K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2021

có nhất thiết phải là cây mai ko ạ

 

31 tháng 10 2021

tham khảo:

Mẹ thiên nhiên ban tặng cho con người rất nhiều loài cây khác nhau nhưng nếu nói về cảm nghĩ của em về loài cây mà em yêu thích thì em yêu cây phượng nhất. Cây phượng không chỉ gắn bó với tuổi học trò à nó còn là hình ảnh tuyệt vời trong tâm trí của mỗi người mỗi khi nhắc đến.

Hình ảnh cây phương không chỉ quen thuộc với những mái trường, làng mạc mà nó còn hiện hữu trong thơ ca, những bài hát mang theo cùng năm tháng. Mỗi khi mùa hè đến – mùa hoa phượng đỏ rực trên nền trời xanh em lại thấy trong lòng bồi hồi khó tả, vì khi nhìn thấy những đốm lửa của hoa phượng nở rộ cũng là lúc đám học sinh chúng em được nghỉ hè. Với những anh chị lớn hơn, có thể nó là mùa của chia ly, nhưng với chúng em những đứa trẻ, chỉ mong đến mùa hè để nghỉ, và lúc này cây phượng chính là cây báo hiệu thời gian hữu ích nhất.

Khi hoa phượng nở, hoa không đỏ kiều diễm như những bông hồng nhung, mà nỏ đỏ rực rỡ tươi rói khiến người ta mê mẩn mỗi khi nhìn ngắm. Mỗi bông hoa phượng nở lại có một vẻ đẹp đến kiêu sa, nhìn ngắm hoa phượng mỗi người đều sẽ thấy lòng an lành đến lạ.

Đầu hè, những bông hoa phượng bắt đầu khoe sắc, cây phượng là loại cây ghi nhiều dấu mốc trong đời học sinh, mùa thi, mùa chia tay, tất cả những mốc thời gian đấy đều có mặt của cây phượng, nó chứng kiến từng khoảnh khắc nao lòng của đám học sinh chúng em.

Những cây phượng không chỉ làm bóng mát, che nắng mùa hè, làm đẹp cho trường lớp mà những nhụy hoa còn được đám học trò nghịch phá lấy làm trò chơi cỏ gà khi những giờ ra chơi giữa giờ. Những năm tháng tuổi học trò này chắc chắn mỗi người chúng ta sẽ không thể nào quên được.

Biểu tượng tuổi học trò có lẽ là những tán phượng xanh rì, những bông hoa phượng sống hết mình cho năm tháng thanh xuân dưới mái trường của những cô cậu học trò chúng em. Nó chứng kiến biết bao buồn vui, những giờ kiểm tra bài, thi cử, nó khắc sâu bao kỉ niệm của từng thế hệ học sinh đã đi qua. Nó chính là minh chứng cho tình bạn, sự đoàn kết keo sơn và tuổi thơ của mỗi con người, để sau này lớn lên, trong mỗi chúng ta đều có những khoảnh khắc riêng tư, kỉ niệm đẹp về mái trường và thầy cô nơi gốc phượng xanh mát.

Tuy thầm lặng nhưng từng cây phượng mới luôn mang một tình yêu của tuổi học trò của mỗi người, cũng như những quyển vở, cây bút, nó giống như một phần của tâm hồn em. Em lớn lên trong sự dạy dỗ của thầy cô, tình yêu thương của cha mẹ và sự chứng kiến trưởng thành của tán phượng qua bao năm. Chắc chắn nó là loại cây mà em yêu thích mà sẽ mãi luôn giữ những hình ảnh của nó trong tim.

20 tháng 8 2021

Tham khảo:

Mẹ bảo đất nước mình lớn lên nhờ cây lúa, dù xã hội có phát triển đến thế nào thì cây lúa vẫn giữ vai trò rất quan trọng trong cuộc sống con người. Nhờ hạt cơm dẻo hôm qua ta mới trưởng thành và khôn lớn. Chẳng có loài cây nào lại gắn bó một nắng hai sương với người nông dân như lúa và cũng chẳng có loài cây nào khiến tôi luôn ghi nhớ, biết ơn như cây lúa quê mình.

Tôi may mắn được sinh ra từ đồng quê của những ruộng lúa bạt ngàn trải dài khắp xóm. Tôi gắn bó với cây lúa từ ngày biết chập chững, bi bô và cũng từ những bước chân nhỏ bé trên con đê bé nhở hai bờ ruộng lúa, tình yêu quê hương trong tôi lớn lên, tình yêu cây lúa cũng từ đấy nồng nàn. Cây lúa không to lớn, cứng cáp như những cây thân gỗ, không xinh đẹp, lộng lẫy như những loài hoa cũng không biết uốn mình như dây leo nhưng loài cây ấy ẩn chứa cả sự mạnh mẽ, tươi đẹp và dẻo dai. Thân lúa nhìn mỏng manh như thân cỏ nhưng chẳng bao giờ ngả rạp trước gió mưa bởi lúa có bao giờ sống đơn lẻ. Ban đầu chúng chỉ là những sợi chỉ nhỏ bé rồi lớn dần cho đến khi người nông dân cấy xuống ruộng, cây lúa từ đấy bén rễ, vươn mình lớn lên. Một thân cây nhỏ mọc thêm nhiều nhánh, thân quấn lấy thân bao bọc nhau, che chở nhau suốt một mùa mưa nắng. Lá lúa dài, nhọn như lá, xanh tươi một màu khiến cả cánh đồng lúa tràn ngập sắc xanh. Trải qua bao nhiêu cơ cực, cuối cùng lúa cũng tích luỹ những hạt ngọc của trời, đem giấu vào lớp vỏ trấu xanh. Lúc ấy người ta gọi lúa trổ đòng đòng. Dưới ánh nắng, những giọt sữa bên trong vỏ trấu dần đông lại và trở thành hạt gạo. Đến một ngày kia khi những nhánh lúa nặng bông quằn mình xuống, hạt lúa ngã vàng nghĩa là lúa đã chín.

Niềm vui lớn nhất của người nông dân là nhìn lúa vàng đầy sân. Cây lúa bao đời đã nuôi người dân quê tôi. Đem đến cho chúng tôi cuộc sống sung túc hơn. Không chỉ thế, những ruộng lúa mênh mông là nơi sống của tôm, cua, ốc, cá và biết bao sản vật đồng quê sinh ra từ lúa. Có biết bao gia đình sống nhờ vào nghề bắt cá, bắt cua, hái rau trên những thửa ruộng. Đối với người nông dân lúa là mẹ hiền nuôi nấng đàn con khôn lớn. Với lũ trẻ chúng tôi lúa là cả một miền kí ức. Chúng tôi thích nhất là khi lúa còn xanh ươm, nước trên ruộng xem xép, men theo những nhánh lúa chúng tôi bắt lũ ốc, cua có khi nhặt được ổ trứng chim. Niềm vui của tôi còn là những ngày lúa chín theo mẹ đi gặt lúa, mẹ gặt trước, tôi theo sau nhặt từng bông lúa rơi. Khi mùa gặt đã xong, tôi theo cha đem vịt vào đồng mót lúa sót lại. Tôi nhớ khôn nguôi những đống rơm khô vàng ngoài sân và những trò chơi đánh trận cùng lũ bạn. Tôi thương những hạt gạo trắng dầu dãi mồ hôi.

Nếu không tận mắt chứng kiến quá trình cây lúa trổ bông sẽ chẳng thể nào hiểu được sự kì diệu của thiên nhiên. Ôi! Những cánh đồng lúa vàng rực rỡ có biết chăng đã khiến khoé mắt mẹ cay xoè, làm cha vui đến nỗi mất ngủ cả đêm. Những người nông dân quê tôi quý cây lúa như quý đứa con của mình. Họ chẳng bao giờ đi đâu xa vì sợ bỏ ruộng, bỏ vườn, bỏ lúa. Nào ủ thóc, gieo mạ, nhổ mạ, cấy lúa, gặt lúa, phơi thóc...hạt gạo trắng đến tay người nông dân cũng qua bao nhiêu cơ cực, vui buồn. Trải qua bao nhiêu thời gian, con người biết nhiều hơn về những loại thực phẩm thay thế lúa, những cánh đồng lúa dần thu hẹp lại thay thế bằng các nhà máy, xí nghiệp... Lúa ơi, lúa đã bao lần khóc thầm cho số kiếp, bao nhiêu thế hệ cống hiến hết mình cho con người, vậy mà... Lúa vẫn thuỷ chung, lúa vẫn xanh tươi và hứa hẹn cũng như tình yêu của tôi dành cho lúa vẫn vẹn nguyên như thuở còn thơ bé. Đừng buồn nhé cây, chẳng bao giờ người nông dân phụ lúa như lúa đã không phụ họ.

Tôi đã lớn, ngày ngày bận rộn với việc học hành và thi cử, chẳng còn thời gian để chơi những trò quanh đống rơm, ruộng lúa. Thế nhưng trong lòng tôi cây vẫn là kỉ niệm là giấc mơ hạnh phúc, ấm no. Tôi thầm cảm ơn cây đã mang cho chúng tôi sự sống, tình yêu và những nỗi nhớ. Tôi cũng biết ơn những người đã cùng lúa vất vả làm ra hạt gạo. Cây đã dạy cho tôi bài học đầu đời về cách sống “dù yếu mềm nhưng không ngã gục, dù người có phụ ta nhưng ta đừng phụ người”.

20 tháng 8 2021

Tham khảo nha:

Cây lúa là loài cây mà em yêu thích nhất trong các loài cây. Từ xa xưa cây lúa đã gắn bó thân thiết với người nông dân Việt Nam đi vào thơ ca, ca dao:

"Việt Nam đất nước ta ơi,

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn"

Câu thơ thật sự là không sai bởi nó thể hiện một sự thật được chứng minh qua thời gian hình thành dựng nước và giữ hàng nghìn năm của dân tộc chúng ta. Nước Việt Nam chúng ta là một đất nước được mệnh danh là nền văn minh lúa nước. Cây lúa chính là biểu tượng thiêng liêng, là linh hồn của dân tộc chúng ta với các bạn bè năm châu trên thế giới.

Cây lúa là cây mà em yêu thích nhất, cây lúa là cái tên có xuất xứ từ ngàn đời nay trong từng lời ăn tiếng nói, trong giao tiếp của con người Việt Nam. Nó cũng là một cây lương thực chính nuôi sống hàng triệu triệu người con đất Việt. Từ những hạt thóc được người nông dân ủ thành mầm rồi gieo xuống ruộng nước những cây mạ xanh non lên cao rồi trở thành cây lúa. Khi cây lúa trưởng thành trổ bông những bông lúa chín vàng trĩu nặng báo hiệu vụ mùa bội thu, con người no đủ.

Dưới bàn tay chăm chỉ lao động của những người nông dân quanh năm "bán mặt cho trời bán lưng cho đất" cần cù chịu thương chịu khó trải qua bốn mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông những bông lúa đã hình thành tạo nên mùa màng bội thu, lúa đầy bồ và rơm vàng đầy đường. Những người nông dân được sống một cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Từ hạt lúa khi chúng ta bóc vỏ sạch sẽ có hạt gạo trắng ngần làm nên những bát cơm thơm dẻo trong mỗi gia đình. Nếu như lúa mì là thức ăn chính của các nước phương Tây thì hạt gạo lúa tẻ cơm trắng lại là thức ăn chính của người Việt Nam và một số người thuộc nước Á Đông chúng ta.

12 tháng 10 2016

“Mẹ là đọt mía ngọt ngào, mẹ là nải chuối, buồng cau, mẹ là tiếng dế thâu đêm, là ánh trăng soi đường cho con khi con lạc lối. Thật tự hào trên đời này ta có mẹ”.Và thật vui sướng biết bao khi tôi luôn nhìn thấy nụ cười của mẹ nở trên môi.

Đâu phải lúc nào mẹ cũng cười. Nhưng tôi vẫn nhớ như in lời ba nói :’ Lúc con sinh ra mẹ đã cười rất tươi…”. Tôi biết khi đó mẹ mệt mỏi như thế nào nhưng vẫn cố nở một nụ cười vì mẹ đã sinh ra một sinh linh bé bỏng hay bởi mẹ vui sướng chăng. Tôi cũng không biết nữa nhưng chắc chắn rằng nụ cười đó là nụ cười hạnh phúc của mẹ. Rồi ai cũng gặp khó khăn: Khi tập lẫy, tôi cảm thấy lật được người lên là rất khó, mẹ cười, cho dù lúc đó tôi chưa cảm nhận được gì mẹ vẫn khích lệ:”Cố lên con, mẹ tin con sẽ làm được”. Hay là lúc biết bò, biết đi, mẹ đặt tôi xuống đất nắm lấy tay tôi dẫn tôi đi những bước đi đầu đời, tôi ngẩng lên nhìn mẹ vui sướng như muốn nói: ” Con đi được rồi mẹ ơi”. Mẹ nở 1 nụ cười mãn nguyện như chúc tôi thành công. Tôi biết nói, câu đầu tiên mà tôi gọi là :” Mẹ”. Mẹ cười, chao ôi

Nụ cười ấy thật đẹp và quan trọng đối với tôi biết nhường nào.

Vậy là sự trưởng thành của tôi theo sau là nụ cười mẹ như những ngày nào tôi vào lớp 1. Ngày khai trường đã đến, mẹ đưa tôi đến rất sớm để làm quen với trường lớp. Ân tượng đầu tiên của tôi là trường mới đẹp làm sao! Lớp 1A hiện dần trong mắt tôi 1 cách quen thuộc biết chừng nào….Đang miên man nghĩ, tiếng trống trường như đánh thức tôi. Nỗi sợ hãi, lo lắng bao trùm lên tâm trí tôi, mẹ cười “Kìa con vào lớp đi, cứ đi đi mẹ sẽ luôn ở bên con”. Và mẹ thật tuyệt trong mắt tôi.

Những khi bị điểm kém, những lần nói dối mẹ, trốn đi chơi, mẹ đã khóc có lẽ mẹ thất vọng về tôi nhiều lắm. Nhưng mẹ lại cười để an ủi, khích lệ vì mẹ biết tôi cũng rất buồn:” Đừng lo con chỉ cần con cố gắng thôi ” . Nụ cười ấy như làm tôi thêm quyết tâm, cố gắng: ” Mẹ ơi con sẽ cố gắng nữa để nụ cười của mẹ luôn đọng mãi trên môi và con hứa con sẽ không làm mẹ buồn nữa đâu vì nụ cười của mẹ luôn bên cạnh con khi con cần phải không mẹ”

Nụ cười của mẹ luôn giúp tôi có thêm nghị lực, che trở cho tôi. Và nụ cười ấy là suối nguồn yêu thương là bến đỗ tâm hồn của cuộc đời con mãi mãi.

Bạn tham khảo nhé!

12 tháng 10 2016

    Đây là đề 2, bạn tham khảo nhé!

       Trong vuon nha em co biet bao nhieu la hoa.Moi hoa co mot suc song rieng .Nao hoa Hong.hoa Hue,hoa Bach Ngoc,hoa Luuly.Cho den nhung cay hoa Rong Gieng.Moi cay co mot mau sac rieng,huong vi rieng,tieng noi rieng.Nhung em thich nhat van la doa hoa Lan do chinh tay ong noi em trong. 
Lan loi duong sa xa xoi tu tan Son La qua Hoa Binh phia bac cua to quoc.Ong noi em da mang cay hoa Phong Lan Duoi Chon ve cho den tan nha.Nang va bui lam cho cay hoa heo di,mat di suc song va ve dep ban dâu cua cay .Vua ve den nha ong chua kip nghi da voi vang dem hoa di trong cho xong moi thoi.That ra ong noi la nguoi rat thich choi hoa.Dac biet la Phong Lan.Ong tung ke voi em trong nhung ngay em den tham vuon phong lan cua ong.Moi hoa la mot cau chuyen dai.Tu hoi ong con tre tham ra cach mang .Cho den bay gio ong da ngoai tam muoi.Co cay ong treo tan dinh nui cao ,ti nua ong da khong con choi duoc voi em nua roi!Doa phong lan ong mang ve co hoa mau tim nhat.tung chum buong nhu bim toc cua em.Hoa khong thom ngat nhu hoa hong,hoa hue.Ma thoang thoang trong gio ,quang quan ben em.La khong sac nhon nhu hoa dua ma men mai ,nhan min,to ban nhu chiec tai cua chu voi con thu nho.Cay hoa duoc dat trong chiec chau mau hong nhat nhu mau ma em.Oi!Nhung canh hoa nho min moi dep lam sao.Va moi lan nghe ong ke chuyen co tich la em lai thiep di trong giac mo ve mot cay phong lan than ky.Giup co be cuu song duoc me.Duoi nhung chau phong lan noi ma ong cung ban be ngoi dang co va on lai chuyen cu.Toa ra mot huong thom nhe.Ai den deu khen ong em mat tay.Cay hoa nao cung cho bong.Moi hoa mot mau sen ke nhau nhu mau cua cau vong trong buc tranh thien nhien ban tang cho con nguoi.Nhung ban co biet khong?Do la bao nhieu mo hoi,cong suc ,tinh cam cua ong noi danh cho cay,Phong lan la cay ua am,song nho tren than cua cay chu,can chat mun va ba che xanh.Nhung ngay ong lan loi di xin mun cua ve u de lay chat bon cho cay.Mot ngay ong kiem tra nhieu lan he thay cay nao sau ,cay nao co hien tuong om ,heo,la vang,than cay suat hien dom benh la ong chua kip thoi.Khong chua khoi la ong mat an ,mat ngu.Nhung luc ay minh thuong ong.Chi mong sao cay oi !Cay mau khoi benh cho ong dung buon.The roi cay nhu nghe duoc tieng minh cung dan tro len xanh tuoi.Cay co linh hon day !Ban co tin khong? 
Phong lan khong chi lam dep ma con lam thuoc chua benh.Phong lan cong mang lai nguon loi kinh te lon cho nhung ho gia dinh trong ,cham soc va bao ve cay.Ngoi nha cua ban se cho len tuoi dep hon neu nhu ban co mot binh hoa phong lan dat tren ban.Trong nhung loai hoa dep ko the thieu phong lan phai khong ban?Ban thay cac co dau trong ngay cuoi thuong ngai len toc nhung bong hoa lan de to dien them ve dep cua nguoi phu nu.Roi nhung bo hoa cuoi ,do luu nien co hinh hoa lan.Ngay ca nhung do trang suc dat tien cung co hinh hoa lan.That tuyet voi !La minh da co mot gio hoa lan that dep do chinh tay minh trong de tang ong nhan dip ong minh chin muoi tuoi. 
Minh yeu hoa lan nhu ong vay.Co le la vi nhung cau chuyen cam dong cua ong.Hay vi minh thuong den vuon hoa phong lan cua ong ma cam thay gan gui, quen thuoc.Hay vi nhung cay phong lan cho minh nhung giac ngu ngon,nhung giac mo dep va tam su voi minh nhung luc minh buon ,vui.Dac biet hoa con cho minh huong thom ma minh thich.Dan minh vao the gioi cua muon hoa.Sao minh cam thay yeu hoa lan den the.Hay trong va bao ve hoa lan ban nhe!Hay nang niu nhung gi ma tao hoa da ban tang cho chung ta.Voi nhung cau chuyen cua hoa lan minh con nhan ra mot dieu rang.Hay giu gin va bao ve moi thu o tren doi nay.Khong chi hoa lan ma con nhung loai hoa khac.Nhung loai hoa quy hien dang dan bi tiet chung vi chung ta chi biet lay ma ko biet bao ve,khong biet trong .Hay yeu hoa nhu ong minh va bao nguoi khac nua.Dung de the gian nay mat di hai thu qui gia la sac va huong hoa. 

Tham khảo

 

Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con người. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây “Hoa học trò.”

Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng, vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè. Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa. Nhưng rồi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường, thầy cô, bạn bè. Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đoá phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn.

 

Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu.

19 tháng 8 2021

Tham khảo:

Có lẽ, cây bàng trước cửa nhà tôi là một chứng nhận cho tình cảm gắn bó giữa tôi và Bình. Tình bạn chúng tôi lớn lên cùng cây, theo năm tháng.

Khi tôi và Bình hiểu biết về con người và các sự vật quanh mình thì cây bàng đã có rồi, không hiểu ai trồng nó. Các bạn đồng tuổi với chúng tôi thường nhìn màu đỏ của phượng mà chờ hè đến. Nhưng chúng tôi lại theo dõi sự thay đổi diệu kì của các mầm non của bàng đang chuyển dần sang lá – là sự báo hiệu của mùa hè. Đi học về, vào đến ngõ, tôi và Bình đã nhìn thấy cây bàng. Thân cây xù xì như một chiếc áo bông cũ của một bác công nhân cần cù đáng mến. Thân cây có nhiều cái bướu. Rễ bàng ăn sâu xuống đất, vững vàng qua gió mưa. Các tán lá bàng xoè ra như những chiếc ô lớn, nhiều tầng. Quả bàng chỉ nhỏ như một quả ổi nhỡ, hình bầu dục. Khi bàng chín vàng, thường tự rụng xuống đất. Lấy búa đập bàng chín, trong có nhân ăn rất bùi ; nếu ăn vỏ : hơi chan chát. Những ngày hè nóng nực, tôi và Bình thường chơi bắn bi dưới bóng bàng rợp mát. Có lúc, bàng đã chứng kiến sự cãi cọ, tranh luận của hai đứa về một vấn đề gì đấy, không ai chịu ai. Có ngày mưa bão, hai đứa, mỗi đứa ngồi một nhà, đều nhớ và thương bàng, bàng đang nghiêng ngả ngoài gió bão…

Lên lớp 6, tôi và Bình xa nhau. Bình phải theo bố mẹ vào Thành phố Hồ Chí Minh (vì sự thuyên chuyển công tác của bố mẹ Bình). Một mình tôi ở lại với bàng. Tôi buồn và bàng hình như cũng buồn vì thiếu Bình. Lòng tôi thơ thẩn và bỗng hiểu hơn bao giờ hết tình bạn của tôi cùng Bình đã ghi dấu nơi đây – nơi cây bàng đang vươn cành, trổ bông mỗi chuyến giao mùa. Lòng tôi se lại. Mỗi lần ngắm nhìn cây bàng, hình ảnh Bình lại hiện lên với bao kỉ niệm…

Tôi có kể lại chuyện này cho cô giáo của tôi. Cô nói cô cũng giống tôi và Bình là có kỉ niệm về cây bàng. Nhà của cô ở phố Mai Hắc Đế (cách đây 20 năm, phố này yên tĩnh và những cây bàng mọc suốt hai bên đường phố). Trong một buổi sớm năm 1968., cô lên đường đi học xa, đã viết bài thơ về bàng và phố quê hương, trong đó có đoạn kết như sau :

Sương đêm ngưng đọng lá bàng xanh

Ta quyết ra đi chắp lại cành

Để bàng lại chín, em về nhặt

Cho dãy phố dài trùm lợp mãi màu xanh.

Tôi thích đoạn thơ này, xin cô được chép lại và gửi vào Thành phố Hồ Chí Minh cho Bình.

21 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Mỗi một loài hoa đều có vẻ đẹp, hương thơm và ý nghĩa riêng. Trong những ngày Tết cổ truyền, hoa đào và hoa mai là hai loài hoa đặc trưng cho hương vị Tết Việt Nam. Ở miền Bắc, vào những năm mới xuân sang, đâu đâu ta cũng gặp những đào hồng tươi. Còn đối với những người miền Nam, hoa mai là linh hồn, là sắc đẹp của năm mới.

Hoa mai và hoa đào có những đặc điểm khá giống nhau. Chỉ khác ở màu sắc vùng miền nơi nó sống. Hoa đào có nhiều loại, có hoa màu hồng phấn, nhẹ nhàng, có những cây lại màu hồng đậm, quyến rũ. Riêng hoa mai, chúng chỉ có một màu vàng tươi đầy sức sống. Mai có những chiếc lá xanh nhọn, tựa như lá chè. Lá mai xanh tốt từ những ngày mùa xuân. Đến đầu đông, lá bắt đầu lác đác rụng để nhường chỗ cho sự nảy mầm của những nụ hoa. Những chiếc lá nhẹ nhàng rơi xuống, xa thân, xa cành, dành sự hy sinh cao cả để nhen nhóm lên cho sự sống của những cánh hoa vàng tươi. Lá hy sinh cho hoa thêm màu đẹp mãi. Lá rụng hết, có thể là chúng tự rụng hoặc người ta bẻ đi để cho nụ hoa đâm chồi, chỉ còn lại trơ trụi thân cây. Nhìn thân mai màu nâu đậm, uốn éo, uyển chuyển trông không có chút sức sống nào cả. Thế những, bên trong những cành cây khẳng khiu ấy là một sức sống mãnh liệt, tiềm tàng. Từng nụ hoa chắt chiu dinh dưỡng, đợi đến ngày được nhú ra, khoe sắc với đất trời. Những chùm nụ nhỏ nhắn, trông giống như chùm hoa phượng thu nhỏ. Nụ mai bé như đầu ngón tay út, xanh rì, bóng mượt. Khi năm cũ chuẩn bị qua đi, mai bắt đầu hé nở, để lộ ra những cánh hoa mỏng tang màu vàng tươi mới. Thứ màu sắc tràn đầy sức sống để ai nhìn vào cũng trào dâng một niềm vui bất tận.

 

Hoa mai năm cánh tựa như hoa đào, chỉ khác rằng chúng vàng hơn, dẻo dai và mạnh mẽ hơn. Mỗi dịp Tết đến, xuân về, nhà nào cũng ẵm cho mình một cây mai để trang trí. Sắc mai làm cho ngày Tết càng thêm ấm cúng, tươi vui. Những câu đối đỏ, những phong bao lì xì đỏ xen kẽ là màu vàng của những cánh mai trông tuyệt đẹp làm sao. Mai tô điểm thêm cho ngôi nhà những ngày Tết. Không có mai, có lẽ Tết cũng bớt đi phần rực rỡ. Người ta uốn mai theo những thế khá đẹp. Có cây mọc thẳng, tỏa ra xung quanh nhiều tầng hoa. Có cây bò dài rồi uốn lượn mềm mại như những chú công. Dưới bàn tay của các nghệ nhân, mai càng thêm mặn mà, đằm thắm và quyến rũ như những cô gái đang độ tuổi trăng tròn. Mai được đặt trước cổng nhà, mai đặt trong phòng khách, dù nông thôn hay thành thị, những ngày Tết của người miền Nam đều không thể thiếu bóng dáng của cây mai.

Mai đem đến tài lộc cho con người, đem đến sức sống cho một năm mới chuẩn bị đến. Những tia nắng nhẹ nhàng mùa xuân lại càng tô điểm thêm cho vẻ đẹp thanh cao của mai. Lũ trẻ con chúng tôi vẫn háo hức được treo lên cành mai những lời chúc, những câu đối đỏ. Sắc đỏ và vàng hòa quyện vào nhau, đem đến một sự may mắn cho con người. Tôi không biết người miền Bắc yêu hoa đào như thế nào, nhưng với những người miền Nam như chúng tôi, hoa mai được coi là linh hồn, là biểu tượng cho tài lộc của một năm mới. Mai khoe sắc cùng nắng xuân trong những ngày Tết. Mai làm không khí trở nên ấm cùng và hạnh phúc hơn. Hương thơm của mai gọi đến những chú ong, chú bướm. Chúng chập chờn tìm nhụy lấy mật và đón Tết cùng con người. Nhìn thấy sắc mai vàng đang hé nở, ai ai cũng bồi hồi và háo hức được trở về bên gia đình vào những ngày đoàn viên. Để cùng nhau trò chuyện, sẻ chia những khó khăn suốt một năm rồi rồi cùng nhau cố gắng cho một năm mới sung túc, đầy đủ và hạnh phúc hơn.

Hoa mai là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt. Tết đến xuân sang, mai cùng con người hòa vào không khí vui tươi, ấm áp mỗi độ xuân về. Tôi yêu hoa mai vì ý nghĩa cao đẹp của nó.

21 tháng 11 2021

Tham Khảo 
 Trong rất nhiều các loại hoa như: hoa hồng, hoa thược dược, hoa cúc, hoa oải hương… thì em thích nhất là loài hoa sen. Một lần về quê chơi, em đã được bà ngoại dẫn ra đầu làng để ngắm nhìn và thưởng thức vẻ đẹp của loài hoa xinh đẹp này. Đó là một sớm mùa hè tinh mơ và mát mẻ. Một không khí thật đẹp tại đầm sen. Ẩn hiện sau những màn sương sớm mỏng manh là hình ảnh những bông hoa sen. Những bông hoa sen nở trong đầm lầy, có đủ các màu sắc: nào hồng, nào trắng. Xen lẫn vào đó là màu xanh thẫm đến đặc biệt của những chiếc lá sen. Có những bông hoa sen còn chúm chím, xinh xinh trông hệt như những cô thiếu nữ tuổi còn trẻ, còn đang e ấp, ngại ngùng. Có những bông hoa sen lại nở xòe ra rực rỡ, phô hết ra được toàn bộ vẻ đẹp của mình. Bên trong hoa sen lại nhị hoa màu vàng tươi trông thật thích mắt. Hương hoa sen thì không nồng nàn như hoa hồng mà lại dịu nhẹ, thoảng qua nhưng không kém phần quyến rũ. Hương hoa sen quyện vào trong không khí còn ẩm hơi sương vào sáng sớm làm cho con người không khỏi siêu lòng, ngây ngất. Em rất yêu hoa sen!

17 tháng 11 2021

Tham khảo :

Phía sau nhà em có một khu vườn nhỏ. Ở đó bố thỏa thích trồng đủ loại cây theo đam mê làm vườn của mình. Trong đó, cây nào em cũng thấy thật thích. Nhưng tuyệt nhất vẫn là gốc mít già ở sát lối ra vườn.

Cây mít này không rõ là đã bao nhiêu tuổi rồi, vì lúc bố đem nó về trồng thì nó cũng to lớn phết rồi. Bây giờ, qua bao năm thắng cắm rễ, cây đã cao hơn nhiều. Vượt cả mái ngói của nhà em, che bóng mát rười rượi. Bố còn đem một cái chõng nhỏ ra đặt dưới gốc cây để ngồi uống trà, đọc báo cơ.

Thân cây mít to lớn, phải như hai cái bắp đùi của lực sĩ gom lại. Lớp vỏ bên ngoài xù xì, xám xịt. Dưới gốc được quét vôi trắng để tránh vi khuẩn, mối mọt. Riêng trên các cành lớn, còn mọc những mảng rêu xanh - chiến tích vẻ vang mà thời gian mang lại cho cây mít. Những cành của lá mít không quá nhiều, nhưng cành nào cành nấy đều to và dài, như những con mãng xà khổng lồ. Lá mít thì không quá to, nhưng dày và chắc chắn. Thường nó sẽ có màu xanh sẫm, khi già thì chuyển đỏ cam như lá bàng và rụng về cội.

Nhắc đến cây mít, thì không thể không nói đến quả mít. Cây mít này sai trái lắm, hầu như có quả quanh năm. Quả cứ mọc thành từng chùm lúc lỉu trên cành, trên thân cây. Lúc sai nhất có khi phải hơn năm mươi trái. Ai nhìn thấy cũng phải thèm. Quả mít nhà em không quá to, thường chỉ nhỉnh hơn cái mũ bảo hiểm một chút. Nhưng mà bên trong múi dày, thịt giòn ngọt, thơm lâu, xơ nhỏ mà ít lắm. Chỉ cần một trái chín là mấy nhà ở cạnh cũng thơm lây. Chỉ cần được ăn mít nhà em một lần là phải nhớ mãi. Em còn đặc biệt thích món hột mít luộc. Ăn bùi mà béo chẳng kém gì khoai lang. Nhờ sự ngon và sai trái đấy, mỗi năm nhà em cũng có thêm một nguồn thu nhỏ nhờ bán mít. Thật là vui.

Em rất yêu quý và tự hào về cây mít nhà mình. Có bạn bè đến chơi, em đều dẫn bạn ra vườn để khoe cây mít.

17 tháng 11 2021

“Mỗi năm hoa đào nở

Lại thấy ông đồ già”

Chẳng biết từ khi nào, hình ảnh hoa đào cùng câu đối đỏ đã trở thành những thứ thân thuộc gợi nhắc ta một mùa xuân mới lại về. Trong không khí nô nức, rộn ràng của ngày xuân, sắc thắm của hoa đào lại càng trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết.

Giữa muôn vàn những loài hoa cùng khoe sắc dịp xuân về, hoa đào được con người ưu ái lựa chọn như là nét đặc trưng của ngày Tết.Trong những ngày đông giá rét, cây trơ trọi, khẳng khiu để tích lũy chất dinh dưỡng. Và rồi vào một ngày, khi nắng vàng ấm áp trải dài khắp muôn nơi, những mầm non đầu tiên nhú lên trên thân cây nâu sần tưởng già nua, cằn cỗi. Sắc thắm của hoa đào làm cho muôn loài phải ghen tỵ, người qua đường cũng phải ngoái đầu để ngắm nhìn lần nữa. Chẳng mang một màu đỏ kiều diễm như hoa hồng, cũng không rực rỡ như cúc đại đóa, hoa đào đi vào lòng người bởi sự mỏng manh, duyên dáng của nó. Màu hồng của hoa như muốn đọ sắc với đôi má người thiếu nữ. Bên cạnh sắc hồng tươi thắm, đào còn có sắc trắng tinh khôi, giản dị, mang trong mình nét đẹp thuần khiết của miền núi rừng hoang sơ. Người ta nâng niu đóa hoa, nhưng cũng không quên những chiếc lá non khép nép bên bông hoa chớm nở. Sau những ngày đông tháng giá, chính nó đã mạnh mẽ vươn lên để đâm chồi nảy lộc với đất trời một lần nữa.

Có lẽ người ta yêu hoa không phải chỉ bởi nó biết khoe sắc đúng thời điểm. Nhìn hoa đào bừng lên trong nắng sớm, lòng người lại dậy lên bao cảm xúc xốn xang kỳ lạ. Trong cái nhịp sống vội vã của xã hội hiện đại, hoa nhắc người ta đừng bị cuốn theo của guồng quay của cơm áo gạo tiền, để rồi lãng phí biết bao vẻ đẹp đơn sơ, giản dị. Sắc hồng ấy làm bừng sáng cả không gian, đồng thời thắp lên ở mỗi người một đốm lửa nhỏ. Đó là ngọn lửa của nhiệt huyết, say mê, của những niềm vui mới và hy vọng mới. Phải chăng bởi ý nghĩa ấy mà vào mỗi dịp tết, bất kể gia đình nào, dù giàu sang hay nghèo khó cũng đều cố gắng trưng bày một cành đào để mang sắc xuân về cho căn nhà?

Nếu thiếu hình bóng của cây đào trong dịp tết, có lẽ hương sắc ngày tết cũng sẽ không còn trọn vẹn như xưa. Bởi lẽ ấy, đào chẳng phải một loài cây thường nở hoa mỗi khi xuân đến mà đã trở thành hồn dân tộc, là sợi dây gắn kết chúng ta với thiên nhiên, đất trời.

tham khảo

19 tháng 11 2021

Em tham khảo:

Bài 1:

    Cây phong lan nhà em đẹp lắm. Khi hoa nở, cứ 5 đến 6 bông hoa trắng muốt như tuyết mọc so le nhau trên một nhánh cây màu xanh trong. Cánh hoa chụm vào nhau, e ấp ôm ấy nhụy hoa yêu kiều như người mẹ bảo hộ cô con gái nhỏ của mình vậy. Hoa phong lan thường tươi lâu lắm. Khi hoa nở, phải hơn 2 tuần liền mới héo. Hương hoa thơm dịu nhẹ và thanh khiết. Thân cây lại mềm mại, cong cong mà rủ xuống. Thấp thoáng sau sắc trắng kia là sắc xanh dịu ngọt của lá. Những chiếc lá dài, đối xứng nhau, như làm nền để tôn lên những bông hoa. Hàng ngày em em vẫn cùng bố tưới cây và chăm sóc cây rất chu đáo. Mỗi lần khách đến nhà chơi, ai cũng tấm tắc khen mấy chậu phong lan đẹp quá. Em rất yêu những chậu hoa phong lan đó.

Bài 2: 

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao. Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức ...

12 tháng 10 2016

Nhắc đến Việt Nam, người ta thường chỉ nhớ đến những cây tre, cây chuối dân dã mà ít ai nghĩ đến cây bưởi - một loài cây cũng khá quen thuộc với người dân Việt Nam từ xưa đến nay.  Đặc biệt là những vườn bưởi của làng quê chân chất, thầm lặng toả hương dịu nhẹ, phảng phất trong không gian hương vị nồng nàn quyến rũ, níu giữ chân du khách.

Thời thơ ấu của tôi thật gắn bó với cây bưởi, với hoa bưởi  và hương thơm lạ lùng của nó.  Cây bưởi đã gắn bó bao đời nay với người dân quê tôi, tạo thành bản sắc riêng ít nơi nào có được. Đầu xuân, vào trung tuần tháng giêng đến giữa tháng hai âm lịch, khi các loài cây khác mới lấm tấm chồi non thì hoa bưởi đã nở trắng khắp vườn. Hoa vương nhẹ trên tóc thiếu nữ, phảng phất hương thơm man mác dịu dàng trong không gian, bay bay theo tà áo buông tha thướt. Cánh hoa trăng trắng nhỏ xinh cuộn tròn theo gió, đuổi nhau trên những con đường gạch.  Mùa hè đến, thứ đồ ăn hấp dẫn chúng tôi nhất có lẽ là bát chè hoa bưởi nấu bằng bột sắn dây. Bát chè trong suốt vừa thơm mùi hoa, vừa man mát hương bưởi dịu nhẹ, ăn vào đến đâu nhớ đến đấy. Bây giờ người ta nấu chè thường cho hương liệu va ni, dầu chuối. Nhưng ai đã từng được nếm thứ chè bột sắn dây ướp hoa bưởi, hẳn sẽ không bao giờ quên.... Tôi cx ko hiểu ong bướm bị hấp dẫn bởi màu trắng tinh khôi của hoa bưởi, hay bị lôi cuốn bởi mùi hương thoang thoảng, ngọt ngào của hoa mà cứ quấn quít lượn vòng trên những chùm lá non mơn mởn, lấp ló vài chùm hoa. Chỉ vài tuần sau, từ giữa bông hoa đó sẽ hình thành một trái bưởi non nhỏ xíu. Bưởi chắt chiu tinh hoa của đất nuôi trái lớn dần, để rồi khoảng tháng 8 âm lịch cho những trái bưởi tròn kịp đón Trung thu...Nếu Trung thu, làm cỗ trông trăng,...mà ko có bưởi thì còn gì vui nữa nhỉ? Ko chỉ quan trọng trong dịp Trung thu mà bưởi còn quan trọng vào dịp Tết Nguyên Đán nữa. Bưởi quê tôi tuy nhỏ, nhưng mọng nước và ngọt lạ thường. Mùa đông, cây bưởi nhìn cx rất khác lạ so với các loài khác. Nó ko khẳng khiu, trơ trọi mà vẫn kiên cường trước cái giá lạnh đặc trưng của miền Bắc....Và một mùa hoa bưởi lại về.... Đi trong không gian man mác mùi hương và trắng màu tinh khôi của hoa bưởi. Đó đây còn sót lại trên cành đôi trái bưởi vàng ươm từ vụ trước, hái một trái thưởng thức trong không khí ngày xuân, thật chẳng có gì thú vị hơn.

Hoa bưởi quê mùa mộc mạc vậy thôi, nhưng đã đi vào thơ ca, âm nhạc với bao nỗi niềm... Nhà thơ Anh Nguyễn đã từng viết

 

Hoa bưởi trắng khơi miền kỷ ức
Của một thời thao thức vì ai
Thời gian xưa cũ loang dài
Chỉ còn quá khứ phôi phai đã nhiều......
 
Có lẽ, cây bưởi đối với tôi là người bn tuổi thơ, là 1 phần trong kí ức của tôi. Và dù đi đâu xa, ta vẫn nhớ về quê mình với một mùa hoa của loài cây mộc mạc chân chất nhưng khó quên - cây bưởi.

 

 

 

12 tháng 10 2016
Đối với lứa tuổi học trò chúng em, khi nhắc tới làng quê thân yêu, không ai là không có ấn tượng về một loài cây nào đó. Riêng em, em lại thích cây khế.
Đó là một loài cây bình dị, mộc mạc nhưng để lại cho em nhiều kỉ niệm khó quyên.
Không hiểu sao em lại yêu cây khế đến thế. Cứ mỗi lần về quê là em chạy ra ngay gốc cây để ngắm nhìn nó. Hay có lẽ vì em và cây bằng tuổi nhau nên có quan hệ thân thiết đến vậy chăng?
Gốc cây không to lắm nhưng tán lá rất rộng. Dưới tán lá này, em nghịch rất nhiều trò. Cây khế tuy to như vậy nhưng mà hoa của nó bé nhỏ li ti. Những chùm hoa bám chặt vào thân như chẳng muốn rời. Vào mùa hoa kết trái khi cơn gió nhẹ thổi qua, cánh hoa bé nhỏ lấm tấm như vẩy vàng rơi rơi làm cho em cảm thấy thích thú. Ông em bảo cánh hoa đang làm nhiệm vụ của mình cho quả khế được sinh ra. Trong nắng hè oi bức, những chùm khế như ngôi sao sáng trên bầu trời.
Từ bé cây khế đã làm bạn của em. Khi em còn nhỏ ông em hay bế em ra gốc cây khế và nói rằng:
- Cháu ông lớn nhanh và gặt hái nhiều thành quả như cây khế đơm hoa kết trái này nhé!
Năm lớp bốn là năm em về quê lâu nhất năm đó, em trèo lên cây khế lấy quả nhưng không may gãy mất một cành. Em cảm thấy rất sợ vì đây là cây khế mà ông em quý nhất. Thật may may, ông đã không ,mắng em mà chỉ nhắc nhở nhẹ nhàng:
- Lần sau cháu trèo lên cây phải cẩn thận, không làm gãy cành vì cây khế cũng biết đau như con người ấy.
Em càng lớn lên, cây khế càng to, ông em ngày càng già yếu đi. Vào những ngày cuối cùng ông dắt em ra bên cạnh gốc khế dặn em phải chăm sóc cây khế như cái gì đó thân thiết với mình. Bây giờ đúng dưới gốc cây khế, em nhớ lại lời dạy của ông lúc nào. Qua tán cây, em thấy nụ cười nhân từ hiền dịu của ông.
Cây khế không chỉ làm em nhớ đến quê hương mà còn là người bạn thân thiết, là sợi dây tình cảm của em và ông. Mỗi lần nhìn khế đậu quả em lại nhớ đến bao tình cảm thương yêu, trìu mến mà ông dành cho em. Cho thiên nhiên xung quanh.
 
 
26 tháng 4 2016

Mình biểu cảm về cây mai nha:

Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe. Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất. Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về. Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá. Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai. Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm. Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc.
 

17 tháng 12 2017

Trước sân nhà em có một cây bàng. Truờng em cũng rất nhiều bàng. Hai bên hè phố nơi em ở lại là những dãy bàng xanh ngút ngái. Những cây bàng đứng đó, nhìn em lớn lên và lưu giữ bao kỷ niệm ấu thơ. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn gần gũi nhất, thân thương nhất và không bao giờ vắng mặt trong cuộc sống của em. Vào mùa nào, cây bàng cũng có một vẻ đẹp riêng, khi trẻ trung xanh mướt khi già cỗi, sắt siu. Cây bàng lúc tươi tắn, lúc trầm ngâm, lúc vui, lúc buồn như con người vậy. Em thích nhất là ngắm nhìn cây bàng vào xuân. Đó là mùa hồi sinh của vạn vật. Trong làn mưa bụi, hơi lạnh se se, những chồi non chúm chím hé nở trên những nhành cây gầy mảnh vươn dài, xoè rộng. Màu xanh non nớt, mượt mà ấy làm dãy phố sáng bừng lên sau một mùa đông dài xanh xám. Có lúc em thấy cây bàng đang cháy lên những ngọn nến xanh. Có lúc em lại thấy dường như bàng là một cô gái đang múa đèn duyên dáng. Cây bàng biến hoá với bao hình dáng kỳ diệu. Những chồi bàng lớn rất nhanh. Khi trong những vòm lá bắt đầu lấp ló nhánh hoa li ti ấy là lúc mùa xuân sắp tàn nhường quyền tạo hoá cho mùa hè rực rỡ. Mùa hè sang mang đến cho cây bàng một sức sống mạnh mẽ. Cả phố phường ngợp bóng mát xanh um của những tán bàng toả rợp. Em lại được nô đùa chơi đồ hàng, chơi nhảy dây với lũ bạn dưới gốc bàng. Cây bàng đu đưa, rì rào hiền như một người bạn lớn tốt bụng xoè rộng cánh tay cầm ô che nắng cho chúng em vui chơi. Và mỗi buổi trưa hè, em lại mở cửa sổ ngủ dưới tiếng ve bàng râm ran êm ả, dưới vòm hương lá bàng nồng dịu và những chùm quả xanh non chao chao trong nắng. Lũ trẻ trong xóm em bao giờ cũng háo hức đón cây bàng vào thu. Bởi khi ấy những chùm quả bàng bắt đầu chín toả hương thơm nồng nàn ngai ngái phảng phất quyến rũ khắp phố phường . Em còn nhớ một buổi chiều đi lao động ở trường, cả cô trò tụ tập dưới gốc bàng to nhất sân trường đẩy bàng chín ăn. Cô cứ đẩy được chùm nào cả bọn lại xúm xút tranh nhau. Em cắn ngập răng vào quả chín cảm nhận cái vị ngọt rất riêng, bùi ngùi như vị của nắng thu mà thêm yêu da diết cây bàng thân quen ấy. Cây bàng sần sùi, nâu xám. Mỗi vết nám là một kỷ niệm học trò được lưu giữ . Một ngày nào đó, khi em xa rời mái trường yêu dấu, em sẽ về đây đặt tay lên những vết chai sần này để tìm lại bao ký ức đẹp tuổi thơ. Thương nhất là khi cây bàng vào đông. Dãy bàng ngoài phố thỉnh thoảng lại rùng mình khi cơn gió lạnh lướt qua. Trong nắng đông hao hao, những chiếc lá bàng đỏ sạm buồn buồn. Bà bán xôi đầu ngõ gói xôi bằng chiếc lá đỏ ấy cầm gói xôi vừa thổi vừa ăn, em mới thấy cây bàng dù khi tươi tốt hay khi tàn úa vẫn luôn luôn có ích cho đời. Dưới gốc bàng đơn côi, trơ trọi khẳng khiu ngoài phố, quán cóc mọc lên nhiều hơn, lũ trẻ xóm em ít ngồi chơi hơn. Còn ở sân trường thì thật vắng vẻ. Chúng em chẳng muốn ra ngoài vì lạnh. Lúc ấy trông cây bàng thật tội. Cái dáng gầy guộc, khô se thỉnh thoảng lại lay lay như muốn gọi chúng em “Lại đây chơi với tôi đi, tôi buồn lắm”! Nhưng chắc chắn bàng sẽ vượt qua mùa đông buốt giá một cách dễ dàng thôi. Trong cái giá rét ấy, những nhánh cây ngày nào cũng giơ ngón tay gầy gom nắng đông lại chăm chút, ấp ủ một cái gì đó để khi mùa xuân về thì tách lên những búp nõn xanh tươi. Cây bàng lại hồi sinh, lại bắt đầu một vòng sống mới đẹp đẽ hơn, rực rỡ hơn. Em rất khâm phục sức sống bất diệt của cây bàng. Em yêu cây bàng như yêu một người bạn lặng thầm bình dị và gần gũi. Người bạn ấy lúc nào cũng ở bên cạnh em, có mặt trong cuộc sống của em. Một ngày nào đó, em không còn được ăn trái bàng chín thơm nồng, không được cầm gói xôi bọc lá bàng đỏ đầu đông nóng hổi, không được nghe tiếng ve bàng rộn rã thì cuộc sống khi ấy sẽ tẻ nhạt biết bao. Cây bàng là nhà ở, là phố phường, là trường học, là kỷ niệm...là tất cả những gì mà em gắn bó và yêu quý. Đề bài: bài văn biểu cảm về loài cây em yêu: cây phượng. Thời thơ ấu khi còn đi học ở tiểu học đây chính là quãng thời gian hạnh phúc nhất của mỗi con nguời. Khi nhớ đến kỉ niệm ấy, trong em lại hiện lên Những hình ảnh về bạn bè, thầy cô, mái trường tha thiết với loài cây mà em yêu quí, loài cây mà đã gắn bó với những ngày cắp sách đến trường của mỗi người, loài cây mà một nhà văn đã gọi nó với cái tên thân thương cây " Hoa học trò." Nhìn từ xa cây phượng toả ra những tán lá xum xuê xanh ngắt giống như một cái dù khổng lồ che mưa che nắng. Thân cây to và sần sùi. Những chiếc rễ ngoằn ngoèo trồi lên mặt đất. Những chiếc lá bé tí kết thành những tán lá rộng. Hoa phượng màu đỏ thắm vừa đẹp, vừa dẻo dai, vừa bền bỉ. Cây phượng đã cho em bóng mát. Vào giờ ra chơi cúng em thường chơi đùa dưới gốc cây phượng. Các bạn nam thì chơi đá cầu hay chơi bắn bi còn các bạn nữ thì chơi nhảy dây hay chơi banh đũa. Phượng là người bạn cùng đi với em trong suốt thời học trò. Cây phượng là nơi cất giữ những niềm vui nỗi buồn của tuổi học trò. Những lúc em buồn vì bị điểm kém hay vì cãi nhau với bạn bè phượng là người bạn đã lắng nghe những tâm sự của em. Những lúc em vui vì được điểm cao hay vì em lại có thêm những người bạn mới phượng là người bạn đã cùng chia sẽ với em. Lúc những búp phượng gần nở là lúc báo hiệu cho chúng em biết mùa thi sắp đến. Những đứa học trò chăm chỉ học tập phượng như rất vui. Lúc hoa phượng nở một màu đỏ thắm và tiếng ve kêu lúc báo hiệu mùa hè đã đến. Những tiếng ve kêu hoà thành một bản nhạc nghe rất vui tươi. Âm thanh của tiếng ve làm cho đời sống của chúng em trở nên rộn ràng , vui tươi. Nhưng lúc đó cũng là lúc chúng em phải chia tay mái trường tầy cô và bạn bè để bước vào kì nghỉ hè . Lúc chia tay tiếng ve kêu mà lòng em xao xuyến không nỡ rời xa . Nhưng rôi cũng đến lúc chia tay với bạn mái trường , thầy cô , bạn bè . Vào những ngày cuối năm học chúng em thường xuống sân nhặt những đóa phượng để ép vào tập để làm kỉ niệm khó phai mờ. Những dòng lưu bút còn in trên giấy của những đứa bạn thân đã cùng em học tập, vui chơi trong suốt năm năm học vừa qua. Thế đó, cây phượng còn là người bạn thân của chúng em suốt một thời học trò nói riêng. Cây phượng còn góp phần tạo nên vẻ đẹp thiên nhiên thơ mộng, kỳ ảo nói chung. Có khi nào bạn nghĩ cây phượng sẽ rời xa mình không? Nhưng còn đối với mình cây phượng luôn đồng hành với mình suốt con đường học vấn. Cánh cổng trường đã đóng lại, chưa bao giờ phượng đẹp như lúc này. Phượng đẹp nhưng chằng ai ngắm nhìn phượng. Chỉ còn một mình phượng nhìn theo bóng của mỗi người học trò. Tạm biệt cây phượng, tạm biệt những kỷ niệm vui buồn dưới gốc phượng. dù có ai đi đâu xa, em sẽ luôn nhớ về ngôi trường thân yêu, nơi có một người bạn vô cùng thân yêu. Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu cây tre. Từ bao đời nay cây tre đã có mặt hầu hết các nẻo đường đất nước việt và gắn bó chung thủy với cộng đồng dân việt nam.đặc biệt trong tâm trí của người việt,cây tre chiếm một vị trí quan trọng,sâu sắc hơn cả- được xem là biểu tượng của người việt đất việt.từ hồi còn bé tôi còn nhớ bài thơ về cây tre việt nam.nước việt nam xanh muôn vàng cây lá khác nhau,cây nào cũng đẹp ,cây nào cũng quí nhưng thân thuộc nhất vẫn là tre, nứa,trúc Tre xanh xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa đã có bờ tre xanh… Cây tre ,nứa ,trúc…và nhiều loại tre bương khác là loại cây thuộc họ lúa.tre có thân rễ ngâm,sống lâu hiện ra các chồi gọi là măng.thân ra hóa mộc có thể cao đến 10-18m, ít phân nhánh mỗi cây có khoảng 30 đốt…cả đời tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre bật ra hoa Cùng với cây đa bến nước sân đình – một hình ảnh quen thuộc thân thương của làng việt cổ truyền thì những bụi tre làng từ hàng ngàn năm đã có sự cộng sinh,cộng cảm với người việt.tre hiến bóng mát cho đời và sẵn sàng hi sinh tất cả từ măng tre ngọt bùi đến bẹ tre làm nón,từ thân tre cành lá đến gốc tre đều góp phần xây dựng cuộc sống Cây tre gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà.đất nước lớn lên khi dân ta biết trồng tre đánh giặc không phải ngẫu nhiên sự tích cây tre thân vàng được người việt gắn với truyền thuyết thanh gióng- hình ảnh gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc ân đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kì đột biến của dân tộc ta đối với những kẻ thù xâm lược lớn mạnh.mặc khác hình tượng cậu bé gióng vươn vai hóa thân thành người khổng lồ rất có thể liên quan tới sự phát triển của cây tre.trải qua nhiều thời ki lịch sử các lũy tre đã trở thành pháo đài xanh vững chắc chống quân xâm lược ,chống thiên tai.tre thật sự trở thành chiến lũy và là nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến .chính những cọc tre trên sông bạch đằng,ngô quyền đã đánh tan quân nam hán .chính ngọn tầm vong góp phần rất lớn đánh đuổi quân xâm lươc để giành lại hòa bình cho dân tộc;tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà ,giữ đồng lúa chín Đã không ít tác phẩm viết về cây tre như cây tre việt nam của tháp mới và bài thơ của thi sĩ nguyễn duy…tre còn góp mặt trong làn điêu dân ca,điệu múa hầu hết trên đất nước và là chất liệu cần thiết để làm các nhạc khí dân tộc như sáo kèn.tre đi vào cuộc sống của mỗi người và đi sâu vào tâm hồn việt.mỗi khi xa quê lữ khách khó mà quên lũy tre làng thân thương,những nhịp cầu tre êm đềm…hình ảnh của tre gợi nhớ về làng quê mộc mạc,con người viêt nam thanh tao, giản dị mà chí khí Có thể thấy rằng bản chất ,bản lĩnh của người việt và văn hóa việt có nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre.tre không mọc riêng rẽ mà tạo thành lũy tre,rặng tre .đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng ở người viêt.kết bài;tre gắn bó với người việt như thế đấy trong đời sống cần quí trọng cây tre hơn.hà nội tre không còn nhiều .giờ mở rộng hà nội lại bát ngát các vùng quê,chiều về khóm rơm không còn quấn quýt bên tre nhưng tôi lại thấy cây tre luôn vương thẳng gắn bó với người dân Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: cây mai. Nhà em có một cây Mai. Ngày thường, Mai đứng một mình trong góc vườn, lặng lẽ giữa bao nhiêu là Quỳnh Anh, Lan, Cúc, Vũ Nữ… Ấy vậy mà Mai vẫn ung dung, thản nhiên lớn lên với dáng vẻ đơn sơ và giản dị. Cây Mai cao hơn em đến hai cái đầu. Nó khoác trên mình một chiếc áo xanh đậm điểm vài bông hoa vàng hoe. Đến rằm tháng Chạp, Mai được đem ra giữa sân nhà. Nó bắt đầu được chú ý đến. Mai được mọi người chăm sóc, bón phân, tỉa cành và đặc biệt lặt lá – một công việc mà em rất thích. Vào sáng Chủ Nhật, cả nhà em vui vẻ quây quần bên cây Mai để lặt lá. Em làm theo lời mẹ dạy, chú ý lặt đúng cách từng chiếc lá, tưởng tượng như đang mở từng chiếc cửa sổ tí ti trên thân cây cho những nụ hoa mở mắt hé nhìn trời đất. Khi tất cả những chiếc lá đã rời cành mẹ, cây Mai trở nên trơ trụi, khẳng khiu. Những cành cây tia ra như những nét phác thảo bằng bút kim của một bức tranh. Nhưng chính sự trơ trụi ấy lại mang một vẻ háo hức và tưng bừng, đem đến cho mọi người cảm giác mùa xuân về. Không phụ lòng người chăm sóc, không để cành phải đợi lâu, những nụ hoa li ti đã bắt đầu xuất hiện. Thân cây trơ trụi được tô điểm bằng những chấm xanh non của mầm hoa, mầm lá. Gần đến Tết, những nụ hoa lớn lên, phình tròn, nhõ bằng chiếc móng tay út. Nhìn cây Mai như có hàng trăm con bọ xanh âu yếm bám chặt vào cành, cố gắng làm đẹp cho cây và hứa hẹn một sự đơm hoa rực rỡ ngày Tết Tết tới, Mai được đặt chễm chệ ở một vị trí trang trọng trong nhà. Mọi người lo đi sắm đồ Tết, chẳng để ý đến Mai nhiều. Hôm mồng Một Tết, mọi người vui vẻ trong những bộ đồ mới. Đến lúc này, nhìn qua cây Mai, ai cũng ngạc nhiên khi thấy nó cũng đã sẵn sàng trong bộ trang phục truyền thống của mình. Mai phủ hắp người một chiếc áo vàng rực rỡ của hoa, điểm thêm vài màu xanh non của lá. Chúng em trang trọng treo những lời chúc “ An khang thịnh vượng”, “ Vạn sự như ý”, … và những bao lì xì lên cây, chia sẻ lời chúc năm mới với loài hoa tuyệt đẹp này. Vậy là chiếc áo vàng của Mai còn được điểm những món đồ trang sức màu đỏ, thể hiện may mắn và tình thương yêu Hoa Mai vàng tươi, rất đẹp. Cánh hoa mềm, mịn như nhung. Nhưng chỉ sau một vài ngày, những cành hoa ấy héo dần và từ từ rời cành xuống điểm tô cho đất. Đất trong chậu đầy một màu vàng của cánh Mai. Hoa Mai rụng đi nhường chỗ cho những nụ hoa con con bung mình hé nở. Những cái nụ xanh be bé, điểm vài màu vàng ở đỉnh. Chúng em thay nhau đoán xem đâu là nụ hoa, đâu là nụ lá, nụ nào nở trước, nụ nào nở sau. Những chiếc nụ lá không được quan tâm nhiều nhưng vẫn hồn nhiên nở cánh trước cả nụ hoa Sau tết, Mai vẫn cố gắng thể hiện hết vẻ đẹp còn lại của mình, hoàn thành sứ mệnh thiêng liêng được giao. Dưói đất, hoa vàng rụng nhiều. Trên cây, lá xanh lớn lên . Hết Tết, hết mùa hoa Mai, đến lượt lá đua nhau trang trí cho cành. Mai lại khoác lên mình chiếc áo màu xanh thẫm. Mai cũng “ điệu” như con người, cứ đến Tết là xúng xính trong bộ quần áo đẹp. Mai như một người bạn quen thuộc, chia sẻ ngày Tết với mọi người. Mai gắng sức mình tô đẹp cho ngày Tết. Mọi người quan tâm, làm đẹp cho Mai. Em yêu Mai, gia đình em yêu Mai, miền Nam này yêu Mai, cả đất nước Việt Nam cũng yêu Mai. Cây Mai- biểu tượng của may mắn, vui vẻ và hạnh phúc. Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: cây lúa. Cảnh tượng về một cánh đồng nhỏ hẹp, nằm xen giữa những ngôi nhà thấp lè tè, có những hàng cau bao bọc xung quanh cứ ám ảnh tôi mãi.Bởi mùa đã hết, lúa vẫn đang còn xanh-đợi đến giáp hạt còn lâu-vậy mà Tết lại sắp đến cận bên. Ở quê tôi, cái miền quê nghèo xơ xác của dải đất miền Trung này có bao người nông dân thiếu gạo vào dịp Tết. Thế mà với họ, kể cả với tôi nữa vẫn coi cây lúa như người bạn của mình. Đã bao người bỏ làng đi làm ăn, mong đổi đời. Chỉ có ba tôi vẫn ở lại vì cây lúa, vì mảnh vườn, vì ở quê tôi vẫn còn nội. Cây lúa gắn với bờ vai ba, gắn với đôi chân trần của mẹ, gắn với những ngày nắng hạn, khô mưa gió Lào táp vào mặt như cố lột đi đi từng lớp da bong trên trán của bà. Vậy mà... cả gia đình tôi ai cũng một lòng vì cây lúa.Ba tôi thường bảo: " Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông nhất nông nhì sĩ" Tôi không hiểu ba tôi muốn nói gì, nhưng nghe mãi thành thuộc làu làu rồi cũng đem lòng si mê cây lúa từ bao giờ không biết. Mà làm sao không yêu lúa. Khi mới những ngày đầu tập cầm chiếc bút lá tre tôi đã mê cái màu lá mạ.Cả ruộng mạ non mơn mởn dập dờn trước gió, lấp lánh giọt sương đêm còn sót lại trông như dát bạc.Yêu nhất vẫn là lúc cây lúa đang thời con gái. Thân lúa nõn nà, bụng lúa no căng. Chiều.Theo mẹ ra đồng. Ngắt trộm một bông, mở bụng lúa ra... xòa một cành non trắng nõn nà như hoa cau mới nở bung vào sáng sớm. Cho bông lúa vào miệng khẽ nhai nhè nhẹ để nghe cái vị ngòn ngọt, lờ lợ ấy tan ra nơi đầu lưỡi. Ngọt ngào như dòng sữa mẹ ngày nào ta vẫn chưa quên được. Có lẽ không đứa trẻ nào ở quê tôi không thích ăn lúa làm đòng như gặm bắp non khi bắp vừa tượng sữa. Mẹ tôi vẫn thường bảo: - Ngày xưa bà nuôi mẹ bằng chính những quả bắp non ấy. (Bởi bà không có sữa) Những bông lúa non hứa hẹn một mùa vàng trĩu hạt. Và khi cánh đồng chỉ còn trơ rạ, cánh đồng trở thành giang sơn của tụi trẻ con chúng tôi. Tôi không thể nào quê được những mớ rạ được phơi phóng thẳng hàng dưới trời nắng gắt. Mùi thơm của rơm rạ thật ngọt ngào. Ai đã từng đi chăn trâu trên cánh đồng chiều sau vụ gặt, mới cảm hết được cái mùi khô rơm rạ ấy.Chúng tôi thả trâu thung thăng gặm cỏ trên bờ ruộng còn chúng tôi, những chiến binh dũng cảm thì tha hồ đánh trận. Những ụ rơm trở thành pháo đài, những bờ ruộng trở thành chiến lũy. Và trò chơi con trẻ cứ diễn ra trong tiếng cười giòn giã.Tháng ba hoa gạo nở, tháng ba đồng chiều trơ rạ. Tháng ba là tháng ấn tượng nhất trong kí ức tuổi thơ chúng tôi. Mẹ tôi nấu nồi cơm mới. Mâm cơm cũng bao giờ cũng thổi xôi.Và bao giờ cũng thịt một chú gà. Và tất nhiên cúng cơm mới thì phải có cơm gạo mới.Cơm mới vừa thơm, vừa béo, vừa dẻo vừa vừa khô hấp dẫn tụi trẻ con chúng tôi mỗi độ mùa về. Cơm là món ăn hàng ngày vậy mà sao cơm mới lại làm ta nhớ mãi. Mùa về, được bao nhiêu lúa, mẹ lại bán đi một ít để lo phân bả, để trả tiền học phí cho con. Còn bao nhiêu lúa để quay vòng? Mẹ nhẩm tính còn bao tháng ăn nữa thì giáp hạt. Còn ba thì lo chuyện khác. Những bó rơm cao quá đầu người được ba gánh gồng về. Rồi những đêm sáng trăng, ba và mẹ cùng chất.Vui nhất vẫn là lúc này.Chúng tôi được ba mẹ bế lên cây rơm, nhảy nhún trên những đụn rơm cao chất ngất ấy. Để rồi sau vụ gặt, lại hì hụi rút rơm để lót ổ gà, rút rợm đẻ ủ cho con lợn nái, và đặt biệt là chú trâu Bỉnh, mùa về không thể thiếu những bó rơm khô. Còn nội thì lại khác. Lúc nào mùa về nội cũng vui cả. Bà nhẩn nha hát, rồi tuốt rạ, rồi bện chổi. Bà bảo chổi lớn để nhà dưới, chổi bé để quét bếp tro. Vừa bền, vừa sạch. Xem ra cây lúa đúng là hạt ngọc Trời. Bởi không chỉ cho ta hạt gạo mà lúa còn cho ta cả cuộc đời mình.Nhiều lúc rỗi, tôi đâm ra nghĩ ngợi. Chắc có lẽ vì quá hiểu nghề nông, quá yêu cây lúa mà Vua Hùng đã truyền ngôi lại cho Lang Liêu. Bởi vua cũng rất quý trọng hạt ngọc của trời, quý trọng sức lao động của người và yêu quý sự sáng tạo của người nông dân chân lấm tay bùn. Ba thường bảo tôi: - Con gắng học để sau này đừng làm nông như ba. Khổ lắm! Vâng! Ba ơi con sẽ gắng học. Con sẽ gắng làm một điều gì đó. Bởi sau này, dù con có đi đâu, dù con có làm gì, thì trong mỗi bát cơm con ăn con vẫn thấy được vị mặn của giọt mồ hôi ba, vị ngọt của ngào của tình cảm ba mẹ dành cho con. Con vẫn không bao giờ quên được hương vị cánh đồng lúa quê mình. Mùi lúa non ấy, rùi rơm rạ ấy sẽ hằn in mãi trong kí ức con. Con sẽ nhớ mãi tiếng thở dài của mẹ nhẩm tính ngày giáp hạt mùa sau. Đề bài: Biểu cảm về loài cây em yêu: hoa hồng. Trong cuộc sống chúng ta được gặp rất nhều loài cây, loài hoa. Mỗi loài cây, loài hoa lại có một nguồn gốc, đặc điểm, ý nghĩa riêng biệt. có thể nó biểu trưng điều thiêng liêng cao cả, nhưng có thể nó lại biểu trưng cho một điều giản dị mộc mạc Và cây hoa hồng cũng không nằm ngoài quy luật đó, một loại cây, loài hoa mà ai cũng đã từng có dịp chiêm ngưỡng, ngắm nhìn. Hoa hồng xuất hiện cách đây khoang 100 triệu năm vào cuối kỷ nguyên phấn trắng. Đây là một loài cây thường mọc thành bụi, rễ chùm có gai. Nhưng hiên nay đã có loài hoa hồng không có gai. Hoa hồng được mệnh danh là nữ hoàng của các loài hoa. thưc vậy, hoa hồng có nhiều màu: đỏ, trắng, vàng, hồng... và cả hoa xếp xen kẻ lẫn nhau tạo nên một vẻ rất riêng mà không thể nhầm lẫn được. Phải chăng vì vẻ đẹp như vậy mà ngay từ thời xa xưa, các đây hàng ngàn năm mà con người đã trồng và thưỡng thức nó? Các giống hoa hồng vườn mà ngày nay ta thường thấy phát triển hơn lớn hơn nhiều so với những bà con hoang dã của chúng. cũng có lẽ bởi vì hoa hồng mọc hoang chỉ có năm cánh mà chỉ có thể ra hoa ít tuần chứ không thể không thể liên tục hàng mấy tháng như cay hoa hồng vườn. tôi có thể chắc chắn rằng không phải ai trong chúng ta cũng có dịp nhìn thấy quả của cây hoa hồng. Quả của cây này nhỏ, hơi dẹt, có màu đỏ. Nó chứa một lượng vitamin c nhiều gấp 10 đến 100 lần so với các thức ăn khác. Đồng thời, đây cũng là một loại quả thuốc. Chúng ta có thể ngâm quả này trong nước sôi để uống, rất tốt cho bàng quang và thân, lại giúp đề phòng cảm lạnh. Hay như quả của một vài loại cây hoa hồng hoang dại cũng có thể được dùng để làm mứt. Chính vì hoa hồng xuất hiện bên cạnh con người lâu như vậy nên ý nghĩa của nó cũng dần được khẳng định. Nhận thấy được vẻ đẹp của hoa hồng mà con người dùng nó để trang trí, làm đẹp cho ngôi nhà như ở trong phòng. trên bàn, ..., giúp ngôi nhà trở nên sinh động, gần gũi với thiên nhiên. Ngoài ra, mỗi màu hoa lại có một ý nghĩa riêng. Ví như hoa hồng đỏ- hay gọi là hoa hồngnhưng biểu trưng cho tình yêu, hoa hồng trắng lại thể hiện cho sự trong trắng, tinh khiết và cả niềm tiếc thương vô hạn...Trong những lúc căng thẵng, nhìn thấy hoa ta như được giải tỏa phần nào. Và chắc rằng, cây hoa hồng còn có ý nghĩa hơn nữa, to lớn hơn nữa. Bởi tôi được biết rằng ở nước anh, cách đây 500 năm, đã xảy ra một cuộc chiến tranh hoa hồng. Giới quý tộc chia làm hai phe, đều lấy hoa hồng làm huy hiệu cho mình : một phe lấy hoa hồng nhung, còn phe kia lấy hoa hồng bạch. Có thể thấy được hoa hồng có tầm quan trọng như thế nào trong cuộc sống. Đẹp và đầy ý nghĩa, nữ hoàng của các loài hoa là những gì ngắn gọn nhất để nói về hoa hồng. Cây hoa hồng gắn bó với con người tư thuở xa xưa đến tận bây giờ. Và chắc chắn rằng vẫn sẽ như vậy đến cả sau này nữa.