K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 1 2019

=> Đáp án B

Những người lính trong thời kháng chiến chống Mỹ là đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng. Chính Hữu cũng góp vào kho tàng ấy một tác phẩm tiêu biểu là bài thơ "Đồng chí"Chính Hữu Sinh năm 1926 mất năm 2007 tên thật là Trần Đình Đắc quê ở huyện Cam Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là nhà thơ vừa là người chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính Hữu chủ...
Đọc tiếp

Những người lính trong thời kháng chiến chống Mỹ là đề tài quen thuộc trong thơ ca cách mạng. Chính Hữu cũng góp vào kho tàng ấy một tác phẩm tiêu biểu là bài thơ "Đồng chí"

Chính Hữu Sinh năm 1926 mất năm 2007 tên thật là Trần Đình Đắc quê ở huyện Cam Lộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông vừa là nhà thơ vừa là người chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Chính Hữu chủ yếu viết về đề tài người lính và chiến tranh. Thơ của ông mộc mạc giản dị giàu chất hiện thực cảm xúc dồn nén hình ảnh và ngôn ngữ có chọn lọc hàm xúc. Năm 2000 ông được trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học và nghệ thuật các tác phẩm tiêu biểu như "Đầu súng trăng treo", "Ngọn đèn đứng gác",..

Bài thơ Đồng chí được sáng tác vào đầu năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội của mình tham gia vào Chiến dịch Việt Bắc Thu Đông đã đánh bại cuộc chiến công với quy mô lớn của Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ được in trong tập thơ Đầu Súng Trăng Treo 1966.

Về bố cục bài thơ có thể chia làm 2 phần. Phần thứ nhất gồm 7 câu thơ đầu nói lên cơ sở hình thành tình đồng chí và phần thứ hai gồm 13 dòng thơ còn lại là biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí. Các câu thơ đã phản ánh chân thực và sâu sắc nội dung của bài thơ.

Bài thơ đã thể hiện tình đồng chí đồng đội gắn bó keo sơn trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Họ là những người nông dân từ miền quê nghèo có ra đi cùng chung nhiệm vụ mục đích và lý tưởng chiến đấu cùng chia sẻ những khó khăn gian khổ với nhau. Bên cạnh đó vượt lên trên những gian khổ khó khăn thiếu thốn là tình đồng chí đã vượt lên để chiến thắng kẻ thù.

Thêm vào đó bài thơ cũng thành công bởi sự phối hợp nghệ thuật một cách đặc sắc. Đó là thể thơ tự do hình ảnh thơ chân thực giản dị ngôn ngữ thơ giàu cảm xúc sử dụng các thành ngữ câu thơ sóng đôi đối xứng và một loạt các biện pháp liệt liệt kê ẩn dụ.

Có thể nói đồng chí là thành công sớm nhất của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Nó đã góp phần mở ra phương hướng khai thác rất thương và vẻ đẹp của người lính trong cái bình dị đời thường chân thật.

Gắn với tên tuổi của nhà thơ Chính Hữu là bài thơ Đồng Chí. Kháng chiến đã đi xa có những người phải vùi mình ở nơi đất khách quê người cũng có những người sống sót trở về Nhưng dù thế nào đi chăng nữa thì những người lính vẫn sẽ hướng về với nhau hướng về tình đồng đội cao đẹp năm nào. Bởi lẽ đó mà dù thời gian có trôi nhanh thế nào thì bài thơ Đồng chí vẫn sẽ để lại trong lòng bạn đọc dấu ấn khó phai.

0
30 tháng 4 2023

Giúp tôi trả lời câu hỏi trên 

10 tháng 10 2019

- Nội dung chính của câu (1): tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại

- Nội dung câu (2): Điều quan trọng là người nghệ sĩ phải nói cái mới mẻ

- Nội dung câu (3): Những điều mới mẻ là sự gửi gắm của nghệ sĩ đóng góp vào đời sống

- Nội dung đều xoay quanh chủ đề phản ánh đời sống tác phẩm nghệ thuật.

31 tháng 8 2023

- Thông tin tác giả:

+ Hoài Thanh (1909 – 1982), tên khai sinh Nguyễn Đức Nguyên.

+ Quê ở Nghi Trung, Nghi Lộc, Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

+ Trước cách mạng:

·       Tham gia các phong trào yêu nước ngay từ thời đi học và bị thực dân Pháp bắt giam.

·       Tham gia cách mạng Tháng Tám và làm chủ tịch Hội Văn hóa cứu quốc ở Huế.

+ Sau cách mạng Tháng Tám: Chủ yếu hoạt động trong ngành Văn hóa – nghệ thuật và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng: Tổng thư ký Hội Văn hóa cứu quốc Việt Nam, Hội Văn nghệ Việt Nam, Tổng thư ký Hội Liên Hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam…

- Phong trào Thơ Mới:

Phong trào thơ mới được chia thành những giai đoạn sau:

+ Giai đoạn 1932 – 1935

Đây là giai đoạn đánh dấu sự chớm nở của thơ mới, với sự đấu tranh gay gắt giữa hai trường phái thơ. Sau bài khởi xướng của Phan Khôi, một loạt các nhà thơ như Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Vũ Đình Liên liên tiếp công kích thơ Đường luật, hô hào bỏ niêm, luật, đối,bỏ điển tích, sáo ngữ …

Ở giai đoạn đầu, Thế Lữ là nhà thơ tiêu biểu nhất của Phong trào thơ mớivới tập Mấy vần thơ (1935). Ngoài ra còn có sự góp mặt các nhà thơ Lưu TrọngLư, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Đình Liên

+ Giai đoạn 1936-1939

Đây là giai đoạn Thơ mới chiếm ưu thế tuyệt đối so với “Thơ cũ” trênnhiều bình diện, nhất là về mặt thể loại. Giai đọan này xuất hiện nhiều tên tuổi lớnnhư Xuân Diệu (tập Thơ thơ -1938), Hàn Mặc Tử (Gái quê -1936, Đau thương-1937), Chế Lan Viên (Điêu tàn - 1937), Bích Khuê (Tinh huyết - 1939), … Đặc biệt sự góp mặt của Xuân Diệu, nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới”, vừamới bước vào làng thơ “đã được người ta dành cho một chỗ ngồi yên ổn” (Hoài Thanh). Xuân Diệu chính là nhà thơ tiêu biểu nhất của giai đoạn này

Phong trào thơ mới nở rộ với hàng loạt các cây bút có tên tuổi xuất hiện, thể hiện rõ tài năng nghệ thuật đặc sắc cũng như sự lên ngôi của cái tôi cá nhân sau suốt một thời gian dài bị kìm hãm bởi. Các nhà thơ được nói lên cảm xúc của mình một cách trọn vẹn.

+ Giai đoạn 1940-1945

Đây là giai đoạn thơ mới xuất hiện nhiều khuynh hướng khác nhau, về cơ bản vẫn giữ được nét đặc trưng của thơ mới những giai đoạn đầu, song đã bắt đầu có sự thoái trào. Các nhà thơ thời kì này xuất hiện một bộ phận cổ súy việc ăn chơi, hưởng thụ trước thời thế loạn lạc, lãng mạn một cách thái quá hiện thực. Giai cấp tiểu tư sản thành thị và một bộ phận trí thức đã không giữ được tư tưởng độclập đã tự phát chạy theo giai cấp tư sản. Với thân phận của người dân mất nước và bị chế độ xã hội thực dân o ép, họ như kẻ đứng ngã ba đường, sẵn sàng đón nhận những luồng gió khác nhau thổi tới.

4 tháng 6 2017

ð Đáp án A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

Đoạn văn tham khảo:

Sử thi là thể loại văn học dân gian đã xuất hiện từ bao đời nay. Ra đời từ thời cổ đại, sử thi đã ghi lại cuộc sống qua thế giới quan của con người thời kì cổ đại. Con người thời kỳ nguyên thủy với nhu cầu nhận thức, giải thích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc thị tộc đã sáng tạo ra các vị thần, bán thần. Những câu chuyện về lịch sử, xã hội qua tư duy thần thoại của người xưa đã bị xáo trộn, gãy khúc, méo mó,… tạo nên tính chất hoang đường, kỳ vĩ của bức tranh sử thi. Nếu người Hy Lạp có niềm tin về thế giới thần linh ngự trên đỉnh Olympia thì người Êđê cũng có niềm tin về Yang. Mặc dù thời gian sử thi và thời gian hiện tại cách nhau rất xa nhưng việc những sử thi nổi tiếng như I-li-át, Ô-đi-xê hay ở Việt Nam có sử thi Đăm Săn vẫn được biết tới rộng rãi tới bây giờ đã chứng mình giá trị nhân văn và giá trị nghệ thuật của thể loại này. Hơn nữa nó đã phản ánh được phần nào chân dung cuộc sosonsg và những quan niệm buổi đầu của con người về thế giới. Tóm lại, dù mốc thời gian có chênh lệch nhưng cả sử thi Iliad và sử thi Đam Săn đều có chung những vấn đề lịch sử của nhân loại trong thời đại anh hùng xa xưa. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhận thức của mỗi chúng ta về thể loại sử thi trong nền văn học dân gian nói riêng cũng như nền văn hóa dân gian nói chung. 

20 tháng 8 2020

Đầu tiên, hãy để cả hai đồng hồ cát cùng chảy 

Sau khi đồng hồ 7 phút chảy hết, lật ngược lại và bắt đầu luộc trứng.

Lúc này, chiếc đồng hồ lớn sẽ còn 11 - 7 = 4 phút. Giờ hãy đợi đồng hồ lớn chảy hết cát và lật ngược lại, bạn sẽ có một khoảng thời gian chính xác là 11 + 4 = 15 phút.

20 tháng 8 2020

1+456=                        2+65=                          16+90=        57+09=         24-12=                44-24=            

17 tháng 7 2018

Đáp án D