viết bài thu hoạch về mối quan hệ giữa con người với con người
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Từ truyện ngắn Tầng hai, ta có thể rút ra mối quan hệ giữa con người với con người, về quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại như sau:
+ Đầu tiên, qua câu truyện ngắn này, ta có thể thấy trong xã hội hiện đại, con người ngày càng xa cách với nhau hơn do nhiều yếu tố. Như Phan - nhân vật trong truyện cùng gia đình chủ nhà cô thuê sống trên tầng hai, dù ở chung một nhà nhưng họ cứ như không quen biết nhau, mỗi một tầng nhà là một khoảng trời riêng, ai sống thế nào thì vẫn cứ vậy. Cũng do họ không thân thiết và do có sự khác biệt lớn trong tính cách và cách sống nên chuyện không hòa hợp được với nhau cũng là điều bình thường. Nhưng điều ấy hoàn toàn có thể thay đổi được nếu chúng ta chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan ngại ngùng đứng chân cầu thang định lên thăm gia đình tầng hai nhưng lưỡng lự và được họ mời lên nhà.
+ Phan cũng là một đại diện cho những lớp trẻ ngày nay, muốn tương lai rộng mở nên lên thành phố lập nghiệp. Cuộc sống buồn tẻ, lặp lại lặp lại và còn cô đơn hơn khi chứng kiến những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình người khác khiến cô nhớ nhà và thấy tủi thân. Tuy nhiên, họ luôn không có ý định về quê mà luôn tìm kiếm hạnh phúc ở thành phố ồn ào, náo nhiệt này. Nhưng khi chứng kiến khung cảnh tuy nhỏ hẹp nhưng hạnh phúc của gia đình tầng hai khiến Phan cảm thấy hạnh phúc đơn gian hơn cô tâm niệm. Từ đó có thể thấy ở thời hiện đại, chúng ta luôn nghĩ xa đến những điều tận đẩu tận đâu mà không biết rằng hạnh phúc đơn giản luôn hiện hữu ngay trước mắt chúng ta.
+ Về mối quan hệ giữa con người với con người: Trong xã hội hiện đại, có thể thấy rằng do nhiều yếu tố mà con người đang ngày càng cách xa nhau hơn. Dù ở chung một nhà như Phan hay gia đình sống trên tầng hai của câu chuyện, hay sống cùng xóm, cùng thành phố, chúng ta vẫn thường không quan tâm và trò chuyện nhiều với nhau. Có thể do tính cách ngại ngùng, có thể do lối sống quá khác biệt, hay cũng có thể do cuồng quay của công việc khiến con người luôn trong trạng thái mật mỏi. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi tình trạng này bằng cách chủ động hơn và hòa đồng hơn như cách Phan đến thăm gia đình tầng hai và được mời lên nhà. Chúng ta nên học cách quan tâm người khác hơn và tạo nhiều mối quan hệ hơn với mọi người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp.
Truyện ngắn Tầng hai của Nguyễn Minh Châu đã khắc họa một bức tranh hiện thực về mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại. Đó là một mối quan hệ phức tạp, đầy mâu thuẫn và cạm bẫy.
Mối quan hệ giữa con người với con người trong xã hội hiện đại ngày càng trở nên xa cách và lạnh lùng. Mọi người đều bận rộn với cuộc sống của riêng mình, không có thời gian để quan tâm đến nhau. Họ sống trong những thế giới riêng biệt, không giao tiếp với nhau, không hiểu nhau. Điều này dẫn đến sự cô đơn, lạc lõng và vô nghĩa trong cuộc sống của mỗi người.
Quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại cũng thay đổi rất nhiều so với trước đây. Trước đây, hạnh phúc được coi là một trạng thái tâm lý bình yên, hài lòng với cuộc sống. Nhưng ngày nay, hạnh phúc được coi là một trạng thái kiếm được nhiều tiền, có một cuộc sống giàu sang, quyền lực. Đây là một quan niệm hạnh phúc rất sai lầm. Hạnh phúc không phải là những thứ vật chất bên ngoài. Hạnh phúc là một trạng thái tâm lý bình yên, hài lòng với cuộc sống, được sống với những người mình yêu thương.
Truyện ngắn Tầng hai đã gửi gắm một thông điệp sâu sắc về mối quan hệ giữa con người với con người và quan niệm hạnh phúc trong xã hội hiện đại. Chúng ta cần sống chậm lại, quan tâm đến nhau nhiều hơn, tìm kiếm hạnh phúc trong những điều giản dị nhất của cuộc sống.
Henry David Thoreau từng nói rằng "Thiên đường ở dưới chân ta cũng như ở trên đầu ta". Đó chính là thiên nhiên, ngay từ khi sinh ra con người đã có một sợ dây vô hình gắn kết với thiên nhiên trên trái đất này. Ngay từ khi con người xuất hiện, thiên nhiêm mang đến nguồn sống vô tận cho con người như không khí, lương thực, nước uống... Nhờ vậy mà con người có thể tồn tại đến ngày hôm nay. Thiên nhiên còn nuôi dưỡng và chữa lành cho tâm hồn của con người. Ngồi dưới bóng râm trong một ngày đẹp trời và ngắm nhìn phong cảnh xung quanh chính là sự nghỉ ngơi hoàn hảo nhất. Thiên nhiên không phụ bất kỳ ai nên những người tìm đến sẽ thấy lòng được an yên, tự tại. Thiên nhiên còn là mạch nguồn cho sự sáng tạo của con người được cất cánh bay cao trên những trang viết mãi lưu truyền đến ngàn đời. Vì vậy, mỗi chúng ta cần học các trân trọng và bảo vệ thiên nhiên.
Tham khảo:
Từ bao đời nay, thiên nhiên là nguồn sống vô tận của con người, những nguồn tài nguyên, lương thực, thực phẩm,... đều do thiên nhiên cung cấp. Con người càng lúc càng văn minh, càng tiến bộ đã tự mình tạo nên nhiều sản phẩm. Muốn làm được những điều ấy, con người rất cần sự giúp đỡ của thiên nhiên, từ đó ta lại càng thấy sự ích lợi của thiên nhiên nhiều hơn.
Xưa kia con người cần mặt trời chỉ để sưởi ấm và chiếu sáng nay con người cần mặt trời để làm nguồn năng lượng quan trọng trong sản xuất và đời sống. Rừng xanh giờ đây không chỉ là nguồn lâm sản dồi dào với những cây gỗ quý, những cây thuốc chữa bệnh mà còn là nguồn điều hòa lũ lụt, là lá phổi khổng lồ để cho con người hít thở. Những dòng thác gầm réo, những con suối trong mát, những dòng sông cuồn cuộn chảy không chỉ là một bức tranh phong cảnh mà còn là con đường giao lưu, nguồn thủy sản, hơn thế nó còn là nguồn cung cấp điện năng khổng lồ. Hơn nữa, thiên nhiên còn rất cần cho đời sống tinh thần của con người. Sau những ngày tháng làm việc vất vả cực nhọc trong phòng làm việc, trong nhà máy, ở trong thành phố chật hẹp đầy khói bụi, con người đến với thiên nhiên sẽ cảm thấy vô cùng sảng khoái, thiên nhiên sẽ giúp con người tái tạo lại sức khỏe, niềm vui sống và nhiệt tình lao động. Đôi khi được nhìn ngắm màu xanh của lá, nghe tiếng suối róc rách bên rừng, vui đùa trên bãi biển cũng đã khiến cho tâm hồn con người lấy được sự thư thái và thanh thản. Nhìn đóa hoa nở, ngắm cảnh chân trời, con người cũng có thể cảm nhận một niềm vui lớn quên hết những phiền muộn ưu tư.
Chính thiên nhiên đã làm cho tâm hồn con người trở nên cao rộng mênh mông như trời như biển. Vẻ đẹp của thiên nhiên còn đem đến cho con người khát vọng suy nghĩ về cái đẹp và sáng tạo nên cái đẹp cho mình. Cái đẹp của một cảnh bình minh, một cảnh hoàng hôn,… làm xao xuyến bao nghệ sĩ để tạo nên thơ, ca, nhạc, họa. Nhà khoa học từ thiên nhiên mà rút ra những quy luật của sự sống để từ đó mà sáng tạo nên những công trình phục vụ cho cuộc sống con người.
(link liên kết: https://vietjack.me/hay-viet-bai-van-nghi-luan-ve-moi-quan-he-giua-con-nguoi-voi-tu-nhien-167971.html)
Bài thơ đã giúp em thấy được sự giao hòa giữa thiên nhiên và con người. Giữa vũ trụ vô cùng vô tận ta càng thấy được sự nhỏ nhoi của kiếp người với nỗi sầu, nỗi cô đơn vì nhớ quê hương da diết.
Anh đã nghĩ rằng: Khi ta làm việc, ta với công việc là một, sao lại gọi là một mình được.
+ luôn yêu và mong muốn được làm việc.
Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin trình bày bài thảo thảo luận hôm nay về vấn đề sau: Từ truyện Chí Phèo (Nam Cao), em hãy bàn về sức mạnh của tình yêu thương giữa con người với con người.
Chúng ta vẫn nhắc đến Chí Phèo như một truyện ngắn xuất sắc nhất của tài năng nghệ thuật Nam Cao. Cũng từ sáng tác này, chúng ta còn được chứng kiến một điều kì diệu trong cuộc sống - sức mạnh của tình yêu thương con người.
Chí Phèo từng là một đứa trẻ bị bỏ rơi. Vốn là người thật thà, tốt tính đi làm thuê cho nhà Bá Kiến. Thế nhưng vì sự ghen tuông vô lí của mình, Bá Kiến đã đẩy Chí Phèo vào tù. Bảy, tám năm sau Chí Phèo ra tù nhưng giờ đây hắn không còn là con người như trước. Hắn tìm đến nhà Bá Kiến để trả thù. Hắn trở thành một tên lưu manh, biến chất. Từ cái dáng hình đáng sợ: “trông đặc như thằng săng đá! Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết. Hắn mặc cái quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh, đầy những vết chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế, trông gớm chết...”. Đến cách ăn vạ thật đáng sợ: lấy mảnh chai vỡ mà cào vào mặt, vừa cào vừa lăn lộn. Từ một thằng lưu manh, chế độ phong kiến mà đại diện là Bá Kiến đã hoàn thành nốt quá trình tha hoá để biến Chí thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Cùng với những chuỗi ngày dài chìm trong men say là những ngày hẳn đã phá đi biết bao ngôi nhà, làm chảy máu và nước mắt của biết bao người lương thiện. Hắn làm tất cả những việc đó trong khi say, hắn không nhận thức được rằng mình đang trượt dài xuống vực thẳm và người ta đang lảng tránh hắn như lảng tránh một con vật đáng sợ nào đó.
Đọc những trang đầu của Chí Phèo, khó có thể hình dung được sẽ có lúc nhân vật chính của truyện - một con người bao nhiêu năm đắm mình trong men rượu, con qủy dữ của làng Vũ Đại lại có thể thức tỉnh cả phần xác và linh hồn. Khó hình dung hơn nữa khi Chí được đánh thức bởi một mụ đàn bà xấu ma chê quỷ hờn. Và không thể tin nổi khi chính người đàn bà xấu xí ấy lại mang trong mình lòng tốt bình thường mà cả làng Vũ Đại không ai khác có được. Bát cháo hành nóng hổi với những cử chỉ, lời nói thô vụng của thị Nở đã đánh thức trong Chí phần “Người” lương thiện bị vùi lấp lâu nay. Không thể ngờ con người mới hôm qua còn đi đốt nhà, bắt vật, rạch mặt ăn vạ lại có thể tỉnh táo nhận ra nhịp sống thường ngày, có thể khóc, có thể sống dậy những cảm xúc tê dại bấy lâu nay, có thể yêu và khao khát được trở lại cuộc sống lương thiện. Điều đáng nói hơn, đánh thức Chí không phải là sức mạnh của quyền lực từ bá Kiến, cũng không phải là sức mạnh được mang đến từ những người dân làng Vũ Đại mà là lòng yêu thương ngây thơ, thuần phác trong con người Thị.
Thực ra không phải đến Nam Cao, sức mạnh của tình yêu thương con người mới được khai phá. Trước ông, văn học thế giới đã có V. Hugo - nhà văn lãng mạn bậc nhất của Pháp thế kỉ XIX viết hàng loạt các tiểu thuyết ngợi ca lòng thương yêu giữa con người với con người. Tuy nhiên, phải thấy rằng Nam Cao đã nhìn nhận vấn đề đó bằng nhãn quan hiện thực sắc bén và chính điều đó khiến chúng ta tin tưởng rằng sức mạnh của tình yêu thương con người là sức mạnh hiện hữu giữa cuộc đời thực.
Từ câu chuyện thức tỉnh của Chí Phèo, có thể thấy tình yêu thương giữa người với người là sức mạnh có khả năng cảm hoá, giáo dục con người một cách nhanh chóng, mạnh mẽ. Trong thực tế cuộc sống, nhiều lần chúng ta đã bắt gặp sức mạnh đó, ở người thầy hết lòng yêu thương học trò, dù đó là đứa học trò ngỗ ngược, ở người cảnh sát trại giam luôn cảm thông và sẵn sàng giúp đỡ các phạm nhân cải tạo. Tình cảm yêu thương chân thành đã lay động và kêu gọi thức tỉnh phần lương tri bị vùi khuất phía sau bao tội lỗi, cứu vớt bao con người khỏi sa xuống vực thẳm đau thương. Tình yêu thương đưa thế giới này thoát khỏi bao thảm họa diệt chủng, ươm lại trong con người niềm tin vào tương lai tươi sáng. Có nhiều cách để giành lại hạnh phúc, công bằng cho con người nhưng nếu yêu thương có thể hàn gắn mọi đau thương, xoá mờ mọi tội lỗi thì tại sao chúng ta không nhân nó lên trong mọi trái tim, không phát huy sức mạnh của nó? Có thể làm được điều đó lắm chứ!
Nhà thơ Tố Hữu từng viết rằng: Có gì đẹp trên đời hơn thế?Người yêu người, sống để yêu nhau.
Tồn tại và ngày càng phát triển - đó là quy luật của sự sống. Để phát triển, trong cuộc chiến giữa chính và tà, những thế lực phi nghĩa sẽ phổi đầu hàng trước sức mạnh chính nghĩa. Dìm con người chìm đắm trong khổ đau là bóng tối, cái ác. Vậy thì kéo con người lên khỏi bờ vực, đưa con người ra ánh sáng, lương thiện phải là tình yêu thương. Như vậy, sự tồn tại của tình yêu thương, sức mạnh của tình yêu giữa con người với con người là tất yếu, là vô địch. Chúng ta có quyền tin vào sự trường tồn mãi mãi của sức mạnh này. Chừng nào con người còn tồn tại, chừng đó tình yêu thương còn nồng nàn.
Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để bài thảo luận được hoàn thiện hơn.
Báo cáo “Đa dạng sinh học và đời sống con người” đề cập đến hiện trạng ĐDSH trên thế giới và ở Việt Nam. Cho đến nay trên thế giới ước tính có khoảng 1,4 (1,7) triệu loài đã được mô tả. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây ở vùng rừng mưa nhiệt đới Amazon Peru và các vùng rừng mưa nhiệt đới khác trên thế giới thì thậm chí con số đó ước tính còn lên tới 30 triệu loài.
ở Việt Nam đã thống kê được: 9.607 loài, thuộc 2.010 chi và 291 họ thực vật bậc cao có mạch, và 733 loài nhập nội từ nước ngoài vào, đưa tổng số loài thực vật bậc cao có mạch ở Việt Nam lên đến 10.340 loài, thuộc 2.256 chi và 305 họ. Ngoài ra, có 368 loài vi khuẩn lam, 2.200 loài nấm, 2.176 loài tảo, 481 loài rêu, 691 loài dương xỉ, 69 loài hạt trần. Có khoảng 6.000 loài cây có ích, trong đó có 3.800 loài cây thuốc. Về động vật đã thống kê được 275 loài thú, 832 loài chim, 180 loài bò sát, 80 loài ếch nhái, 472 loài cá nước ngọt, khoảng 2.000 loài cá biển. Tại Ngân hàng gen cây trồng quốc gia đang bảo quản 12.300 mẫu giống của 115 loài cây trồng nông nghiệp. Báo cáo cũng đề cập đến mối quan hệ giữa ĐDSH với tri thức bản địa. Phương pháp truyền thống và tri thức bản địa là mấu chốt của công tác bảo tồn ĐDSH và sử dụng bền vững tài nguyên sinh vật. Tầm quan trọng của mối quan hệ ĐDSH với công nghệ sinh học. Báo cáo cũng phân tích sự suy giảm đa dạng sinh học, các nguyên nhân đưa đến sự suy giảm ĐDSH dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, và đặc biệt là hoạt động của con người qua các hình thức tàn phá, phân mảnh nơi cư trú, khai thác quá mức các loài, ô nhiễm môi trường, nhập nội, độc canh cây trồng. Giá trị của ĐDSH đối với đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải trí, sinh thái và môi trường và những kết quả trong công tác bảo tồn ĐDSH, bảo tồn nguyên vị (in-situ); các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, v.v., bảo tồn chuyển vị (ex-situ); vườn thú, vườn thực vật, ngân hàng gen v,v..
Công nghệ rất hữu ích. Chúng ta trở nên năng suất hơn, bởi vì chúng ta phát minh ra công nghệ. Do đó, con người càng hứng thú hơn với các công cụ và công nghệ. Chúng giúp cuộc sống được dễ dàng hơn theo một phương cách nào đó. Điện thoại là một công nghệ rất hữu ích. Và ngày nay, người ta dành nhiều thời gian hơn để xem tivi, hay xem một cái gì đó trên điện thoại. Bởi vì điều đó làm cho họ thích thú. Con người thực sự rất sợ sự buồn chán. Con người không thích sự buồn chán. Con người muốn được tiêu khiển. Họ muốn một thứ gì đó để có thể giúp họ giải trí, một thứ gì đó làm họ hứng thú. Công nghệ cũng giúp con người học hỏi được nhiều hơn. Sách cũng là công nghệ. Như vậy, con người học hỏi từ công nghệ, con người sử dụng công nghệ để học hỏi nhiều hơn. Tất cả mọi thiết bị, ngay cả cây thước, cũng là công nghệ. Con đo cái này cái kia dài bao nhiêu. Bất cứ thứ gì con người phát minh ra đều là một phần của công nghệ. Điều đó làm nên con người chúng ta. Con người muốn phát minh, muốn tạo ra mọi thứ. Nên người ta liên tục, liên tục phát minh ra các công nghệ mới. Không bao giờ dừng lại. Bản chất của con người là khám phá, phát minh, làm cho mọi thứ tốt hơn. Đó là điều tốt. Nhưng, khi con hỏi về vấn đề này, Ta hiểu rằng con đang suy nghĩ đến việc con người ta đang ngày càng bị phụ thuộc nhiều hơn vào công nghệ và dành quá nhiều thời gian vào đó. Câu hỏi của con là một câu hỏi rất hay.Ngày nay, rất nhiều nhà xã hội học, tâm lý học, và thậm chí cả bác sĩ nghĩ rằng công nghệ đã trở thành một vấn đề cho cuộc sống. Trẻ con dành quá nhiều thời gian để chơi trò chơi điện tử và xem video, không phải để học những điều có ý nghĩa hơn.Chúng ta không thể cưỡng lại công nghệ. Chúng ta phải học cách sử dụng công nghệ, đặc biệt là những người như con, sống trong cuộc đời này và làm công việc kinh doanh. Kể cả trong lĩnh vực giáo dục, trong các trường đại học, họ cũng cần phải sử dụng công nghệ để dạy, để gửi thông tin. Không ích lợi chút nào nếu chống cự lại công nghệ.
Một điểm khác con nói rất quan trọng. Quan hệ con người được dựa vào việc giao tiếp trực tiếp với nhau, mặt đối mặt, người với người, lắng nghe và trao đổi. Điều đó làm cho cuộc sống này phong phú. Công nghệ chủ yếu giúp trao đổi thông tin, nhưng không thể tạo nên sự gần gủi. Chúng ta cần phải hiểu rằng, nếu chúng ta càng trở nên bị lệ thuộc hơn vào công nghệ thì các mối quan hệ của chúng ta càng trở nên hời hợt hơn. Để có thể học hỏi được những điều sâu sắc và ý nghĩa về cuộc sống này, mọi người cần phải tiếp xúc trực tiếp với nhau, giữa người với người, với các vị thầy, với bạn bè, để thực sự trao đổi những gì muốn học hỏi. Chúng ta cũng có thể học hỏi nhiều từ sách vở, từ máy tính. Nhưng có những thứ chúng ta chỉ có thể học từ một người khác. Do đó, điều rất quan trọng là chúng ta cần phải gặp gỡ, nói chuyện, thảo luận. Cha mẹ và con cái. Họ cần phải gặp gỡ trực tiếp. Chỉ gửi tin nhắn không thì không đủ. Chỉ gửi câu hỏi thăm đại loại như: “Bố có khoẻ không?” – “Bố vẫn khoẻ” thì không đủ. Cần phải gặp gỡ nhau trực tiếp, rất quan trọng. Như vậy, chúng ta cần thảo luận làm cách nào để sử dụng, khai thác công nghệ, đồng thời với việc xây dựng các mối quan hệ một cách sâu sắc và có ý nghĩa.
Khi kinh doanh, con cần phải cho mọi người biết mặt hàng con bán cho khách hàng là cái gì và mức giá mà người ta phải trả cho con. Và con phải thuyết phục được rằng, nếu họ mua những gì con bán, nó có thể cải thiện cuộc sống của họ. Họ trở nên đẹp đẽ hơn, khoẻ mạnh hơn, hạnh phúc hơn, một thứ gì đó tốt hơn. Điều này là tự nhiên. Xuyên suốt lịch sử của cuộc sống, con người phát triển vì họ trao đổi. Tiền tệ được phát minh để trao đổi. Con giới thiệu món hàng con bán, nếu người ta thích món hàng, người ta sẽ mua. Và đó là cách văn hoá được phát triển. Như vậy, việc mua và bán là cần thiết. Nếu không có sự mua, bán này, thế giới sẽ không được phát triển. Khi con bán một món hàng, con cần phải trình bày món hàng của con có. Và ngày nay, với công nghệ, con có thể bày hàng qua Internet, qua tivi. Đây là một phương thức nhanh hơn, dễ dàng hơn. Mọi người đều làm như thế. Và chúng ta không thể né tránh việc này. Ta nghĩ ý con hỏi là làm sao sử dụng công nghệ mà vẫn duy trì được mối quan hệ tốt với con người. Công nghệ có thể tiếp cận được hàng tỉ người, nhưng không thể giúp chúng ta gặp nhau tận mặt. Như vậy, chỉ có một số người mới có thể thực sự gặp mặt. Khi con nói chuyện trên tivi, người ta có thể nghe và xem con nói. Họ lấy được một số thông tin từ việc xem. Nhưng nếu con muốn hỏi ai một điều gì đó, muốn hiểu một điều gì đó một cách rõ ràng hơn, con cần phải gặp mặt con người đó. Chúng ta cần phải suy nghĩ một cách sâu sắc cách để có thể cân bằng hai thứ này.Ngày nay, Ta thấy giới trẻ dành quá nhiều thời gian vào màn hình, chứ không phải là việc học hỏi những điều ý nghĩa từ người này, người kia. Điều này rất nguy hiểm. Bởi vì, để có thể trở thành một người tốt, con cần phải tìm được một người tốt và học hỏi từ họ. Làm cách nào để cuộc sống con có ý nghĩa, bình an, và tự do? Con cần phải gặp một vị thầy tốt và học từ vị thầy đó. Việc học từ sách vở, công nghệ và học hỏi từ vị thầy cần phải đi cùng với nhau. Con không thể tách rời các sự học hỏi này. Trước khi có sách, người ta chỉ có thể học hỏi trực tiếp từ vị thầy: đi tìm và gặp vị thầy, đặt các câu hỏi, lắng nghe, và thực hành. Kể từ khi sách được phát minh, con người có thể đọc sách và học hỏi từ sách. Nhưng chỉ chừng đó thì chưa trọn vẹn. Vẫn cần phải gặp vị thầy của con, nếu con muốn phát triển lên tầng mức cao hơn, sâu sắc hơn trong học tập. Công nghệ cũng giống như sách, sách chính là một dạng công nghệ. Như vậy, chúng ta cần phải học hỏi từ sách vở, học hỏi từ công nghệ, từ Internet. Và chúng ta cũng cần phải học hỏi từ một vị thầy tốt. Hoặc chúng ta có thể học hỏi lẫn nhau. Mọi người ai cũng có thể học hỏi được một thứ gì đó từ những người xung quanh. Ta cũng có thể học hỏi được một điều gì đó từ các con. Khi Ta gặp các con và suy nghĩ về các con, Ta thấy rằng, à con người này không giống với những người khác, bởi vì chúng ta đều khác nhau. Nên khi Ta gặp gỡ, trao đổi và hiểu hơn về con, điều đó làm cho cuộc sống của Ta phong phú hơn, tốt hơn. Việc hiểu một người khác là rất quan trọng đối với chúng ta, trong bất cứ một nền văn hoá nào. Con đến nước Mỹ, con đến Canada, con gặp gỡ những người dân ở đó. Và con thấy họ sống khác với con. Con học được một điều gì đó từ họ. Gặp gỡ trực tiếp người khác là một việc quan trọng của chúng ta. Từ xa xưa, người ta thường tổ chức lễ hội, mời mọi người từ những địa phương khác nhau đến cùng tham dự, giải trí, nói chuyện, trao đổi thảo luận, và kể cả mua bán trao đổi các mặt hàng với nhau. Ở Việt Nam, điều đó cũng xảy ra. Trong thời gian diễn ra lễ hội, có rất nhiều người tới, trong đó có cả những vị thầy thông tuệ. Nên người ta có những chương trình khác nhau cho các đối tượng khác nhau.Như vậy, gặp gỡ và trao đổi kiến thức và thông tin là việc làm cần thiết. Không nên nghĩ rằng công nghệ là một điều gì đó tệ hại. Con không thể cưỡng lại công nghệ. Chúng ta cần phải học cách để sử dụng công nghệ. Nhưng chúng ta cũng cần phải hiểu rằng điều quan trọng là cần phải gặp gỡ và trao đổi với nhau. Và kể cả với công nghệ, chúng ta có thể sử dụng công nghệ để truyền tải những thông tin tốt, thông tin đúng cũng như ngược lại. Cũng giống như sách vở, có cuốn hay, có cuốn dở. Điều đó cũng không là ngoại lệ đối với công nghệ. Nếu con đọc cuốn sách tốt, con học được những điều hay. Nếu con đọc một cuốn sách không tốt, có thể con sẽ học được những điều xấu. Con cần phải giải thích điều này với mọi người. Một số người không có sự hiểu biết này. Như vậy, cần phải hiểu công nghệ và sử dụng công nghệ.
Trong bài tấu gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791,ở phần “ Bàn luận về phép học”, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp có viết: “Học rộng rồi tóm lại cho gọn, theo điều học mà làm”. Như vậy, cách chúng ta mấy trăm năm, La Sơn Phu Tử đã nhận ra được tầm quan trọng của phương pháp học tập kết hợp giữa lí thuyết với thực hành. Điều đó cho chúng ta biết rằng giữa hai yếu tố “học” và “hành” có mối quan hệ mật thiết với nhau không thể tách rời.
Vậy, “học” là gì? Học là quá trình tiếp thu tri thức và biến những tri thức được tiếp thu ấy thành vốn hiểu biết của bản thân. Việc học không chỉ đơn thuần thông qua việc hướng dẫn giảng dạy của thầy cô, sự truyền thụ kinh nghiệm của những người lớn tuổi mà còn thông qua sự trao đổi với của bạn bè, qua việc đọc, nghiên cứu tài liệu, sách vở và quan sát từ thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, “học” chỉ dừng lại ở khâu lí thuyết. Muốn biến những điều đã học thành thực tế, nhất thiết phải thông qua lao động thực hành.
“Hành” là những thao tác nhằm vận dụng các kĩ năng, kiến thức đã tiếp thu vào việc giải quyết những tình huống, những vấn đề cụ thể. Không một môn học nào lại không có phần thực hành.Việc thực hành thể hiện qua các bài tập sau khi vừa học lí thuyết,qua các tiết thí nghiệm thực hành các bộ môn Lý ,Hóa ,Sinh; qua các thao tác vận động ở bộ môn Thể dục.Theo La Sơn Phu Tử trình bày trong phần “ bàn luận về phép học” thì “hành” là việc vận dụng đạo lý của thánh hiền vào cuộc sống, biến những triết lý trừu tượng thành việc làm cụ thể nhằm thể hiện nhân cách, phẩm giá của con người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: ‘Học mà không hành thì học vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương hỗ giữa hai yếu tố “học” và “hành” trong cuộc sống. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở thành vô ích. Sau mỗi bài học lí thuyết là bài bài tập để củng cố, sau mỗi tiết thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì.
Đối với sĩ tử ngày xưa, đi học là để hiểu rõ Đạo. Đó là lẽ đối xử hằng ngày giữa con người với nhau. Người đi học mà không hiểu rõ đạo, không biết vận dụng đạo lý thánh hiền để cư xử với nhau mà chỉ “đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi,không còn biết đến tam cương, ngũ thường”. Chắc chắn điều đó sẽ dẫn đến kết quả “chúa tầm thường thần nịnh hót”. Và hậu quả tất yếu sẽ là “ nước mất nhà tan ”. Ngược lại, nếu mọi người biết vận dụng lẽ đạo vào trong cuộc sống thì xã hội sẽ tốt đẹp hơn nhiều. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nhấn mạnh “Đạo học thành thì người tốt nhiều,người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
Tuy nhiên việc thực hành muốn đạt đến thành công cần phải có vai trò khơi gợi dẫn dắt của lí thuyết. Những kiến thức đã học luôn có tác dụng định hướng, dẫn dắt để việc thực hành được tốt hơn. Người thực hành mà không có sự dẫn dắt của học vấn thì khó có hy vọng đạt được mục đích, chẳng khác gì một người đi trong bóng đêm mà không có ánh sáng của ngọn đuốc soi đường.Không một học sinh nào có thể làm được bài tập mà không căn cứ vào những công thức hay định lý đã học. Cũng không một ai thành công ngay ở thí nghiệm đầu tiên mà không có sự hướng dẫn thao tác của thầy cô. Qua bài tấu, để củng cố và phát huy vai trò của việc học, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã thiết tha đề nghị xin vua Quang Trung thay đổi phương pháp học tập sao cho thích hợp: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc.Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.”
Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao và “nhân tài mới lập được công. Triều đình nhờ thế cũng được vững yên”. Tóm lại, từ viếc tìm hiểu bài tấu “Bàn luận về phép học” của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp, em nhận thấy hai yếu tố “học” và “hành” đều có tầm quan trọng như nhau và quan hệ mật thiết cùng nhau. “Học” có vai trò dẫn dắt việc “hành” và “hành” có tác dụng củng cố khắc sâu và hoàn chỉnh việc “học”. Từ đó, em phải thay đổi phương pháp học tập sao cho đúng đắn, biết kết hợp vận dụng tốt cả hai yếu tố “học” và “hành” để nâng cao trình độ học vấn của bản thân và áp dụng linh hoạt vào thực tế.