K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 8 2018

Bài học được gửi gắm trong câu chuyện đó là: Chỉ cần cố gắng hết sức và tin tưởng và chính mình, thì nhất định sẽ làm được.

Chọn đáp án: C. Chỉ cần cố gắng hết sức và tin tưởng vào chính mình, thì nhất định sẽ làm được

12 tháng 1 2022

C nha bạn

 

12 tháng 1 2022

D nhé bạn

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống, con người dễ nản chí khi gặp khó khăn thất bại. Bởi vậy, ông cha ta ngàn xưa đã khuyên nhủ ta phải cố gắng học tập và không ngừng vươn lên, phải kiên trì, nhẫn nại mới đạt được thành công. Và câu tục ngữ “Có chí thì nên” đã được ông cha ta truyền lại cho chúng ta từ bao đời nay. Đó là bí quyết để thành công trong cuộc sống.

Câu tục ngữ này có 2 vế: “Có chí” tức là có ý chí quyết tâm, bền lòng. “Thì nên” là đạt đc kết wả thành công. Cả câu như muốn nói rằng có ý chí, nghị lực, hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, sự kiên trì sẽ gặt hái đc nhìu thành công trong sự nghiệp và cuộc sống. Thiếu ý chí sẽ ko làm đc gì, dễ chán nản, buông xuôi khi gặp khó khăn.

Thực tế trong cuộc sống cho ta biết đc rất nhìu điều. Chẵng hạn như Thầy Nguyễn Ngọc Ký, từ nhỏ đã bị liệt cả 2 tay, nhưng vì lòng ham học và có ý chí, nghị lực vươn lên, Thầy đã tập viết chữ bằng chân. Nhờ sự cố gắng, kiên trì, bền bỉ mà giờ đây Thầy đã là tấm gương sáng để học trò noi theo. Hoặc như là Mạc Đĩnh Chi, nhà nghèo, phải nhờ ánh sáng của đom đóm làm đèn mà học. Nhờ sự chịu khó, kiên trì như thế mà ông đã đỗ đạt làm quan lớn giúp ích cho nhân dân. Như vậy, kiên trì, nhẫn nại là đức tính cần có của mỗi con người. Trong cuộc sống, ai mà chẵng có ước mơ, hoài bão, nhưng ước mơ sẽ vẫn mãi là ước mơ nếu ta ko kiên trì theo đuổi. Nhẫn nại luôn là động lực, là sức mạnh giúp con người vượt wa khó khăn và tiến lên phía trước.

Trái ngược với người “Có chí thì nên” là kẻ “thấy sóng cả mà ngã tay chèo”. Những kẻ ấy thường bi quan, ko có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc là đùn đẩy, có suy nghĩ là ko làm đc và từ đó từ bỏ tất cả mọi thứ. Sống cho qua ngày, sống 1 cách vô nghĩa, vô dụng thì ko bao giờ chạm đến thành công. Thử hỏi, trong 1 xã hội đầy rẫy những kẻ như thế thì xã hội đó đâu còn phát triển, còn đâu mà đi lên?

Tóm lại, “có chí thì nên”, mọi người chúng ta phải biết rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, ý chí của mình ngay từ lúc nhỏ, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Vì có như zậy nó mới trở thành nét sống đẹp trong mỗi con người.

0
  Sau khi nghe tin ông Luis Sepúlveda Tác giả cuốn sách "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" Đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 70, em đã rất buồn vì điều điều đó. Em đã tìm hiểu về cuốn sách, trong cuốn sách đó có bài học "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim"Câu nói đó đã làm em suy nghĩ. Nhưng một lần nọ, em đang dọn lại góc học tập...
Đọc tiếp

  Sau khi nghe tin ông Luis Sepúlveda Tác giả cuốn sách "Chuyện con mèo dạy hải âu bay" Đã qua đời vì Covid-19 ở tuổi 70, em đã rất buồn vì điều điều đó. Em đã tìm hiểu về cuốn sách, trong cuốn sách đó có bài học "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim"Câu nói đó đã làm em suy nghĩ. Nhưng một lần nọ, em đang dọn lại góc học tập của em, em tìm thấy cuốn nhật ký từ hồi còn nhỏ, khi em mở trang viết ra, có rất nhiều chuyện kỉ niệm của tuổi thơ, kỉ niệm đáng nhớ nhất là vào lúc em 5 tuổi. Khi nhà trường tổ chức cuộc thi "Bé khéo tay",em đã rất cố gắng để vẽ một bức tranh thật đẹp và ý nghĩa về mái trường nhưng không được nhiều người khen ngợi. Nhưng trong cuộc thi thứ 2, em đã đặt tâm huyết và nỗ lực của mình vào bức tranh và em đã đạt giải ba trong cuộc thi. Khi nhớ lại kỉ niệm đó thì em đã hiểu bài học  "Chẳng có gì là không thể thay đổi, chỉ cần chúng ta thật sự cố gắng bằng tất cả trái tim" của cuốn sách và em sẽ áp dụng bài học này vào những lần sau.

Các bạn thấy bài văn có hay không??

3
15 tháng 5 2020

khá hay đấy nhưng cho mình hỏi ông Sepúlveda là ai vậy?

16 tháng 5 2020

Ông Luis Sepúlveda Là một nhà văn nổi tiếng Đã đạt giải ở ngay tác phẩm đầu tiên nha bạn!!

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:   Sức mạnh   Một cậu bé đang đùa nghịc với đống cát trên sân. Nhìn thấy một tảng đá lớn chắn chỗ phía trước, cậu liền tìm cách đẩy tảng đá đi chỗ khác. Nhưng dù cô gắng hết sức, cậu vẫn không lay chuyển được tảng đá. Cậu bất lực ngồi xuống, òa khóc.   Người cha ở trong nhà nhìn thấy sự cố gắng của con trai bèn bước ra hỏi:    - Con đã...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

   Sức mạnh

   Một cậu bé đang đùa nghịc với đống cát trên sân. Nhìn thấy một tảng đá lớn chắn chỗ phía trước, cậu liền tìm cách đẩy tảng đá đi chỗ khác. Nhưng dù cô gắng hết sức, cậu vẫn không lay chuyển được tảng đá. Cậu bất lực ngồi xuống, òa khóc.
   Người cha ở trong nhà nhìn thấy sự cố gắng của con trai bèn bước ra hỏi:
    - Con đã dùng hết sức mạnh của mình chưa?
   Cậu bé rấm rứt gật đầu:
   - Con đã cố hết sức và bằng mọi cách rồi.
   - Chưa đâu, con à! – Người cha điềm đạm nói. – Con chưa nhờ bố giúp, phải không?
   Nói rồi người cha cúi xuống và nhẹ nhàng nhấc tảng đá ra chỗ khác.
(Theo Hạt giống tâm hồn)

c. Qua câu chuyện trên, em học được bài học gì trong cuộc sống?

1
14 tháng 2 2018

Có những khó khăn chúng ta không thể tự mình vượt qua được. Khi ấy chúng ta cần đến bàn tay nâng đỡ và chia sẻ của người khác nhất là những người trong gia đình. Đó chính là sức mạnh quý giá của mỗi người.

29 tháng 4 2017

- Nếu biết cố gắng, quyết tâm trong học tập sẽ đạt được kết quả cao

- Những người khuyết tật nếu có ý chí học tập, rèn luyện cũng trở thành người có ích cho xã hội.

- Kiên trì quyết tâm khắc phục những thói xấu của bản thân ( đi học muộn, hay nói chuyện…) cũng là người có chí

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. “Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm...
Đọc tiếp

Trong cuộc sống có nhiều người vừa mới gặp khó khăn đã từ bỏ, nản chí,mà cuộc đời thì khó khăn thường nhiều hơn thuận lợi. Song bên cạnh đó còn có những người có ý chí, quyết tâm để đạt mục đích chính đáng của mình. Chính họ đã nhận ra rằng: “Có chí thì nên”. 
“Có chí thì nên”: một bài học giáo dục rất hay từ thời xưa, đặc biệt là đối với những người muốn làm giàu. Đôi khi chính chúng ta phải nhìn nhận rằng số người thiếu sự quyết tâm, ý chí phấn đấu ngày càng nhiều trong xã hội. Dường như chính bản thân họ, đúng hơn là sự tự giác, tự thân vận động đã bị mất đi trong cuộc sống tiện nghi đầy đủ. Vì lẽ đó mà họ sống một cách an nhàn, thiếu sự nỗ lực, ý chí cầu tiến. Và sẽ tai hại hơn khi chính họ chưa được rèn luyện, được dạy cách thích ứng với mọi tình huống bất ngờ xảy đến. Mặt khác còn có những người lại bi quan, không có sự kiên trì, quyết tâm, thấy việc nặng nhọc trước mắt là đùn đẩy, có suy nghĩ là sẽ không làm được, từ bỏ tất cả mọi thứ. Những con người ấy chỉ nhìn sự việc qua một khía cạnh, một khía cạnh bó hẹp trong cái khuôn khổ mà họ từ tạo ra. Một cái vỏ bọc của sự bi quan. Họ chỉ thấy cái bất lợi trước mắt nhưng lại quên đi lợi ích lâu dài. Bên cạnh đó lại có những người mới vừa gặp thử thách đầu tiên là lại tự bỏ cuộc. Chuyện này đã quá quen thuộc. Việc từ bỏ nhanh chóng ấy là do người đó thiếu sự tự tin, cầu tiến, họ sợ thất bại, họ không dám nhìn nhận sự thật dù có thể là phũ phàng. Và cũng đôi khi có nhiều người đã nỗ lực hết sức mình để vượt qua thử thách nhưng lại không đạt được kết quả mong muốn. Điều đó lại càng dẫn đến việc người ấy sẽ bị áp lực đè nặng, để rồi nản chí, dừng cuộc đua nửa chừng trong khi bản thân họ chỉ mới đi một phần ba chặng đường. Thậm chí có người leo cây gần đến ngày hái quả vẫn bỏ cuộc.Thật ra chẳng có gì mới lạ cả. Con người từ cổ chí kim vẫn chạy đường trường trên cái lối mòn, ngặt nghèo này. Bù lại-và cũng chính từ đó mà ra?- xã hội loài người vẫn luôn trọng vọng những ai đạt được mục đích của mình, và mục đích càng cao lại càng thêm vinh dự. Cái chính yếu và được đề cao vẫn là cái quyết tâm, chừng nào còn bền gan trên đường; cho dù đã thất thểu, hay chỉ còn thoi thóp; thì tệ lắm cũng vẫn được người đời khen tặng là có chí hướng, có nghị lực. Vì vậy, chúng ta cứ cố gắng hết sức của mình, hãy sử dụng chính khả năng, con người thật của ta thì dù có thất bại đi chăng nữa, chúng ta cũng vui lòng. Điều đó đâu đáng để ta buồn, có thất bại mới có thành công, có nghị lực mới đạt được kết quả. 
Văn hóa con người vẫn chỉ quảng bá và đề cao sự kiên cường. Chúng ta đều được dạy từ lúc nằm nôi là một khi đã quyết định hướng đi và mục tiêu thì nhất định phải vững lòng theo đuổi đến cùng. Phải theo đuổi cho đến khi thắng lợi vẻ vang hay thất bại hào hùng, nhưng chúng ta tuyệt không được dạy cách rút lui kịp thời, cách bỏ cuộc đúng lúc. Sa lầy trong cuộc chiến, bám trụ một cách bền gan, chôn vùi thêm bao sinh mạng cũng mặc kệ. 

Nhưng để lập trường bị lung lạc hay mất niềm tin là tệ hại, xét lại mục tiêu hay đường hướng đặt ra-cho dù trên cơ sở nào cũng vậy- thì quả phạm vào tối kị. Điều này nghe chừng như chỉ là một sự ràng buộc về văn hóa hay xã hội, song thực sự lại có vẻ được đóng khuôn sẵn trong tâm trí, tư duy con người. Theo đó, chính những con người có khả năng lí luận sâu sắc lại là những người ít sẵn sàng tự chuyển đổi cách nhìn. Trái lại, họ là thành phần bám víu mạnh mẽ nhất vào đường hướng đã từng lựa chọn. Lẽ nào, con người ta lại tâm niệm cuộc sống chỉ là những quãng đường việt dã nối tiếp và đã lên thì không thể dừng hay quay lại. Nói thẳng ra là chính chúng ta cần phải biết lượng sức mình, đừng lấy cái tính bền chí của mình mà lại lạm dụng nó vì mục đích thiếu thiết thực. 

Nếu nói một vận động viên chỉ cần tính bền bỉ, kiên cường là có thể chinh phục đường đua 100km thì quả là một sai lầm. Họ hiểu rằng chỉ một yếu tố “ý chí” thì không thể giúp họ hoàn thành chặng đường nếu thiếu “sức lực”. Chúng ta cũng như học nhưng thay vào đó là “cơ hội”. Chính chúng ta tạo nên cơ hội và cần phải khôn ngoan trong việc tận dụng nó. Đừng ngồi đó mà há miệng chờ sung, một việc ngu xuẩn, phung phí thời giờ. Và khi biết cách tạo ra cơ hội cho bản thân mình thì ắt hẳn người ấy sẽ có được lợi thế. 

Việc để có được ý chí bền bỉ cần phải dựa vào chính chúng ta. Nó dễ có, nhưng cũng dễ mất nếu như không biết gìn giữ và di dưỡng nó hằng ngày. Đừng cố tạo ra áp lực cho ta, điều đó sẽ gây ra việc phản tác dụng trong việc hình thành tính “kiên trì”. Mối quan hệ giữa “chí” và “cơ hội” là sự liên kết chặt chẽ mà một người muốn thành công sẽ có. 

Xét cho cùng, mọi người trong chúng ta cần tu dưỡng đức tính của mình, đặc biệt là ý chí cầu tiến. Có như vậy, nó mới trở thành một nếp sống đẹp trong mỗi con người.

3
28 tháng 1 2018

Lưu gì mà gửi lên 

Mik biết bài ày chép mạng mà

28 tháng 1 2018

Chép mạng chứ gì 

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông...
Đọc tiếp

Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!”
Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng sau đó người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi nổ ra. Một ông già thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất:” Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối”. Hai anh em đã đồng ý. Kết cục tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi a,vì sao khi qua đời,2 anh em đã phân chia tài sản ra làm đôi những vẫn cãi nhau

b,Nhà thông thái đã dạy họ cách chia tài sản như thế nào?Vì sao họ lại đồng ý?

c,Qua câu chuyện trên em rút ra bài học gì về tinh anh em

d,Hãy viết một vài căn ngắn khoảng 1 trang trình bày suy nghĩ cảu em về ý nghĩa câu chuyện trên

1
12 tháng 5 2018

bạn tham khảo trên trang này:

https://vanmau.org/thi-hoc-sinh-gioi-van-8-truong-thcs-duc-hiep-2013.html

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng, dân cư là gì? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư ? Hãy cho biết một số việc làm có thể làm được để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư.Câu 2: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi: Tình mẹNgười con không có khả năng nuôi mẹ già liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi. Đêm tối,...
Đọc tiếp

Câu 1: Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng, dân cư là gì? Ý nghĩa của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư ? Hãy cho biết một số việc làm có thể làm được để xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng , dân cư.

Câu 2: Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi:

Tình mẹ

Người con không có khả năng nuôi mẹ già liền quyết định cõng mẹ bỏ lên núi. Đêm tối, người con nói rằng:" Cõng mẹ lên núi dạo" . Bà mẹ liền lấy hết sức mình trèo lên lưng con. Trên đường đi, anh ta nghĩ phải leo cao hơn nữa rồi mới ***** xuống. Bỗng anh ta nhìn trên vai thấy mẹ đang cố giấu những hạt đậu rải xuống quãng đường đi. Anh ta tức giận hỏi mẹ:" Mẹ rải đậu làm gì thế?"."Con ngốc ạ, mẹ sợ lát nữa còn mình con xuống núi sẽ lạc đường . Con dù lớn vẫn là con của mẹ đi hết cuộc đời lòng mẹ vẫn the con."

a, Câu chuyện trên khiến em liên tưởng đến bài học nào trong chương trình. Nêu quy định của pháp luật đối với các thành viên trong chủ đề đó.

b, Nhận xét của em về hành động của người mẹ và người con trong câu chuyện trên.

c, Là một người con em sẽ làm gì sau khi học chủ đề đó.

Ai giúp mik lm bài tập này vs mik ko hiểu mà lại đang cần gấp.

 

1
11 tháng 12 2016

Câu 1 :

- Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư là làm cho đời sống văn hóa tinh thần ngày càng lành mạnh , phong phú như giữ gìn trật tự an ninh , vệ sinh nơi ở ; bảo vệ cảnh quan môi trường sạch đẹp ; xây dựng tình đoàn kết xóm giềng ; bài trừ phong tục tập quán lạc hậu . mê tín dị đoan và tích cực phòng , chống các tệ nạn xã hội

- Ý nghĩa việc xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng , dân cư là góp phần làm cho cuốc sống bình yên , hạnh phúc , bảo vệ và phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc .

- Một số việc làm là :

+ Các gia đình giúp nhau làm kinh tế , xóa đói giảm nghèo

+ Bỏ rồng cây thuốc phiện

+ Trẻ em đến tuổi đi học đều phải đến trường

+ Sinh đẻ có kế hoạch

+ Làm vệ sinh đường làng , xóm , .........

+ Xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em

Câu 2 :

a) Câu chuyện khiến em liên tưởng đến bài quyền và ngĩa vụ của công dân trong gia đình . 1 Quyền và nghĩa vụ cha mẹ ông bà :

- Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ nuôi dạy con thành những công dân tốt , bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của con , tôn trọng ý kiến của con ; không được phân biệt đối sử giữa các con , không được ngược đãi , xúc pahmj con , ép buộc con làm những điều trái pháp luật , trái đạo đức

............

...........

2 Quyền và nghĩa vụ của con , cháu

Con cháu có bổn phận yêu quý ,kính trọng , biết ơn cha ,mẹ ông bà ; có quyền và nghĩa vụ chăm sóc , nuôi dưỡng cha mẹ ông bà đặc biệt khi cha me ông bà già yếu . Nghiêm cấm con cháu có hành vi ngược đãi xúc phạm cha mẹ ông bà

b ) - Bà mẹ là một người thông minh và đầy lòng chan chứa tình yêu thương con của mình

- Mặc dù biết con mình sẽ bỏ mình nhưng bà không nói cho con mình mà còn nghe theo con

- Tình yêu của bà mẹ trong chuyện thật cảm động mà sâu lắng tình người mẹ con

c ) Em sẽ :

- Trân trọng yêu quý cha mẹ của mình

- Làm trọn bổn phận của người con

- Chăm sóc và nuôi dưỡng cha mẹ của mình

- Không ngược đãi và xúc phạm cha me

đó là ý kiến của mk có j bạn bổ sung thêm nhé