K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2020

vua tát vỡ mồm em bé.

31 tháng 10 2020

người người cầm búa và liềm tương vỡ mồm em bé

23 tháng 4 2023

Cậu bé trong câu chuyện là một người biết giữ lời hứa. Tinh thần trung thực của cậu là một điều đáng khâm phục. Hơn nữa , cậu còn là một người có tinh thần yêu nước nồng nàn, sẵn sàng làm mọi việc vì nước, vì dân. Điều này thể hiện qua việc cậu đã hứa với những người bạn của mình rằng sẽ không bỏ đi. Đối với những người bình thường, họ sẽ không làm như vậy vì có thể có biết bao rủi ro. Nhưng đối với cậu bé kia, đó là một lời hứa, cũng là một tinh thần yêu nuớc khiến cậu không thể bỏ đi. Điều này cũng thể hiện rằng câu bé là một người lương thiện, có đứa hi sinh cao cả và đáng để chúng ta noi gương.

22 tháng 10 2016

Có ông vua nọ, vì muốn tìm người hiền tài nên đã cho một viên quan đi dò la khắp cả nước. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố oái oăm, hóc búa để thử tài.

Một hôm đi qua cánh đồng làng kia, viên quan thấy hai bố con đang làm ruộng bèn hỏi một câu rất khó về số đường cày con trâu cày được trong một ngày. ông bố không trả lời được, cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Biết đã gặp được người tài, viên quan nọ về bẩm báo với vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó phải làm sao cho trâu đực đẻ ra trâu con. Bằng cách để cho nhà vua tự nói ra sự vô lí trong yêu cầu của mình, cậu bé đã cứu dân làng thoát tội. Cậu tiếp tục chứng tỏ tài năng bằng cách giải các câu đố tiếp theo và được nhà vua ban thưởng rất hậu.

Vua nước láng giềng muốn kéo quân sang xâm lược nhưng trước hết muốn thử xem nước ta có người tài hay không bèn cho sứ giả mang sang một chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua. Tất cả triều đình không ai giải được lại tìm đến cậu bé. Với trí thông minh khác người, lại sống gần gũi với thực tế, cậu bé vừa chơi vừa giải đố, kết quả là tránh được cho đất nước một cuộc chiến tranh. Nhà vua thấy thế bèn xây dinh thự ngay cạnh hoàng cung để cậu ở cho tiện việc hỏi han đồng thời phong cho cậu làm trạng nguyên.

Chúc bạn học tốt! Bài tham khảo nha!

18 tháng 2 2022

Tham khảo: 

Có một vị vua nọ, để tìm được người tài giỏi giúp nước đã cho người đi đến khắp nơi trong đất nước để tìm kiếm. Viên quan đã đến nhiều nơi, đưa ra nhiều câu hỏi khó thử tài nhưng không ai giải được.

Một ngày nọ, khi dừng chân nghỉ ngơi bên cánh đồng, thấy hai cha con đang cày ruộng, viên quan bèn hỏi về số đường cày trong ngày của con trâu. Thấy cha không trả lời được, người con trai bèn nhanh trí hỏi ngược lại vị quan rằng một ngày ngựa của ông đi được bao nhiêu bước khiến vị sứ giả thua cuộc.  Biết gặp được người tài, vị quan bèn quay về bẩm báo với nhà vua.

Để thử tài cậu bé thông minh, nhà vua đã ban cho ngôi làng của cậu bé 3 thúng gạo nếp và 3 con trâu đực và yêu cầu 1 năm sau phải để cho 3 con trâu đực đẻ thành 9 con. Nhận được lệnh vua, ai nấy trong làng đều lo lắng, sợ hãi nhưng cậu bé lại nói mọi người lấy gạo, giết trâu ăn, còn một phần để cậu bé và cha làm lộ phí vào cung gặp vua. Gặp vua cậu bé đã nhanh trí chứng minh với nhà vua rằng 3 con trâu không thể đẻ.

Thấy được sự nhanh trí của cậu bé, nhà vua đưa thêm một thử thách khi ra lệnh cho cậu bé xẻ thịt một con chim sẻ để làm thành 3 mâm cỗ. Cậu bé đã không hề lo lắng mà yêu cầu nhà vua rèn cho mình cây kim thành con dao để mình xẻ thịt. Qua thử thách lần này nhà vua đã hoàn toàn tin tưởng vào tài trí của cậu bé.

Bấy giờ nước ta có giặc ngoại xâm nhăm nhe xâm lược, để thăm dò nước ta, chúng đã cho người sang thăm dò. Sứ giả của quân giặc đã đưa ra một câu hỏi hóc búa: làm sao để xâu được chỉ qua chiếc vỏ ốc. Cậu bé thông minh đã nhanh trí buộc sợi chỉ vào người con kiến càng, thoa mỡ bên kia vỏ ốc để kiến bò sang. Hoàn thành thử thách, cậu bé không chỉ khiến sứ giả quân địch tâm phục khẩu phục mà còn được nhà vua phong làm trạng nguyên

18 tháng 2 2022

Refer

Ngày xưa, mỗi khi nhà vua muốn tìm người tài giỏi ra giúp nước thường cử các quan đi vào các làng xóm, cho rao mõ kén người tài, như trường hợp Thánh Gióng. Ra câu đối hoặc nêu một vấn đề gì đó nan giải để thử tài như trường hợp " Em bé Thông Minh" này.

Khi phát hiện được nhân tài rồi, nhà vua và triều đình còn tìm cách thử thách thêm nữa. Sự thử thách có khi là chữ nghĩa, cũng có khi chỉ là vấn đề cần đến sự hiểu biết của trí thông minh.

Trường hợp em bé trên đây là thử tài bằng cách tìm khiếu thông minh. Khi viên quan hỏi cha mẹ: "một ngày cày được mấy đường" có ai đếm đường cày làm gì, cho nên người cha không trả lời được, nhưng em bé thì biết cách trả lời thông minh: "Ngựa của ông đi một ngày mấy bước thì tôi sẽ cho ông biết trâu của cha tôi ngày cày được mấy đường".

Thế là viên quan mừng quýnh lên về tâu với vua. Vua cũng mừng nhưng để thử lại trí thông minh một lần nữa, nhà vua bắt dân làng làm một việc trái khoáy, nghĩa là làm cái việc theo cách thức dân dã, tự nhiên thì không làm được, mà phải đối đầu với nhà vua bằng trí tuệ. Vì vậy khi vua giao cho dân làng: "Ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh làm sao nuôi ba con trâu ấy thành chín con, hẹn năm sau phải nộp đủ, nếu không thì cả làng chịu tội"

Được lệnh ấy dân làng lo lắng, họp bàn nhiều lần mà vẫn không sao giải quyết được. Thấy thế em bảo cha: "Cứ đem hai thúng gạo nếp và hai con trâu mà "đánh chén" cho sướng, còn một thúng gạo và một con trâu làm lộ phí để con vào kinh giải quyết." Lúc đầu người cha và dân trong làng sợ không dám làm. Nhưng khi nhớ lại cái thông minh của con khi đối đáp với viên quan ngoài đồng, người cha yên tâm làm theo ý con, cả làng ăn khao.

Đến đây thì người đọc đã đoán ra một đốm sáng của trí thông minh mà chính nhà vua đã gợi ra là tại sao lại giao ba thúng gạo nếp và ba con trâu đực? Em bé đã đoán trước mọi người ý định quắt quéo này của nhà vua!

Quả nhiên khi vào đến cung đình, em dùng lời kể ngay thẳng, thật thà có dụng ý dẫn vua vào một sự giải tỏa thách đố. Em khóc, nhà vua hỏi tại sao khóc, thì em trả lời: "Mẹ em chết sớm, em muốn có em mà cha em không chịu đẻđể anh em chơi với nhau. Mong được nhà vua phán bảo.

Vua và các quan cười ồ lên nói: "Mày muốn có em thì phải kiếm vợ hai cho bố mày, bố mày giống đực làm sao mà đẻ được".

Biết nhà vua và triều thần đã mắc lừa lời nói để lộ ra mình mưu mô bắt bí, em liền tấn công:

"Tâu đức vua, thế sao làng con lại có lệnh trên nuôi ba con trâu đực đẻ thành chín con để nộp nhà vua?"

Vua cười vui, thích thú vì đã gặp một bé thông minh, liền nói: "Ta thử đấy thôi, thế làng không đem trâu ấy ra thịt mà ăn à?"

Em bé vội đáp: "Làng chúng con sau khi đã nhận được trâu và gạo nếp, biết là lộc của vua ban đã làm cỗ ăn mừng với nhau rồi."

Đến đây em muốn nói thêm rằng: "Thật ra sau khi nấu xôi, mổ trâu nhiều người còn sợ không dám ăn. Tình thế lúc ấy diễn ra có hai tình trạng: một là cả làng thiếu sự đồng tâm nhất trí, vì người ăn người không ăn và như thế để xôi, thịt thừa thãi ôi thối. Em thấy thế liền nói với cha đi báo cho mọi người: "Con trâu còn sống bỗng nhiên nói em bé lập cho bản làm giao kèo, cam đoan sẽ chịu hết tội lỗi nếu nhà vua quở phạt. "

Thế là ai cũng vội vàng ra đình nhận phần của mình, cho nên đến khi vua hỏi, em bé đã nói: "Cả làng con từ già đến trẻ đều được hưởng lộc vua ban, nên reo mừng chúc nhà vua sống lâu trăm tuổi".

Câu chuyện về em bé thông minh vẫn còn được nối tiếp bằng hai sự việc nữa:

Nhà vua mang tới con chim sẻ, yêu cầu làm thành ba cỗ thức ăn. Em bé xin cha một cây kim đưa cho sứ giả yêu cầu vua rèn kim thành ba con dao để xẻ thịt chim làm cỗ.

Lúc đó vua mới phục tài em thực sự.

Một lần nữa, có sứ nước láng giềng đưa sang một con ốc rất dài, rỗng hai đầu, yêu cầu xâu một sợi chỉ mỏng xuyên qua đường vỏ ốc. Vua và triều đình bó tay, phải cầu đến em bé thông minh. Em đang mải chơi đùa nên hát mấy câu:

"Tính tình tang! Tính tình tang!

Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng

Bên thời lấy giấy mà bưng

Bên thời bôi mỡ kiến mừng kiến sang..."

Viên quan trở về tâu với vua làm theo lời bé quả nhiên sợi chỉ sâu qua con ốc một cách dễ dàng. Sứ giả nước láng giềng phục tài, bỏ ý đồ xâm lược. Nhà vua phong cho em làm Trạng Nguyên. Nhưng Trạng chưa thể mặc được áo, mũ vua ban vì còn bé quá.

Qua câu chuyện này, em rất thích thú vì tuy chỉ là một chú "bé con" nhưng em bé này đã có những khả năng suy luận và mưu trí thật không thua kém nhiều người lớn tuổi, thậm chí em bé còn có những sáng kiến mà người lớn không nghĩ ra được! Do đó truyện "Em bé thông minh" cho em tự tin và tự hào về tuổi thơ Việt Nam hơn, cho em ao ước sẽ có nhiều dịp may để trau dồi trí tuệ và trở thành người giỏi giang, sau này có thể giúp ích cho nước nhà trong những khi quê hương nguy khôn!

- Hết -

11 tháng 12 2016

Đề 1 :

Sáng nay khi vừa bước chân ra chỗ để xe, em đã lén nghe được cuộc tranh cãi kịch liệt giữa chị xe đạp, anh xe máy và anh ô tô. Chẳng là nhà tôi mới mua thêm chiêc ô tô, mọi người hay sử dụng nhiều hơn nên mới xảy ra cuộc tranh cãi này.

Chị xe đạp bao giờ cũng là người dậy sớm. Mỗi khi thức dậy chị vươn vai, cố ghé mình vào khe cửa để đón những tia nắng ấm áp đầu tiên, khoan khoái nói: "Chà chà! Thế là một ngày làm việc mới lại bắt đầu rồi!". Vô tình anh xe máy cũng bị đánh thức, quá tức giận anh ta vừa ngáp vừa cười nhạo nghễ:

- Gớm! Dù ngày mới có đến thì cũng chẳng có ý nghĩa gì với loại xe đạp cũ kĩ như chị...!

Chị xe đạp quay quắt ra vẻ tức giận lắm:

- Cái gì mà cũ kĩ? Anh thì có gì hơn tôi?

Anh xe máy còn khoái chí cười to hơn:

- Cổ hủ! Quá cổ hủ! Chị đi chậm rì rì, đâu như tôi vừa nhanh lại vừa bảnh trai!

Nói rồi anh ta giơ vành xe sáng loáng ra rồi nói tiếp:

- Thấy chưa! Tôi được sơn màu bạc quý phái từ đầu đến chân. Đã thế tôi có động cơ chạy êm ru, ăn đứt cái bàn đạp lỗi thời của chị. A! Mà chị có muốn gặp các bạn của tôi không? Nào là SH, Space, Vespa... toàn là xe "xịn"!

Anh ô tô cũng thức dậy, cất tiếng nói vọng sang

- Có chuyện gì mà sáng sớm cãi nhau um sùm thế? - A, hóa ra hai anh chị đang cãi nhau - Anh chị như nhau cả thôi! Tranh luận làm gì cho mệt! Tôi đây mới là nhất này.

Anh xe máy và chị xe đạp trố mắt, anh ô tô lại tiếp lời:

- Tôi được trang trí điều hòa, lò sưởi, máy nghe nhạc, gương. Chà chà! Ngồi lên tôi mà lướt đi trên phố thì chỉ có mà an tâm, lại còn được những ánh mắt thèm muốn nhìn theo mà thôi! Trông tôi hoành tráng thế cơ mà!

Anh xe máy huýt một cái:

- Hoành tráng thật đấy! Xì! Có mà hoành tráng "béo" thì có. Trong giờ cao điểm thì loại xe "đồ sộ" như cậu đố mà qua được đấy! Nhẹ nhàng như tôi đây thì mới lướt được này, lúc như thế anh thử xem ai được ưa chuộng hơn ai.

Chị xe đạp nghe thấy cũng bực tức và lên giọng rằng:

- Các anh hơi quá đáng rồi đấy! Các anh tuy đi nhanh, nhưng thử nhìn lại dằng sau xem, các anh xả khói phì phì, ô nhiễm môi trường. Không có tôi thì làm gì có hình ảnh những dạy phố thanh bình. Tôi góp phần làm cho môi trường thêm xanh - sạch - đẹp. Người thanh lịch luôn lấy tôi làm lựa chọn hàng đầu.

Xe máy và ô tô cs vẻ như hiểu ra chuyện, ô tô phân trần rằng:

- Thôi từ giờ chúng ta không cãi nhau nữa, tôi nhận thấy tất cả đều có ích, không ai hơn ai mà cũng chẳng ai kém ai. Xe máy cũng có lợi ích mà tôi và xe đạp không thể có, xe đạp cũng có lợi ích mà xe máy và ô tô không thể có. Vì vậy từ hôm nay chúng ta sẽ yêu thương tôn trọng lẫn nhau, cùng cố gắng làm tốt nhiệm vụ của mình để phục vụ lợi ích của con người.

Cả ba xe im lặng ra vẻ đồng ý. Tôi bước xuống lấy chiếc xe đạp, đạp đến trường, trong lòng có một cảm giác vui sướng đến lạ thường. Tôi không ngờ phương tiện giao thông cũng có ý thức đến như thể. Tôi thấy mình phải cố gắng học tập tốt, cố gắng giữ gìn phương tiện của mình, để nó gắn bó với tôi được lâu hơn.

Tham khảo nha , chúc bn hok tốt !

11 tháng 12 2016

c.mơn

16 tháng 10 2016

2,3)

 Câu chuyện cổ tích Em bé thông minh đề cao phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú. Những người nông dân khi xưa tuy không mấy ai được cắp sách đến trường nhưng những kinh nghiệm, những kiến thức họ có được là nhờ có cuộc đời, trường học của họ là trường đời.Bằng các tình huống bất ngờ, truyện đã đem lại cho người đọc, người nghe những tiếng cười vui vẻ, thú vị.1)Trong mỗi lần được thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố. Lần thứ nhất: đố lại viên quan bằng một câu đố tương tự (ngựa một ngày đi được mấy bước?). Lần thứ hai: tạo tình huống để vua tự nói ra sự phi lí trong yêu cầu của mình đối với dân làng. Lần thứ ba: đố lại nhà vua. Lần thứ tư: dùng kinh nghiệm dân gian để giải đố. Điều đáng chú ý là khi giải đố, em bé đã không dựa vào các kiến thức sách vở mà sử dụng các kiến thức ngay trong thực tế đời sống. Với những câu đố không thể có lời giải, em bé đã đẩy chính người đố vào thế bí, khiến cho cả người ra câu đố, người chứng kiến (và nhất là các thính giả của câu chuyện) bị bất ngờ, thán phục, làm bật ra tiếng cười vui vẻ.
16 tháng 10 2016

1)

  Em cảm thấy em bé trong bài là người rất thông minh. Không chỉ vậy mà cách cư sử của em sau 4 thử thách mà vưa ban cho. Em là người xử lí tình huống nhanh và trí tuệ thông minh. Em biết noi sao cho đúng lễ phép, nói thắng thắn với vua. Em đã được tiếp xúc với xã hội nên em có trí tuệ và phẩm chất khiến những người khcas phải ngưỡng mộ.

4 tháng 11 2016

cái đó dễ mà bn

haha

4 tháng 11 2016

mk đăng lên chứ lười làm lắm!

17 tháng 2 2021

Một trong những phương diện quan trọng của lòng yêu nước đó là phải biết giữ gìn và yêu quý tiếng mẹ đẻ, nhà văn Pháp An-phông-xô Đô-đê đã truyền tải chân lý đó trong truyện ngắn nổi tiếng "Buổi học cuối cùng". Truyện viết về buổi học cuối cùng bằng tiếng Pháp ở một trường làng vùng An-dát, bên cạnh giá trị về lòng yêu nước và yêu tiếng nói của dân tộc truyện đã xây dựng thành công hai nhân vật là thầy giáo Ha-men dạy tiếng Pháp và chú bé Phrăng qua những cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.

Truyện được kể bằng chính nhân vật chú bé Phrăng, một cậu bé vốn sợ việc học, đi học muộn lại sợ bị quở mắng, sợ thầy Ha-men hỏi bài trong khi không thuộc hết một chữ. Trong đầu cậu bé ấy thoáng ý nghĩ trốn học ra đồng nội rong chơi, nhưng kì lạ thay là dù có nhiều yếu tố ngoại cảnh đầy cám dỗ dụ chú bỏ học đi chơi nhưng chú lại cưỡng lại được, "ba chân bốn cẳng chạy đến trường". Phrăng không chỉ cảm thấy mình khác thường mà khi đi qua trụ sở xã chú đã thấy tin chẳng lành từ bảng dán cáo thị, rồi khi đến nhà thầy Ha-men cậu nhận ra một sự yên tĩnh, vắng lặng đến bất thường. Ngỡ tưởng khi đi vào lớp trong sự ổn định và yên lặng đó Phrăng sẽ phải nhận sự chú ý của mọi người và lời quát mắng của thầy Ha-men, thế nhưng việc đó cũng nằm ngoài tưởng tượng của cậu bé. Trong lớp học ngày hôm ấy hoàn toàn yên tĩnh, thầy Ha-men mặc trang trọng hơn mọi khi, thầy cũng dịu dàng và nhẹ nhàng chưa từng thấy qua, vẻ mặt mọi người hiện rõ buồn rầu. Chỉ khi nghe thầy Ha-men nói "Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con...Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con" chú bé Phrăng mới ngỡ ngàng nhận ra nguyên do của tất cả những khác thường trong ngày hôm nay, choáng váng, Phrăng nhận ra mình "mới biết viết tập toạng", tự giận mình vì đã bỏ phí thời gian học tập, trốn học đi chơi, ngay trong lúc đó Phrăng cảm thấy vô cùng ân hận, xấu hổ và tiếc nuối. Điều tiếc nuối nhất có lẽ là thầy Ha-men, Phrăng quên luôn những lần thầy phạt vụt thước kẻ, cậu cảm thấy "tội nghiệp thầy", lúc này cậu bé mới thấm thía những lời khuyên của thầy, trân trọng việc học tiếng Pháp, cậu cũng chưa bao giờ thấy thầy của mình lớn lao đến thế. Có thể thấy cậu bé Phrăng ham chơi tinh nghịch là vậy nhưng bản chất của cậu hồn nhiên, biết lẽ phải, yêu quý thầy giáo, yêu tiếng của dân tộc mình.

"Buổi học cuối cùng" là một truyện ngắn hay và cảm động, tác phẩm đã phản ánh được niềm tự hào về tiếng Pháp và lòng yêu nước của người dân Pháp nói chung và của thầy giáo Ha-men, cậu bé Phrăng nói riêng. Hai nhân vật thầy Ha-men và cậu bé Phrăng được An-phông-xơ Đô-đê khắc họa chân dung cả ngoại hình lẫn nội tâm chính xác và tinh tế đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng người đọc.