K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2020

Sương, sương móc, móc (Hán-Việt: lộ thủy) là các thuật ngữ để chỉ những giọt nước nhỏ xuất hiện trên các vật thể vào buổi sáng sớm hay có khi là buổi chiều, kết quả của sự ngưng tụ. Sương được tạo ra từ hơi ẩm của khí quyển đọng lại thành dạng giọt nước sau một ngày nắng ấm. Hạt sương xuất hiện trong đêm trên mặt những vật thể bị hao nhiệt. Ở nhiệt độ thấp, khí trời không chứa được hơi ẩm như trước khiến lượng hơi nước dư ra phải đọng lại (ngưng tụ). Khi nhiệt độ tiếp tục hạ thấp thì hạt sương cấu tạo sẽ trong dạng nước đá gọi là sương muối.

Hình thành

Sương thường xuất hiện vào những đêm quang mây, gió nhẹ, nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao. Trong thời tiết như vậy, bức xạ hiệu dụng mạnh, nhiệt độ các cảnh vật trên mặt đất hạ thấp. Không khí tiếp xúc với chúng bị lạnh và hơi nước ngưng kết lại thành các giọt nước bám vào cảnh vật ấy.

Nước sẽ ngưng tụ thành các giọt nhỏ phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm tương đối của không khí. Nhiệt độ và độ ẩm tương đối mà tại đó các giọt nước có thể hình thành được gọi là điểm sương. Khi nhiệt độ bề mặt giảm xuống, đạt tới điểm sương, hơi nước trong khí quyển ngưng tụ để tạo thành các giọt nhỏ trên bề mặt. Quá trình này phân biệt sương với các dạng khí tượng thủy văn khác, được hình thành trực tiếp trong không khí bằng cách làm lạnh nó tới điểm sương (thông thường xung quanh các nhân ngưng tụ) như sương mù hay mây. Tuy nhiên, các nguyên lý nhiệt động lực học của sự hình thành là giống như nhau.

Yếu tố tụ sương

Một vật thể sẽ hao nhiệt khi nó mất nhiều nhiệt lượng vì bức xạ hồng ngoại phát ra nhiều hơn là năng lượng nhận được dưới dạng bức xạ mặt trời. Trường hợp này rõ nhất vào những đêm trời quang mây. Điều kiện thứ hai là khi một vật có độ dẫn nhiệt kém thì phần năng lượng mất đi từ lớp trên sẽ không được thay thế từ nhiệt năng của các lớp sâu ấm hơn nên lớp trên cùng sẽ lạnh đủ để tụ sương.

Các vật thể thích hợp cho sự hình thành sương vì thế là những vật dẫn nhiệt kém hay bị cách biệt ít nhiều khỏi mặt đất. Những vật thể với bề mặt phi kim loại hay được che phủ như là lớp mạ ánh kim là những vật thể với bức xạ tia hồng ngoại kém. Các điều kiện thời tiết thích hợp bao gồm trời quang mây và ít hơi nước trong phần cao của khí quyển để giảm thiểu các hiệu ứng nhà kính và độ ẩm thích hợp của không khí gần mặt đất. Đêm có sương điển hình thường được coi là những đêm tĩnh gió vì gió sẽ đẩy khí nóng từ các tầng không khí trên xuống làm giảm lạnh ở tầng dưới. Nếu khí quyển là nguồn chính của hơi ẩm, thì một lượng thông gió nhất định vẫn là cần thiết để thay thế hơi nước đã ngưng tụ. Tốc độ gió tối ưu cao nhất có thể thấy trên các đảo khô cằn. Tuy nhiên, nếu đất ẩm cận kề là nguồn chính của hơi nước thì gió luôn luôn là bất lợi cho sự hình thành sương.

Các nguyên lý hình thành sương không chỉ hạn chế áp dụng về đêm và ở ngoài trời. Điển hình là khi một người đeo cặp mắt kính bước vào một không gian mới và gặp luồng khí ấm và ẩm thì "sương" sẽ tụ trên cặp kính đó. Một số quy trình công nghiệp được căn cứ trên nguyên lý đó. Tuy nhiên, thuật ngữ thường dùng trong những trường hợp đó là ngưng tụ chư không phải tụ sương.

Tác động

Vì phụ thuộc vào cân bằng bức xạ, nên lượng sương có thể đạt được tối đa trên lý thuyết là khoảng 0,8 mm mỗi đêm. Tuy nhiên, rất hiếm khi lượng đó vượt quá 0,5 mm. Phần lớn các vùng khí hậu trên thế giới, lượng sương trung bình hàng năm rất nhỏ so với lượng mưa. Trong những khu vực với mùa khô đáng kể, các dạng thực vật như địa y hay thông non có thể thu lợi từ sương. Riêng sa mạc Atacama và sa mạc Namib là hai vùng đất chủ yếu nơi sương mù là nguồn tưới chính vì gần như không có mưa.

17 tháng 11 2021

Tham khảo

- Nơi tiếp giáp giữa các đầu xương gọi là khớp.

- Có 3 loại khớp là: khớp động, khớp bán động và khớp bất động

 

Khớp động

Khớp bán động

Khớp bất động

Mức độ vận động

Cử động dễ dạng

Cử động hạn chế

Không cử động được

Cấu tạo

Hai đầu có lớp sụn trơn, bóng. Ở giữa có dịch khớp và dây chằng

Phẳng, hẹp. Giữa hai đầu xương có đĩa sụn

Có đường nối giữa hai xương là hình răng cưa sít với nhau

Ví dụ

Khớp ở tay, chân

Khớp ở các đốt sống

Khớp ở hộp sọ

17 tháng 11 2021

Tham khảo:

1.Khớp xương là nơi tiếp giáp giữa các đầu xương cấp sự nâng đỡ cơ học, được phân loại theo cấu trúc và chức năng.

2.

- Phân loại khớp theo cấu trúc:

Đây là cách phân chia khớp theo loại mô liên kết của các xương với nhau. Với cách phân loại này, có bốn loại khớp chính, bao gồm:

+ Khớp xơ: là khớp kết nối các xương thông qua mô liên kết. Khớp này thường rất dày và giàu các sợi Collagen.

+ Khớp sụn: là khớp kết nối các xương bằng sụn. Có hai loại khớp sụn phổ biến là: khớp sụn thứ cấp và khớp sụn nguyên phát.

+ Khớp hoạt dịch: là khớp không nối các xương trực tiếp lại với nhau. Xương có các khoang hoạt dịch và được kết nối bằng mô liên kết. Để đảm bảo sự linh hoạt của khớp, khớp hoạt dịch thường có sự liên kết với dây chằng.

+ Khớp mặt: đây là mặt phẳng giữa các xương cột sống có nhiệm vụ hỗ trợ và kiểm soát các chuyển động ở vị trí này.

- Phân loại khớp theo chức năng:

+ Khớp bất động: Đây là các khớp cố định trong suốt thời gian tồn tại và phát triển. Khớp bất động điển hình là các khớp ở giữa các xương sọ.

+ Khớp bán chuyển động: Khớp này còn được gọi là khớp sụn. Chúng có nhiệm vụ kết nối và giữ chặt hai đoạn xương lại với nhau. Vị trí khớp bán chuyển động nằm phổ biến nhât là ở các đốt sống.

+ Khớp chuyển động: Hay hoạt dịch là khớp chứa các chất hoạt dịch lỏng nhằm hỗ trợ cho việc di chuyển khớp mà không gây ra ma sát, tổn thương. Đây là khớp phổ biến nhất trong cơ thể con người, bao gồm khớp vai và khớp gối…

- Phân loại theo cấu trúc sinh học:

Khớp xương cũng có thể được phân loại dựa trên giải phẫu hoặc đặc tính cơ học sinh học của nó. Theo phân loại giải phẫu, thường bào gồm các loại sau:

+ Khớp đơn giản: là khớp kết nối hai bề mặt xương lại với nhau. Cụ thể như: khớp vai, khớp hông.

+ Khớp hợp chất: là khớp có ba hoặc nhiều bề mặt khớp nối lại như: khớp cổ tay.

+ Khớp phức tạp: đây là khớp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều khớp nối cùng một cấu trúc khác. ví dụ như: khớp gối.

Chức năng :Phần lớn các khớp trong cơ thể người có chức năng di chuyển để hỗ trợ các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, một số khớp chỉ có nhiệm vụ kết nối và ổn định xương như khớp ở hộp sọ.

Một vàu chức năng cụ thể của khớp như sau:

- Hoạt dịch là khớp phổ biến nhất trong cơ thể con người có thể giúp cơ thể di chuyển tự do. Bao quanh khớp hoạt dịch là vô số mô sợi hoặc các viên nang khớp. Các viên nang này có chứa đầy chất lỏng nhằm bôi trơn và giảm ma sát giữa các xương với nhau.

- Khớp cầu có chức năng hỗ trợ chuyển động xoay và chuyển động linh hoạt của xương. Trong đó, vai và hông là hai khớp hình cầu phổ biến nhất.

- Khớp cầu lồi tuy là khơp không thể xoay tròn nhưng lại rất linh hoạt trong chuyển động trục. Khớp cầu lồi cụ thể như: khớp hàm và khớp ngón tay.

- Khớp trượt là khớp cho phép xương di chuyển qua lại. Ví dụ như: Khớp mắt cá chân, khớp cổ tay.

- Khớp bản lề có chức năng như một chiếc bản lề cho phép xương cso thể uốn cong.

26 tháng 12 2017

 Động mạch thì dày hơn, chắc, đàn hồi, thành phần cơ nhiều (cùng tùy đm, có nhiều loại: Đm cơ, đm chun) phù hợp với việc co bóp, đẩy máu đi đến các cơ quan, máu đi liên tục, tốc độ nhanh. 
Tĩnh mạch thành mỏng hơn, cũng có nhiều loại tĩnh mạch, đàn hồi, co dãn; ngoài ra ở 1 số tĩnh mạch còn có van như các t/m ở chi dưới, phù hợp với chức năng dẫn máu từ các tổ chức về tim. Tĩnh mạch không co bóp như động mạch, máu đi liên tục nhưng tốc độ chậm. 
Mao mạch thì thành rất mỏng, nhỏ,tiết diện bé có khi chỉ gồm 1 lớp tế bào, cũng có nhiều loại mao mạch. Với loại mao mạch làm nhiệm vụ dinh dưỡng cho cơ quan thì thành còn có các lỗ, cửa sổ mao mạch để phù hợp trao đổi chất dinh dưỡng, có cơ thắt tiền mao mạch để máu lưu thông chậm, ngắt quãng phù hợp với chức năng trao đổi chất dinh dưỡng. Có loại mao mạch để nối thông giữa các đ/m, đ/m vs tĩnh mạch thì thành kín, không có lỗ, không có cơ thắt tiền mao mạch, máu lưu thông liên tục. 

26 tháng 12 2017

-động mạch: 
+thành gồm 3 lớp(mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) dày hơn tĩnh mạch 
+ lòng trong hẹp hơn tĩnh mạch 
+ dẫn máu từ tim đến TB 
- tĩnh mạch: 
+thành gồm 3 lớp(mô liên kết, cơ trơn, biểu bì) mỏng hơn động mạch 
+lòng trong rộng hơn động mạch 
+có van 1 chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực 
+dẫn máu từ TB đến tim 
- mao mạch : 
+nhỏ và fân nhánh nhiều 
+ chỉ gồm 1 lớp biểu bì 
+lòng trong hẹp 
+trao đổi chất vs TB 

Câu1: Phân biệt các bộ phận của hệ thần kinh về mặt cấu tạo và chức năng?

Hệ thần kinh bao gồm bộ phận trung ương và bộ phận ngoại biên.

 

Cấu tạo

Bộ phận trung ương

Gồm não bộ và tủy sống. Não được bảo vệ trong hộp sọ, tủy sống bảo vệ trong ống xương sống.

Bộ phận ngoại biên

Gồm dây thần kinh và các hạch thần kinh.

Hệ thần kinh được phân thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.

 

Chức năng

Hệ thần kinh vận động

Điều khiển sự hoạt động của cơ vân, là hoạt động có ý thức.

Hệ thần kinh sinh dưỡng

Điều hòa hoạt động của các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản, là hoạt động không có ý thức.

12 tháng 3 2023

1.Cấu tạo 

Hệ thần kinh:

- Bộ phận trung ương 

+Não 

+ Tủy sống 

- Bộ phận ngoại biên 

+ Dây thần kinh  

+ Hạch thần kinh 

2. Chức năng 

- Hệ thần kinh vận động 

+ Điều khiển sự hoạt động của cơ vân

+ Là hoạt động có ý thức 

VD: Cầm bút,  đi tiểu,...

- Hê thần kinh sinh dưỡng 

+ Điều hòa các cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản 

+ Là hoạt không có ý thức 

VD: Tim đập, dạ dày co bóp,...

 

19 tháng 8 2016

mạch gỗ (xilem) và mạch rây (fioem) gồm các tế bào chuyên hóa với chức năng vận chuyển 

các chất trong cây. tuy nhiên cấu tạo của chúng có nhiều điểm khác nhau, cụ thể là : 


_bao gồm: 

+mạch gỗ : bao gồm mạch ống và quản bào 

+mạch rây: bao gồm ống rây và tế bào kèm 


_đặc điểm tế bào : 

+mạch gỗ : gồm các tế bào chết, không có màng và các bào quan. vách tế bào được linhin 

hóa nên bền chắc. đầu cuối và vách bên có các lỗ nhỏ 

+mạch rây: gồm các tế bào sống, có màng và các bào quan. tế bào rây không nhân,tế bào 

kèm có nhân và nhiều ti thể. 



đặc điểm cấu trúc : 

+mạch gỗ : các tế bào nối với nhau thành ống rỗng dài từ rễ lên lá. các ống xếp sít sát nhau 

sao cho các lỗ bên của chúng thông với nhau tạo mối liên hệ ngang giữa các ống. 

+mạch rây: chỉ các tế bào rây nối với nhau qua bản rây có nhiều lỗ nhỏ tạo thành dòng liên 

tục. các tế bào kèm không thông với nhau

Mạch gỗ gồm các quản bào và mạch ống đều là những tế bào chết khi chúng thực hiện chức năng mạch dẫn. chúng trở thành các ống rỗng, không có màng, không có các bào quan. Các đầu cuối và vách bên đục thủng lỗ. Vách được linlin hóa bền chắc chịu được áp lực của dòng nước hên trong. Chúng nối với nhau thành những ống dài từ rễ lên đến tận các tế bào nhu mô của lá, tạo thuận lợi cho dòng vận chuyển nhựa nguyên di chuyển bên trong. Các ống xếp sít nhau cùng loại (quản bào - quản bào, mạch ống - mạch ống) hay khác loại (quản bào - mạch ống) theo cách lỗ bên của một ống sít khớp với lỗ bên của ống bên cạnh, đảm bảo cho dòng vận chuyển bên trong được liên tục nếu một số ống nào đó bị hư hỏng hay bị tắc và cũng là con đường cho dòng vận chuyển ngang.

 

: Trình bày các chức năng của tế bào, hình dạng và kích thước một số loại tế bào.Câu 2: a, Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.            b, Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật.Câu 3: a, Hãy chỉ ra điểm khác nhau về lượng tế bào chất và kích thước nhân của tế bào mới hình thành và tế bào trưởng...
Đọc tiếp

: Trình bày các chức năng của tế bào, hình dạng và kích thước một số loại tế bào.

Câu 2: a, Nêu cấu tạo và chức năng các thành phần của tế bào.

            b, Phân biệt được tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực; tế bào động vật và tế bào thực vật.

Câu 3: a, Hãy chỉ ra điểm khác nhau về lượng tế bào chất và kích thước nhân của tế bào mới hình thành và tế bào trưởng thành.

             b, Hãy cho biết số lượng tế bào được tạo ra sau 1, 2, 3,…n lần phân chia từ một tế bào ban đầu.

             c, Em hãy đưa ra một số lưu ý về dinh dưỡng, chế độ tập luyện và nghỉ ngơi để cơ thể mình có thể phát triển một cách tối đa.

Câu 4: Trình bày về đặc điểm của cơ thể sống, cơ thể đa bào và đơn bào. Lấy ví dụ.

Câu 5: Trình bày các cấp tổ chức của cơ thể đa bào, khái niệm mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể. Lấy ví dụ

1
20 tháng 10 2021

tham khảo

- Vách tế bào : làm cho tế bào có hình dạng nhất định

- Màng sinh chất : bao bọc ngoài chất tế bào

- Chất tế bào : là chất keo lỏng , trong chứa các bào quan như lục lạp

- Nhân : điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào

- Không bào : chứa dịch tế bào

20 tháng 10 2021

câu 1

16 tháng 5 2017

Có các loại thân biến dạng là :

- Thân củ : cây su hào , cây khoai tây , ...

- Thân rễ : cây dong ta , cây gừng , ...

- Thân mọng nước : cây xương rồng , ...

Bấm ngọn, tỉa cành nhằm kìm chế sự phát triển cành lá, ngọn...để cây tập trung chất dinh dưỡng vào phát triển sản phẩm của cây (vd: hoa, quả...). Theo mình, những loại cây lấy quả(cây mít, cây cà phê...) thì nên tỉa cành nhiều, các cây bấm ngọn thì các cây dây leo(mồng tơi...).