cảm nghĩ về một món ăn mà em thích
GIÚP MIK VỚI MIK ĐANG CẦN GẤP
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Lời giải:
Đổi 45'=0,75h
Quãng đường từ nhà đến chỗ làm: $0,75\times 12=9$ (km)
Lúc về người đó đi hết số thời gian là:
$9:10=0,9$ (h) = 54 phút
Cảm nghĩ của em về bài thơ Ông đồ:
Vũ Đình Liên là một nhà thơ đa tài đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam nhiều tác phẩm nổi bật. Thơ ông mang một giọng điệu hoài cổ rất đặc trưng. Ông đồ là một trong những tác phẩm tiêu biểu Vũ Đình Liên đã để lại cho văn học Việt Nam. Bài thơ được sáng tác năm 1936 trong hoàn cảnh nền Hán học đang mất dần vị thế do sự ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. “Ông đồ” là tác phẩm nói lên thực trạng đáng buồn của một loại hình nghệ thuật vốn là truyền thống đang ngày càng mai một và dần lùi sâu và dĩ vãng. Nó mang đến một sự tiếc nuối vô cùng của tác giả cho một sự đổi thay không đáng có.
Bài thơ ra đời khi nho học bị thất sủng, những tinh hoa nho giáo xưa nay chỉ còn là tàn tích, ông đồ và chữ nho cũng trở thành một tàn tích khi người ta vứt bút lông đi giắt bút chì
Hai khổ thơ đầu, Vũ Đình Liên gợi nhắc lại thời huy hoàng của ông đồ:
Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Khổ thơ đầu gợi nên thời gian, địa điểm nơi ông đồ làm việc. Thời gian là vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm với hình ảnh hoán dụ là hoa đào nở đã cho ta biết ông đồ làm việc khi trời đất bắt đầu vào độ đẹp nhất của năm Không khí mùa xuân, hình ảnh hoa đào nở đã tươi thắm nay lại thêm “mực tàu giấy đỏ” làm mọi nét vẽ trong bức tranh tả cảnh ông đồ thời kỳ huy hoàng này đậm dần lên, rõ nét, tươi vui, tràn đầy sức sống. Đặc biệt là từ lặp lại về thời gian “lại” đã cho thấy sự gắn bó lâu dài giữa ông đồ với mùa xuân, công việc viết chữ của ông đồ không chỉ diễn ra trong một năm mà đã từ mùa xuân năm này qua mùa xuân năm khác. Địa điểm nơi ông đồ viết chữ là “Bên phố đông người qua” dòng người đông đúc nơi phố phường mỗi dịp xuân về, quan trọng hơn cả là dòng người đông đúc ấy đều quan tâm đến ông đồ “Bao nhiêu người thuê viết” và biết thưởng thức tài năng của ông đồ “Tấm tắc ngợi khen tài”. Tác giả tả nét chữ của ông đồ “Hoa tay thảo những nét/ Như phượng múa rồng bay”. Nghệ thuật so sánh của 2 câu thơ này làm toát lên khí chất trong từng nét chữ của ông đồ, đó là nét chữ đẹp, phóng khoáng, cao quý, qua việc ngợi khen nét chữ, tác giả gửi gắm sự kính trọng, ngưỡng mộ, nâng niu nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc. trong 2 khổ thơ đầu, hình ảnh ông đồ xưa trong thời kì huy hoàng của mình được tác giả kính trọng ngưỡng mộ, qua hình ảnh ông đồ, vũ đình liên cũng thể hiện tình cảm chân quý đến những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Hai khổ thơ tiếp theo tác giả vẽ lên bức tranh ông đồ thời nay, một kẻ sĩ lạc lõng giữa dòng đời đã không còn phù hợp, dòng đời mà ở đó chữ nho đã trở thành một tàn tích
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
Ông đồ vẫn ngồi đó
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay
“Năm nay đào lại nở” khung cảnh mùa xuân vẫn diễn ra nhưng con người đã thay đổi, “Người thuê viết nay đâu” đây là một câu hỏi tu từ chứa đựng băn khoăn cũng như nỗi buồn của tác giả trước sự thay đổi của con người, mùa xuân vẫn đẹp như thế, nhưng con người nay đã không còn quan tâm đến nét đẹp văn hóa xưa. Đây là câu thơ vẽ lên cảnh lụi tàn của văn hóa chữ nho xưa. “Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu” trước sự hờ hững của con người, đồ vật cũng ám muội muộn phiền, hình ảnh nhân hóa khiến cho giấy đỏ, mực nghiên cũng có cảm xúc như con người, bị lãng quên, giấy đỏ cũng nhạt màu đi, mực đọng lại nơi nghiên hay đọng lại trong nỗi buồn, “nghiên sầu” nghe thật bi ai.
Hình ảnh ông đồ thời nay cũng đã thay đổi, “Ông đồ vẫn ngồi đó/ Qua đường không ai hay” nếu như trước đây là “Bao nhiêu người thuê viết/ Tấm tắc ngợi khen tài” thì nay hình ảnh ông đồ âm thầm lặng lẽ, mờ phai dần trong sự lãng quên của mọi người. Vốn dĩ nghề ông đồ là nghề của những nho gia xưa không đạt được ước mơ khoa bảng phải về bốc thuốc, dạy học, hay trải chiếu bán chữ, là việc bất đắc dĩ của một nho gia, chữ nghĩa chỉ để cho chứ ai lại bán, như huấn cao trong chữ người tử tù cả đời chỉ cho chữ 3 lần, vậy mà ở đây ông đồ phải bán chữ để kiếm sống đã đủ thấy bất hạnh của kiếp người nho sĩ. Trước đây, được mọi người đón nhận, ít ra còn kiếm sống được bằng nghề này, đến nay, nho học thất sủng, người ta không còn quan tâm đến ông đồ, đến chữ ông viết, tức là không kiếm sống được bằng chính khả năng của mình nữa, ở đây không chỉ là bất hạnh của tài năng mà còn là bất hạnh cơm áo gạo tiền. khung cảnh quanh ông đồ cũng chứa đựng nỗi buồn “Lá vàng rơi trên giấy/Ngoài trời mưa bụi bay” nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, cảnh vật mùa xuân cũng trở nên tàn tạ, buồn theo nỗi buồn của con người, quả là “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Nguyễn Du)
Khổ thơ cuối tác giả dùng để bày tỏ nỗi lòng thương xót đối với ông đồ cũng như đối với một nét đẹp văn hóa bị mai một của dân tộc
Năm nay hoa đào nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ
Mở đầu bài thơ tác giả viết “Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già” kết thúc bài thơ tác giả viết “Năm nay hoa đào nở/ Không thấy ông đồ xưa” kết cấu đầu cuối tương ứng của bài thơ giúp cho bài thơ chặt chẽ, có tính liên kết thành một thể thống nhất song cũng khắc sâu nỗi buồn của tác giả trước sự biến mất ngày càng rõ ràng của nét đẹp truyền thống dân tộc. cảnh thiên nhiên vẫn tươi đẹp, hoa đào vẫn nở nhưng ông đồ không còn “Bày mực tàu giấy đỏ” ông đồ đã biến mất hoàn toàn trong bức tranh mùa xuân không thay đổi ấy, thời gian cảnh vật đã quên lãng đi người xưa, hay chính là nét đẹp truyền thống đã biến mất? câu hỏi tu từ “Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?” là sự tiếc thương của tác giả với ông đồ với giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc
Hình ảnh ông đồ là đại diện cho một lớp người đang tàn tạ cũng như những giá trị truyền thống đang bị lãng quên. Qua đó thể hiện niềm cảm thương của tác giả trước sự tha hóa của xã hội và nỗi tiếc nhớ cảnh cũ người xưa.
Câu chuyện em yêu thích được lĩnh hội rất nhiều bài học đó là Thạch Sanh. Vốn mồ côi cha mẹ, tứ cố vô thân, cuộc sống Thạch Sanh gặp rất nhiều khó khăn: bị Lí Thông lợi dụng, cướp hết công trạng... Nhưng Thạch Sanh vẫn giữ được nhân phẩm trong sạch, không bị biến chất trước sự dày vò của số phận. Đọc xong Thạch Sanh, em hiểu được giá trị của thiên lương cao đẹp. Gặp khó không nản, thấy người gặp hoạn nạn luôn sẵn sàng ra tay cứu giúp không nảy chút lòng tham nào. Em tin rằng câu truyện Thạch Sanh sẽ có giá trị tồn tại mãi với thời gian.
Trung Quốc: HongKong, sông Trường Giang, Vạn lí trường thành,...
Lào: Viêng Chăn, thác Kuang Si, động Pak Ou,...
Campudia: Đền Angkor Vat, đền Ta Prohm,...
Hôm nay mik xin giới thiệu cho các bạn một địa danh mà mik rất thích đó là tòa tháp Tokyo cao 332.9 m tại quận Minato, Tokyo, Nhật Bản.Tháp được xây vào năm 1958, nguồn thu chính của tháp là du lịch và cho thuê đặt ăngten. Trên 150 triệu người đến thăm tháp kể từ khi nó được khánh thành. Một tòa nhà bốn tầng mang tên FootTown nằm ngày bên dưới tháp, gồm các bảo tàng, quán ăn và cửa hiệu. Khởi hành từ đó, du khách có thể lên hai đài quan sát. Đài quan sát chính gồm hai tầng nằm trên độ cao 150 mét, trong khi đài quan sát đặc biệt có quy mô nhỏ hơn nằm tại độ cao 249,6 mét.Tháp đóng vai trò là một cấu trúc hỗ trợ cho ăngten. Theo dự định ban đầu, các ăngten phát sóng truyền hình-phát thanh được lắp đặt vào năm 1961. Tuy nhiên, số hóa truyền hình theo kế hoạch có vấn đề do chiều cao của tháp là 332,9 m không đủ cao để hỗ trợ thỏa đáng hoàn toàn cho phát sóng kỹ thuật số trong khu vực. Một tháp phát sóng kỹ thuật số cao hơn mang tên Tokyo Skytree được hoàn thành vào năm 2012.Người sáng lập và chủ tịch của Nippon Denpatō là Hisakichi Maeda, người chủ sở hữu và vận hành tháp, ban đầu lên kế hoạch xây tháp Tokyo cao hơn Tòa nhà Empire State tại New York có độ cao 381 mét và đương thời là cấu trúc cao nhất trên thế giới. Tuy nhiên, kế hoạch thất bại do thiếu kinh phí và vật liệu. Độ cao của tháp cuối cùng được xác định bằng khoảng cách mà các đài truyền hình cần để truyền sóng khắp khu vực Kanto, một bán kính khoảng 150 kilômét . Tachū Naitō là nhà thiết kế nổi tiếng trong xây dựng cao ốc tại Nhật Bản, ông được lựa chọn làm người thiết kế tháp mới được đề xuất. Quan sát phương Tây để lấy cảm hứng, Naito thiết kế dựa trên tháp Eiffel tại Paris, Pháp. Với sự giúp đỡ của công ty công trình Nikken Sekkei Ltd., Naitō tuyên bố thiết kế của ông có thể chịu được các trận động đất có cường độ gấp hai lần Đại địa chấn Kanto 1923 hoặc bão có sức gió lên đến 220 kilômét một giờ.Hai nguồn thu chủ yếu của Tháp Tokyo là thuê ăngten và du lịch. Tháp có chức năng của một cấu trúc hỗ trợ ăngten phát sóng phát thanh và truyền hình và là một địa điểm du lịch thu hút. Tính đến năm 2008, trên 150 triệu lượt người đến thăm tháp từ khi nó được khánh thành vào cuối năm 1958. Số lượt thăm tháp giảm dần cho đến khi chạm đáy ở mức 2,3 triệu vào năm 2000. Khu vực đầu tiên mà du khách phải đến khi muốn lên tháp là FootTown, một tòa nhà bốn tầng đặt ngay bên dưới tháp. Tại đây, du khách có thể dùng bữa, mua sắm, và thăm một số bảo tàng và nhà triển lãm. Có thể sử dụng thang máy khởi hành từ tầng một của FootTown để lên đài quan sát đầu tiên, là Đài quan sát chính có hai tầng. Với mức giá vé khác, du khách có thể từ tầng hai của Đài quan sát chính lên Đài quan sát đặc biệt.Tháp Tokyo có hai cát tường vật mang tên Noppon, chúng là anh trai có quần áo màu lam, và em trai có quần áo màu đỏ. Chúng "sinh" ngày 23 tháng 12 năm 1998 để đánh dấu 40 năm khánh thành Tháp Tokyo.