nếu lạc long quân cho luôn thanh gươm thần. hãy kể với đoạn văn dài 10-15 câu (bài văn nếu có thể)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
THAM KHẢO:
Lê Lợi nhận gươm trên đất Thanh Hóa nhưng lại trả gươm tại hồ Tả Vọng ở Thăng Long. Nếu Lê Lợi trả gươm ở Thanh Hóa thì ý nghĩa của truyền thuyết này bị giới hạn bởi vì lúc này, Lê Lợi đã là vua và kinh thành Thăng Long là thủ đô, tượng trưng cho cả nước. Việc trả gươm diễn ra ở đây mới thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình và tinh thần cảnh giác của toàn dân tộc.Sau việc Lê Lợi trả gươm cho Long Quân, hồ Tả Vọng được đổi tên là Hồ Gươm (hay hồ Hoàn Kiếm). Tên hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) có ý nghĩa là gươm thần vẫn còn đó và nhắc nhở tinh thần cảnh giác đối với mọi người, răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Tên hồ đánh dấu và khẳng định chiến thắng hoàn toàn của khởi nghĩa Lam Sơn đối với giặc Minh, phản ánh tư tưởng yêu hòa bình đã thành truyền thống của dân tộc ta.Cái tên Hồ Gươm gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với thời gian, với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu nước.
Đầu năm 1428, Lê Thái Tổ cùng quần thần bơi thuyền ra hồ Tả Vọng. Nhận lệnh Long Quân, rùa nổi lên mặt nước.
Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Đứng ở mạn thuyền, vua thấy lưỡi gươm bên người tự nhiên động đậy.
Rùa tiến về thuyền vua và nói
- Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Vua nâng gươm hướng về phía Rùa Vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước.
Từ đó, hồ Tả Vọng bắt đầu mang tên là Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm
học tốt nhé !
Lê Thận đánh cá ở 1 bến vắng bắt được lưỡi gươm dưới nước. Sau đó, chàng gia nhập nghĩa quân khởi nghĩa Lam Sơn, lưỡi gươm khi gặp Lê Lợi ở nhà Lê Thận thì phát sáng lên 2 chữ “Thuận Thiên”, mọi người đều không biết đó là báu vật.Trong một lần chạy giặc, Lê Lợi phát hiện thấy chuôi gươm nạm ngọc nên đã lấy mang về, tra với lưỡi gươm ở nhà Lê Thuận thì hoàn toàn vừa khớp.
Có ý nghĩa là cả đất nước đằng ngược đằng xuôi luôn chung tay, luôn giúp đỡ nhau mỗi khi khó khăn.Còn thể hiện ý đồng lòng của người dân và thiên, trời.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!
Khả năng cứu nước có ở khắp nơi từ vùng sông nước đến non cao, từ miền xuôi đến miền ngược và những nguyện vọng thống nhất, đồng lòng không kể quân tướng.
câu 1
C ) tự sự
câu 2
A ) truyền thuyết
câu 3
C ) thuận thiên
câu 4
đức long quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì :
- cuộc khởi nghĩa hợp lòng dân
- ban đầu thế lực còn yếu gặp nhiều thất bại
câu 5
ý nghĩa :
-ca ngợi chính nghĩa , tính đoàn kết của nhân dân
-giải thích tên hồ hoàn kiếm
-thể hiện khát vọng hòa bình của dân tộc
câu 6 bn tự làm nhé !!
chúc bn học tốt !
Câu 1:A
Câu 2:A
Câu 3:C
Cầu 4:Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
- Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
- Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
- Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
- Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
- Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
- Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
- Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
-> Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược.
Câu 5:Đức Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần vì muốn nghĩa quân đánh thắng giặc.
- Hoàn cảnh đất nước: Khi ấy giặc Minh phương Bắc đã mượn cớ phù Trần diệt Hồ để sang xâm chiếm nước ta
- Nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đau thương mất mát, chúng gây biết bao nhiêu tội ác trên mảnh đất quê hương ta
- Nghĩa quân Lam Sơn đã nhiều lần chống lại nhưng tuy nhiên lần nào cũng thất bại nặng nề
- Chính vì những lẽ đó mà Đức Long Quân đã quyết định mang chiếc gươm báu của mình cho Lê Lợi mượn để đánh giặc Minh
- Cách cho mượn của Long Quân cũng rất thần kì. Đó là cho thanh gươm mắc vào lưỡi câu của một người tên là Lê Thận. Cả ba lần giăng lưỡi câu anh đều thấy thanh sắt lạ -> đó chính là ý trời cho nên cả ba lần Lê Thận đều lấy được thanh sắt ấy
- Chuyện lạ là từ khi có thanh sắt quân Lam Sơn ngày càng đánh thắng nhiều trận
- Một hôm Lê Lợi thua trận tháo chạy thì trèo lên cây nhận được một chuôi gươm nạm ngọc -> Tạo nên một thanh gươm hoàn chỉnh để đánh giặc
-> Có thể nói hành động tội ác của giặc Minh khiến cho trời không dung đất không tha, vì nỗi thương dân chính vì thế mà họ đã quyết định giúp sức trong việc đánh đuổi quân xâm lược.
Câu 6:Thạch Sanh vốn là thái tử (con Ngọc Hoàng), được phái xuống làm con vợ chồng người nông dân nghèo khổ nhưng tốt bụng. Chàng sớm mồ côi cha mẹ, sống lủi thủi dưới gốc đa, hái củi kiếm sống qua ngày.
Lí Thông - một người hàng rượu - thấy Thạch Sanh khỏe mạnh hắn giả vờ kết nghĩa anh em để lợi dụng. Đúng dịp Lí Thông đến lượt phải vào đền cho chằn tinh hung dữ ăn thịt, hắn bèn lừa Thạch Sanh đến nộp mạng thay cho mình. Thạch Sanh đã giết chết chằn tinh. Lí Thông lại lừa cho Thạch Sanh bỏ trốn rồi đem đầu chằn tinh vào nộp cho vua để lĩnh thưởng, được vua phong làm Quận công.
Nhà vua có công chúa đến tuổi kén chồng. Trong ngày hội lớn, công chúa bị đại bàng khổng lồ quắp đi. Qua gốc đa chỗ Thạch Sanh đang ở, nó bị chàng dùng cung tên bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo vết máu, biết được chỗ đại bàng ở. Vua mất công chúa, vô cùng đau khổ, sai Lí Thông đi tìm, hứa gả con và truyền ngôi cho. Lí Thông lại nhờ Thạch Sanh cứu công chúa rồi lừa nhốt chàng dưới hang sâu.
Thạch Sanh giết đại bàng, lại cứu luôn thái tử con vua Thủy Tề bị đại bàng bắt giam trong cũi cuối hang từ lâu. Theo chân thái tử, chàng xuống thăm thuỷ cung, được vua Thuỷ Tề khoản đãi rất hậu, tặng nhiều vàng bạc nhưng chàng chỉ xin cây đàn thần rồi lại trở về gốc đa.
Từ khi được cứu về, công chúa không cười không nói. Hồn chằn tinh và đại bàng trả thù, vu vạ cho Thạch Sanh khiến chàng bị nhốt vào ngục. Chàng đánh đàn, công chúa nghe thấy liền khỏi bệnh câm. Thạch Sanh được vua cho gọi lên. Chàng kể lại rõ mọi việc. Vua giao cho chàng xử tội mẹ con Lí Thông. Được chàng tha bổng nhưng hai mẹ con trên đường về đã bị sét đánh chết, hoá kiếp thành bọ hung.
Thạch Sanh được nhà vua gả công chúa cho. Các nước chư hầu tức giận đem quân sang đánh. Thạch Sanh lại lấy đàn ra gảy khiến quân địch quy hàng. Ăn không hết niêu cơm nhỏ của Thạch Sanh, quân sĩ mười lăm nước kính phục rồi rút hết. Nhà vua nhường ngôi báu cho Thạch Sanh.
Long Quân, một vị vua tài ba và tinh thông võ nghệ, đã có một hành động đầy tinh thần hiệp sĩ. Trong thời gian Lam Sơn kháng chiến, khi quân Lam Sơn còn thiếu vũ khí, Long Quân đã tự mình mang gươm thần của mình đến trao cho nghĩa quân. Hành động này không chỉ thể hiện lòng yêu nước và tình đồng đội mà còn khẳng định ý chí chiến đấu vô cùng kiên cường của ông. Gươm thần của Long Quân đã trở thành biểu tượng của sự quyết tâm và sức mạnh của quân Lam Sơn trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân. Đây là một truyền thống tốt đẹp và một nguồn cảm hứng vô cùng lớn cho các thế hệ sau này.
Gươm thần là một yếu tô kì ảo xuất hiện trong truyện nhưng lại chưa đựng nhiều ý nghĩa. Thanh gươm ấy đã góp phần đem lại cuộc sống thái bình cho nhân dân và đưa một vị vua anh minh lên trị vì đất nước. Gươm thần vẫn còn được nhắc đến tận ngày nay như tinh thần cảnh giác đối với mọi người. Đặc biệt răn đe những kẻ có tham vọng dòm ngó đất nước ta. Việc trả gươm lại cho rùa thần thể hiện hết được tư tưởng yêu hòa bình sâu sắc của dân tộc ta. Gươm thần gắn liền với huyền thoại lịch sử ấy sẽ mãi mãi tồn tại với sự ngưỡng mộ của bao thế hệ Việt Nam yêu nước. Từ ấy, lấy đó làm độn lực nâng cao ý thức bảo vệ Tổ quốc.