mới của lớp ta.

b) Bạn Diệu Chi là học sinh cũ của Trường Tiểu học Thành Công.

c) Bạn ấy là một hoa sĩ nhỏ đấy.

23 tháng 11 2017

Trong tự nhiên thì sắt có trong các thiên thạch và có trong quặng sắt.

Trong tự nhiênsắt có trong các thiên thạch (là khối chất rắn từ ngoài Trái Đất rơi xuống) và có trong các quặng sắt.