1. Lòng biết ơn là gì ?
2. Nêu ý nghĩa của lòng biết ơn?
3. Chúng ta cần biết ơn những ai?
4. Những câu ca dao , tục ngữ về lòng biết ơn ?
5. Bản thân sẽ làm gì để bày tỏ lòng biết ơn ông bà ,cha mẹ, thầy cô ?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
trái nghĩa với biết ơn là : vô ơn
2 câu ca dao về lòng biết ơn là :
+ Ăn cây nào , rào cây ấy .
+ Ăn quả nhớ kẻ tròng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho giây mà trồng .
2 câu ca giao về trái nghĩa lòng biết ơn là :
+ Ăn cháo đá bát
+ Lấy oán báo ơn .
Trái với biết ơn là: vô ơn
Câu ca dao nói về lòng biết ơn :
- Uống nước nhớ nguồn
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Câu ca dao noi về không biết ơn
- Vô ơn bội nghĩa
- Ăn cháo đá bát
Câu 1 :
* Đối với ông bà cha mẹ:
- Vâng lời cha mẹ, học giỏi chăm ngoan.
- Giúp đỡ ông bà, cha mẹ làm những công việc nhà
- Học tập thật giỏi để cha mẹ, ông bà vui lòng
* Đối với thầy cô giáo
- Viết thư thăm hỏi thầy cô giáo cũ.
- Tặng hoa cho thầy cô vào ngày 20 - 11
- Dành tặng cho thầy cô những bông hoa điểm 10 rực đỏ trên trang giấy trắng
- Chăm chú nghe giảng, trật tự, làm bài tập về nhà đầy đủ
- Thực hiện nghiêm chỉnh lời thầy cô dạy mình
* Đối với những anh hùng liệt sĩ
- Quét dọn nghĩa trang liệt sĩ.
- Thăm viếng, thắp hương những anh hùng liệt sĩ vào ngày 27 - 7
- Thăm và tặng quà cho gia đình liệt sĩ nghèo, neo đơn; bà mẹ Việt Nam anh hùng
* Đối với những người đã giúp đỡ mình
- Biết ơn, trân trọng những điều đó
- Gặp người đó phải chào hỏi lễ phép
Câu 4:
Tục ngữ về biết ơn:
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
- Uống nước nhớ nguồn.
- Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Câu tục ngữ về vô ơn:
-Ăn cây táo rào cây sung.
- Qua cầu rút ván.
- Vong ơn bội nghĩa.
Mình chỉ trả lời câu 1 thôi nha😊
-Biết ơn là bày tỏ thái độ trân trọng ,lời nói ,việc làm đền ơn ,đáp nghĩa với những người đã giúp đỡ mình ,những người có công với dân tộc ,đát nước
Câu 1 : Biết ơn là sự bày tỏ thái độ trân trọng , tình cảm và những việc làm đền ơn, đáp nghĩa đối với những người đã giúp đỡ mình , với người có công với dân tộc ,đất nước
Một số việc làm thể hiện sự biết ơn :
-Thăm thầy cô giáo cũ
-Thăm mộ
-Đi thăm bà mẹ Việt Nam anh hùng
-Học tập tốt để bố mẹ vui lòng
Câu 2 :Tiết kiệm là biết sử dụng một cách hợp lí , đúng mức của cải vật chất , thời gian , sửa lúc của mình và của người khác
Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng kết quả lao động của bản thân mình và của người khác
Câu 3 : - Tập thể dục hằng ngày
- Súc miệng bằng nước muối hằng ngày
- Ăn uống điều độ
- Giữ gìn vệ sinh cá nhân
- Ngủ đủ giấc
1.
Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo, tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu
2.
Tôn sư trọng đạo
Cha ông ta đã đúc gọn trong câu: "Tôn sự trọng đạo" này rất chính xác, ngắn gọn, đầy đủ ý nghĩa về vai trò, tầm quan trọng của việc tôn trọng người thầy, tôn trong đạo học.
3.
Nhất tự vi sư, bán tự vi sư
Câu tục ngữ này có nghĩa là:người dạy cho ta một chữ thì cũng là thầy, dạy nửa chữ cũng là thầy. Muốn nhắn nhủ chúng ta phải biết tôn trọng lễ phép với thầy cô giáo.
4.
Trọng thầy mới được làm thầy
Câu này muốn nhắc nhở người đời cần phải tôn trọng thầy giáo, người đã dạy bảo mình thì những người khác mới nghe theo và tôn trọng những lời chỉ bảo của mình.
5.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Gắng công mà học có ngày thành danh
Câu này liệt kê rõ ra những thứ được xem là mặc định được đặt ra cho cha, mẹ, thầy. Khuyên nhủ chúng ta cố gắng học hành để không phụ lòng những người đã nuôi náng dạy dỗ.
6.
Ở đây gần bạn, gần thầy
Có công mài sắt có ngày nên kim
Hai câu thơ muốn nhắc chúng ta cần phải tìm tòi học tập cùng thầy cùng. Mặc dù bước đầu sẽ gian nan nhưng sau này sẽ thành công.
7.
Tầm sư học đạo
Câu này có nghĩa là muốn học tập giỏi thì cần phải có một người thầy tốt.
8.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa
Đây là 2 câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý kính trọng. Ai mà không từng có thầy cô giáo, và sau khi thành danh thì nên nhớ ơn công lao dạy dỗ của những người thầy cô khi xưa.
9.
Con hơn cha là nhà có phúc
Trò hơn thầy là đất nước yên vui
Câu tục ngữ như một lời dạy quý báu của ông cha ta gửi đến thế hệ đi sau hãy biết gìn giữ những thành quả của lớp người đi trước đồng thời hãy phấn đấu, cố gắng hết mình trong công cuộc xây dựng đất nước để đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, phồn thịnh hơn.
10.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Dân tộc ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn và câu này lột tả được ý nghĩa đó. Khuyên nhủ chúng ta luôn nhớ về những người đã nuôi nấng dạy dỗ ta thành người.
11.
Uống nước nhớ nguồn
Câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn.
12.
Đi thưa về trình
Câu tục ngữ này căn dặn chúng ta phải biết lễ phép, lễ độ với người lớn, đi đâu thì phải thưa và về nhà phải trình.
13.
Gọi dạ, bảo vâng
Câu tục ngữ là lời khuyên bảo chúng ta về cách dùng các thán từ gọi đáp sao cho lễ phép. Khuyên bảo con người phải nghe những lời dạy bảo của cha mẹ và những người lớn tuổi hơn mình. Khi được gọi đến phải dạ khi nghe bảo ban điều gì đó phải vâng. Đó cũng là truyền thống văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.
14.
Tiên học lễ hậu học học văn
Câu tục ngữ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người chúng ta. Nó chính là thước đo đạo đức, nhân phẩm của một người.
15.
Lời chào cao hơn mâm cổ.
Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống.
16.
Yêu trẻ trẻ đến nhà
Kính già già để tuổi cho.
Câu tục ngữ khuyên chúng ta nên kính trọng những người già và yêu quý những em nhỏ, vì họ là những người rất dễ bị xúc động, rất dễ bị tổn thương nếu không được quan tâm chăm sóc chu đáo
17.
Mấy ai là kẻ không thầy
Thế gian thường nói không thầy sao nên
Hai câu ca dao có ý nghĩa là ai cũng sẽ có thầy cô dạy dỗ, không có thầy cô dạy dỗ chỉ bảo thì chúng ta không thể nên người.
18.
Gươm vàng rớt xuống hồ Tây
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu
Câu này dùng biện pháp so sánh công lao của cha thầy với độ sâu độ hồ Tây. Ý muốn nhắn nhủ mỗi người học trò phải quý mến thầy, phải tôn trọng cha.
19.
Dốt kia thì phải cậy thầy
Vụng kia cậy thợ thì mày làm nên
Không ai sinh ra đã tài giỏi liền cả. Câu thơ ý muốn nói phải biết ơn những người đã dạy dỗ ta nên người, thành tài.
20.
Bẻ lau làm viết chép văn
Âu Dương có mẹ dạy răn như thầy
Câu ca dao thể hiện tính ham học của người học trò xưa “bẻ lau” làm bút viết, và thầy “dạy răn” tức là nghiêm khắc với học trò thì học trò mới giỏi.
Chúc bn học tốt !
Mặc dù đã xa thầy Phan đã lâu, nhưng tình cảm mà chị Hồng dành cho thầy là vô cùng sâu sắc, chị đã viết thư gửi đến thầy, lưu lại quyển sổ ngày trước thầy dạy. Chị có ý định muốn về thăm thầy để tỏ lòng biết ơn lòng biết ơn sự chăm sóc, dạy dỗ của thầy.
Theo em, bài thơ Trong lời mẹ hát muốn nói về lòng biết ơn đối với cha mẹ.
Chọn B.
Câu 1: Câu tục ngữ: Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn nói về điều gì?
A. Lòng biết ơn B. Lòng trung thành C. Tinh thần đoàn kết D. Lòng khoan dung
Câu 2: Ca dao, tục ngữ nói về lòng khoan dung là
A. Đánh kẻ chạy đi không ai đánh người chạy lại
B. Anh em như thể tay chân
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
D. Ăn vóc học hay
Câu 3. Biểu hiện của tôn sư trọng đạo là
A. Chỉ kính trọng thầy cô đã dạy mình
B. Thăm hỏi thầy cô nhân nhịp 20/11
C. Không làm theo lời thầy, cô đã dạy
D. Chỉ chào hỏi giáo viên trên lớp