protein bậc mấy thể hiện bản chất sinh học? vì sao?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
-Bản chất mối quan hệ giữa gen và protein:
+ Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit tring mạch mARN thông qua quá trình phiên mã
+ Trình tự cac nucleotit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein thông qua quá trính dịch mã
+ Như vậy, thông qua mARN, giữa gen và protein có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thể là gen mang thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp
- Nói protein tạo nên (hay biểu hiện thành) các tính trạng của cơ thể vì:
+ Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên các bộ phận của tế bào, từ đó hình thành nên các đặc điểm giải phẩu, hình thái mô, cơ quan, hệ cơ quan và cơ thể
+ Protein tạo nên các ezim có chức năng xúc tác cho các phản ứng sinh hóa xảy ra trong quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể
+ Protein tạo nên phần lớn các hoocmon có vai trò điều hòa quá trình trao đổi chất trong tế bào và cơ thể
+ Protein tạo kháng thể cí vai trò bảo vệ cơ thể chông lại các vi khuẩn, virut gây bệnh
+ Protein tham gia vận chuyển chất, tạo ra sự vận động của tể bào và cơ thê
+ Protein còn là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể
-> Như vậy, protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
Câu 2:
- Bản chất mối quan hệ giữa gen và ARN: Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit trong mạch mARN thông qua quá trình phiên mã
- Bản chất mối quan hệ giữa ARN và protein: Trình tự các nucleotit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein thông qua quá trình dịch mã
- Như vậy: thông qua mARN, giữa gen và protein có mối quan hệ mật thiết với nhau, cụ thế là gen mang thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp
Câu 3:
mARN là cấu trúc trung gian trong mối quan hệ của gen và protein vì:
+ Gen mang thông tin quy định cấu trúc của protein cần tổng hợp tồn tại ở trong nhân tế bào là chủ yếu, còn protein chỉ được hình thành ở chất tế bào, chứng tỏ giữa gen và protein có mối quan hệ với nhau thông qua một cấu trúc trung gian nào đó
+ Thông qua quá trình phiên mã mà trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của gen quy định trình tự các nucleotit trong mạch mARN
+ Thông qua quá trình dịch mã mà trình tự cac nucleotit trong mạch mARN quy định trình tự các axit amin trong cấu trúc bậc 1 của protein
+ Như vậy, thông qua mARN, gen có thê chuyển giao thông tin di truyền lưu giưc dưới dạng trình tự cac nucleotit thành thông tin về cấu trúc của protein
Khi thực hiện chức năng, protein có cấu trúc bậc 3 và bậc 4 (cấu trúc không gian ba chiều)
Vì chỉ khi đạt tới cấu trúc bậc ba, protein mới xuất hiện các liên kết như liên kết disulfid, liên kết hydro, liên kết ion, lực tương tác Van der Waals và domain cấu trúc. Nhờ những cấu trúc này mà protein ổn định hơn trong môi trường, quy định tính chất của protein, đặc biệt là tính tan và hoạt tính xúc tác của protein. Cấu trúc bậc 3 còn tạo nên trung tâm hoạt động của phần lớn các loại enzym. Sự thay đổi cấu trúc bậc ba dẫn đến sự thay đổi hướng xúc tác của enzym hoặc mất khả năng xúc tác hoàn toàn. Sự hình thành các domain trong phân tử protein tạo ra khả năng tương tác linh hoạt giữa các đại phân tử, khả năng cơ động, dịch chuyển tương ứng giữa những bộ phận trong quá trình thực hiện chức năng sinh học.
+ostrogen có thể đi qua lớp kép photpholipit vì estrogen là 1 loại lipit
+Protêin qua màng bằng cách xuất nhập bào vì protein là phân tử có kích thước
quá lớn
+ Ion đi qua kênh protêin vì nó tích điện
+Oxi đi qua lớp photpholipit vi nó là phân tử nhỏ, không phân cực
+ estrogen, testosterone có thể đi qua lớp kép photpholipit vì đây là lipit
+ protêin,mARN qua màng bằng cách xuất nhập bào vì protein là phân tử có kích thước lớn
+ Ion đi qua kênh protêin vì ion tích điện
+ C6H12O6 phân cực, có kích thước lớn: khuếch tan qua kênh prôtêin xuyên màng
+ vitamin A (tan trong dầu): hòa tan trực tiếp trong lớp lipit kép và khuếch tán qua màng tế bào
Protein bậc 3 và 4 thể hiện bản chất sinh học
Vì: Tính đặc trưng của prôtêin được thể hiện ở cấu trúc bậc 3 (cuộn xếp theo kiểu đặc trưng cho từng loại prôtêin), bậc 4 (số lượng và số loại chuỗi axit amin).