K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2021

?

29 tháng 10 2021

Nêu cảm nghĩ về tình mẹ con trong văn bản Mẹ Tôi đấy ạ ;-;

27 tháng 12 2020

'' Công cha như núi thái sơn            Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra                                   Một lòng thờ mẹ kính cha             Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con ''                                                   Đúng như câu nói trên khi có cha , mẹ , con cái thì mới tạo thành một gia đình . Cha mẹ luôn là người dạy dỗ , nuôi ta khôn lớn , giúp ta sau này sẽ trở thành một người có ích trong xã hội . Nhưng lại có những đứa con không chỉ ko báo hiếu mà lại còn quên đi ơn của cha me , đấng sinh thành của chúng ta . Thông qua văn bản mẹ tôi chúng ta thấy rằng En-ri-cô đã cãi lời mẹ của mình , làm cho người mẹ đâu buồn khiến người bố cảm thấy như có một nhát dao đâm vào tim mình vậy. Chúng ta nếu ai còn có cha mẹ xin hãy trân trọng họ và yêu mến họ , đừng bao giờ làm họ buồn lòng . Mà nếu ai đã phạm sai lầm xin hãy xin lỗi họ , bởi vì cha mẹ ko cần gì hết chỉ cần ta bik yêu thương họ , sau này làm nhiều việc tốt , báo hiếu trả ơn cho họ thế là đủ. Đừng bao giờ tái phạm như En-ri-cô.

 

 

 

28 tháng 12 2017

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.

Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

tk mk nha

28 tháng 12 2017

 BÀI LÀM

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, người mẹ có vai trò lớn lao và tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất, nhưng không phải khi nào ta cũng ý thức được điều đó. Bài văn Mẹ tôi của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi trích trong cuốn sách Những tấm lòng cao cả được viết dưới hình thức một bức thư là một bài học sâu sắc và cảm động về đạo làm con.

Truyện kể về chú bé En-ri-cô đã tỏ ra thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà. Buồn bã và tức giận, bố chú đã viết cho chú lá thư này. Bức thư thể hiện thái độ, tình cảm và suy nghĩ của người bố. Đó là thái độ bất bình trước lỗi lầm của đứa con và tình cảm trân trọng mà ông dành cho vợ mình nói riêng và những người mẹ nói chung. Qua đó, tác giả khẳng định sự thiêng liêng của tình mẫu tử. Dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào, tình mẫu tử cũng làm cho cuộc sống nhân loại trở nên bất diệt.

Tác giả không thuật lại cụ thể việc En-ri-cô đã thiếu lễ độ với mẹ ra sao, nhưng chắc là cậu bé đã xúc phạm đến mẹ nên người bố mới viết thư để cảnh cáo và dạy bảo con trai mình.

Trước hết, người bố tỏ thái độ buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim và tức giận vì đứa con trong phút chốc đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của người mẹ kính yêu.

Để những lời dạy bảo thêm thấm thía, người bố đã nhắc lại lần En-ri-cô bị ốm nặng mẹ đã phải thức suốt đêm chăm sóc, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!… Ông nhấn mạnh đến tình thương yêu con vô hạn của người mẹ. Công lao của mẹ đối với con thật lớn lao! Cha thương con nhưng nghiêm khắc. Còn mẹ thương con bằng tấm lòng hiền hậu, bao dung. Vì thế mà con cái thường quyến luyến với mẹ hơn. Từ thuở còn trứng nước, mẹ cưu mang con chín tháng mười ngày. Rồi lúc sinh con, mẹ phải một mình vượt cạn với nguy hiểm khôn lường. Tháng ngày, mẹ chắt chiu dòng sữa nuôi con đến hao gầy thân xác. Con khỏe mẹ vui, con trái gió trở trời, mẹ thức trắng đêm chăm sóc cho con từng miếng ăn viên thuốc. Bằng lời ru ngọt ngào, mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng giữa những trưa hè oi ả hay trong những đêm đông lạnh giá. Đứa con lớn dần lên trong vòng tay ấp ủ của mẹ hiền. Mẹ dạy con tiếng nói đầu tiên. Mẹ dìu con những bước đi chập chững đầu tiên. Công lao sinh thành, dưỡng dục của mẹ sánh ngang với sông sâu, biển rộng.

Điều người bố không ngờ là đứa con dám xúc phạm đến mẹ, người sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

26 tháng 12 2021

 Mẹ hi sinh

26 tháng 12 2021
Bn Tạ Đăng Việt oi, mik biết cái đó nhưng đừng nhắn vô đây!
7 tháng 10 2020

Mẹ tôi là bài văn dưới dạng một bức thư của nhà văn Ét-môn-đô dơ A-mi-xi (I-ta-li-a). Thư của người bố gửi cho con trai là En-ri-cô. En-ri-cô đã ghi lại trong một trang nhật kí đề ngày "Thứ năm, ngày 10 tháng 11". Chỉ một lá thư ngắn ngủi mà chứa đựng bao nhiêu nỗi niềm, bao nhiêu tâm trạng. Đọc bài văn, lá thư của người bố gửi cho con, chúng ta hiểu và thấm thìa bao nhiêu bài học vể tình cảm gia đình, nhất là về thái độ ứng xử của con cái đối với mẹ, cha.

Bài văn kể lại câu chuyện khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô nói với mẹ đã "nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ". Người cha đã "để ý" đến điều đó và ông vô cùng tức giận. Ngay ở phần đầu bức thư, ông đã răn đe : "Việc như thế không bao giờ con dược tái phạm nữa". Rồi ông bày tỏ tâm trạng : "Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy". Nỗi đau tinh thần – sự buồn bã và tức giận – được ví với một tình huống khốc liệt: "nhát dao đâm vào tim", chứng tỏ nỗi lòng người cha vô cùng đau đớn, vừa buồn vừa giận con, vừa xót xa, thất vọng vì đứa con đã không xứng với tình yêu và niềm trông đợi của ông. Trái tim ông như rỉ máu. Ông đau đớn tưởng chừng không sống nổi.

Nhưng người cha ấy vẫn cố giữ bình tĩnh, giảng giải cho con điều hay, lẽ phải. Qua lời thư của ông, chúng ta hiểu mẹ của En-ri-cô rất mực yêu thương con : "cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con…! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con !". Rõ ràng, mẹ của En-ri-cô cũng như bao người mẹ khác trên thế gian này đã yêu thương, chăm sóc nuôi dạy con cái bằng tất cả tấm lòng, sức lực, hi sinh tất cả hạnh phúc và cuộc sống của mình cho con cái. Tinh mẫu tử của con người thật thiêng liêng, cao cả biết nhường nào.

Vì thế, sau những dòng thư vừa kể chuyện vừa ngợi ca tình yêu của người mẹ với En-ri-cô, bố của chú bé đã phân tích sâu sắc mối quan hệ ruột thịt, gắn bó sâu nặng giữa hai mẹ con En-ri-cô : "Trong đời, con có thể trải qua những ngày buồn thảm, nhưng ngày buồn thảm nhất tất sẽ là ngày mà con mất mẹ. Khi đã khôn lớn…, có thể có lúc con sẽ mong ước thiết tha được nghe lại tiếng nói của mẹ, được mẹ dang tay ra đón vào lòng. Dù có lớn khôn, khoẻ mạnh thế nào đi chăng nữa, con sẽ vẫn tự thấy mình chí là một đứa trẻ tội nghiệp, yếu đuối và không được chở che…". Người cha của En-ri-cô đã dự cảm, giả định bao tình huống để khẳng định một chân lí, một quy luật muôn đời rằng tình mẹ con, sự gắn bó giữa mẹ và con vô cùng khăng khít, bén vững mãi mãi trong thời gian và suốt cuộc đời con người. Thật düng như lời một bài hát quen thuộc mà tuổi trẻ Việt Nam ta thường hát : "Cha mẹ là lá chắn, che chờ suốt đời con…". Công lao nuôi nấng, dạy dỗ cũng như tình cảm yêu thương của cha mẹ, trước nhất là người mẹ đối với con cái thật không bút nào tả xiết được.

Vì thế, bố của En-ri-cô đã nghiêm khắc cảnh tỉnh lỗi lầm của cậu con trai bằng những lời thật da diết : "Con sẽ cay đắng khi nhớ lại những lúc đã làm cho mẹ đau lòng… Lương tâm con sẽ không một phút nào yên tĩnh…". Thậm chí ông nói cực đoan rằng : "Bố rất yêu con, En-ri-cô ạ,… nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ…". Lời thư nhẹ nhàng mà tha thiết, không quát tháo, không mắng mỏ, nhưng đọc lên nghe đau nhói cả cõi lòng. Đọc những lời này, chắc cậu bé học sinh người I-ta-li-a ấy hối hận vô cùng. Còn chúng ta, trong đời, ai chẳng đã một lần phạm lỗi khiến mẹ phiền lòng, cha tức giận, thì khi đọc những lời văn này, chắc cũng thấy nôn nao, ân hận. Chúng ta thử đoán xem, điểu gì đã khiến cho En-ri-cồ "xúc động vô cùng" khi đọc thư của bố ? Có phải vì bố đã gợi lại những kỉ niệm đẹp giữa mẹ và chú bé ? Hay vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố ? Hay cũng còn là vì những lời nói chân tình, xuất phát từ tình yêu, từ lòng mong muốn đứa con mau chóng trưởng thành,… của người bố gửi tới con ? Hay còn vì những lí do nào khác nữa ?

Điều thú vị là những điều răn dạy quý báu ấy người bố của En-ri-cô không trực tiếp nói bằng lời mà lại nói qua một bức thư. Chúng ta có thể hiểu thế này dược chăng : Tình cảm sâu sắc thường tế nhị và kín đáo, nhiều khi không thể nói trực tiếp được. Nói bằng văn bản, ý tứ được chi tiết hơn, sự sắp xếp được chặt chẽ hơn.

Hơn nữa, viết thư tức là chỉ nói riêng cho người mắc lỗi biết, vừa giữ được sự kín đáo tế nhị vừa không làm người mắc lỗi mất đi lòng tự trọng. Đây cũng là bài học về cách ứng xử trong cuộc sống gia đình cũng như trong nhà trường và xã hội.

14 tháng 6 2018

1. Trường học là một thế giới diệu kỳ, là nơi thắp sáng những ước mơ, cũng là nơi nuôi dưỡng nó. Bước qua cánh cổng trường là chúng ta bước vào thế giới tri thức với vô vàn những điều mới lạ và kì thú. Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. 
Sự kì diệu ở đây không phải là một phép nhiệm màu nào đó của bà Tiên hay ông Bụt. Không phải là thứ đặc biệt mà trần gian không có. Không phải là thứ biến hóa từ vật này sang vật khác. Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua. 
Ở nơi gọi là diệu kì ấy có cả niềm vui thất bại, có cả những điều bất ngờ xảy ra. Và đặc biệt hơn, ở đây rèn luyện cách cảm nhận niềm vui, cảm nhận sự thăng hoa của cuộc đời. Cũng là nơi cho ta biết cách chấp nhận sự thất bại cho dù thất bại làm cho tình thần hoảng loạn, thiếu tự tin. Giúp chúng ta đứng dậy sau khi ngã. 
Trong thế giới kì diệu ấy, chúng ta có cả một kho tàng kiến thức nhân loại. Ta có thế biết về nguồn gốc của loài người, biết về những đức hi sinh cao cả đã đổi lại cuộc sống thanh bình cho ta ngày hôm nay. Nó cũng giúp ta hiểu được những điều bí ẩn của thế giới tự nhiên, cho ta những đáp án cho các câu hỏi “vì sao”. 
Nơi kì diệu đó có thể bồi dưỡng tâm tư tình cảm của chúng ta. Nơi đó cho ta một màu xanh hi vọng mỗi khi ta buồn hay chán nản. Cho ta một niềm tin tuyệt đối vào bản thân để ta không cảm thấy xấu hổ hay tự ti về mình. Nó cũng khuyên ta nên đón nhận những điều tốt đẹp mà cuộc sống ban tặng, rũ bỏ những u buồn những xấu xa ra khỏi tâm hồn. Rồi ta biết cứng rắn hơn, mạnh mẽ hơn, kiên cường hơn. Ta cũng hiểu được câu nói “Cuộc sống là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” 
Và đặc biệt , thế giới kì diệu ấy cho ta những người cha người mẹ dạy dỗ, yêu thương ta, những người bạn luôn sẻ chia vui buồn. Trong lá thư “Xin thầy hãy dạy cho con tôi” gửi cho thầy hiệu trưởng của tổng thống Mỹ A-Lin-côn đã khẳng định rằng trường học sẽ mang lại mọi thứ cho con người. Và với tôi trường học luôn luôn là thế giới kì diệu.

7 tháng 11 2021

Help me ?!!

7 tháng 11 2021

Helpppp ME😢😢

12 tháng 8 2021

Tham khảo:

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

16 tháng 8 2021

Cảm ơn bạn nha

5 tháng 8 2021

Tham khảo:

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.

20 tháng 8 2021

Trong ngày đầu tiên khai trường, không chỉ người con mà người mẹ cũng có những lo âu, hồi hộp, tựa như mẹ là người cũng phải đến trường. Những lo âu ấy đã cho thấy sự hi sinh cao cả của người mẹ đối với con.

Trước ngày khai trường, mẹ đã chuẩn bị cho con mọi hành trang để con bước vào thế giới mới. Đó là cái thế giới mà mẹ không thể bên con mãi như những ngày qua. Mẹ đã sắm cho con những thứ cần thiết để ngày mai con đến trường, từ quần áo, giày dép, nón đến cặp sách, tập vở: “Việc chuẩn bị quần áo mái, giày nón mới, cặp sách mới, tập vở mới, mọi thứ đâu đó đã sẵn sàng, khiến con cảm nhận được sự quan trọng của ngày khai trường”. Khi người con đãyên giấc ngủ thì người mẹ vẫn còn làm nốt những công việc trong ngày và không quên: “đắp mền cho con, buông mùng, ém góc cẩn thận”. Mọi hôm, khi con đã ngủ thì mẹ “lượm những chiếc xe thiết giáp dưới gầm ghế, cạnh chân bàn, những chú rô-bốt bằng nhựa đứng ngồi khắp nơi, và giữa nhà là đoàn quân thùdàn trận trong một cuộc chiến tranh Sư Tử - Khủng Long mà ngày nào con cũng bày ra”.

Nhưng hôm nay là ngày đặc biệt, là cái ngày mà chỉ cồn một đêm nữa con sẽ trở thành “học sinh lớp Một rồi”. Do vậy, những công việc ấy con đã làm giúp mẹ, con làm với sự tự giác của người sắp trở thành học sinh lớp Một. Mẹ không biết làm gì nữa nhưng mẹ vẫn không ngủ, đơn giản vì mẹ không ngủ được. Cái cảm giác ngày mai đứa con mình đến trường lần đầu tiên khiến mẹ lo lắng, bồn chồn. Trong khi người mẹ còn thức đó để “nhìn con ngủ một lát, rồi mẹ đi xem lại những thứ đã chuẩn bị cho con”, thì con đã chìm trong giấc ngủ vì “trong lòng con không có mối bận tâm nào khác ngoài chuyện ngày mai thức dậy cho kịp giờ”.

Tuy nhiên, mẹ không ngủ được không phải chỉ vì mẹ lo lắng cho việc ngày mai con đến trường mà chính ngày khai trường của con đã gợi lại cho mẹ những kỉ niệm không thể nào quên trong cái ngày đầu tiên đi học của chính mẹ. Đó là những kỉ niệm đã ăn sâu vào lòng mẹ và nó lại được gợi ra mỗi khi có những dịp như thế. “Cứ nhắm mắt lại là dường như vang lên bên tai tiếng đọc bài trầm bổng”. Những kỉ niệm của người mẹ giờ trở thành thực tế của con vào ngày hôm sau.

Người mẹ như muốn nói với con, muôn khắc ghi những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến trong ngày khai trường vào lòng con: “Mẹ muốn nhẹ nhàng, cẩn thận và tự nhiên ghi vào lòng con. Để rồi bất cứ một ngày nào đó trong đời, khi nhớ lại, lòng con lại rạo rực những cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến”. Cứ ngỡ những lời này mẹ nói với con, nhưng không phải, đó là lời mẹ nói với chính mình, mẹ đang tự ôn lại những kỉniệm của tuổi thơ mẹ. Những kỉ niệm ấy đã tạo nên một ấn tượng sâu đậm trong lòng người mẹ: “Ngày mẹ còn nhỏ, mùa hè nhà trường đóng cửa hoàn toàn, và ngày khai trường đúng là ngày đầu tiên học trò lớp Một đến trường gặp thầy mới, bạn. mới. Cho nên ấn tượng của mẹ về buổi khai trường đầu tiên ấy rất sâu đậm” và kỉ niệm ấy vẫn sống mãi trong lòng người mẹ đến bây giờ: “Mẹ còn nhớ sự nôn nao, bồi hồi khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi hốt hoảng khi cổng trường đóng lại, bà ngoại đứng bên ngoài cánh cổng như đứng bên ngoài cái thế giới mà mẹ vừa bước vào”. Lời kể của mẹ như một sự luyến tiếc pha lẫn chút tự hào, đồng thời sâu xa trong lòng mẹ, mẹ muốn con mình hãy khắc sâu những kỉ niệm mà con sẽ trải qua và sẽ trở thành quá khứ.

Lời diễn đạt của tác giả đã thể hiện được những điều thầm kín, sâu xa nhất trong tâm tư, tình cảm của người mẹ đối với con trong ngày đầu tiên con đến trường.