8Viết đoạn văn nghị luận theo cách qui nạp triển khai câu chủ đề:"Mỗi người phải rèn cho mình tính khiêm tốn"(TỪ 8 đến 10 câu) Giúp mình nha
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Khiêm tốn là thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử; luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Nhất là trong học tập và đời sống, người biết khiêm tốn sẽ nhận được nhiều sự tương trợ, chia sẻ từ người khác, giúp cho bản thân không ngừng tiến bộ, tình cảm với mọi người được khăng khít, bền chặt. Người có đức tính khiêm tốn luôn được người khác kính trọng và yêu mến. Ngược lại, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu căng, khoe mẽ, tự cao tự đại không những hiểu biết của bản thân bị cạn hẹp mà còn luôn bị người khác khinh ghét và xa lánh. Tài năng thường được tỏa sáng trong im lặng; sự kém cỏi thường tự lan tỏa bằng âm thanh. Sự kiêu căng có thể làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng vốn có ở con người chính là tính khiêm tốn. Khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Hiểu được điều đó, mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.
Văn bản “Tức nước vỡ bờ” trích tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố là một văn bản tiêu biểu trong thời kì mấy giờ nói về người phụ nữ có đầy tinh nhần mạnh mẽ, và đồng thời giản ánh sự cực khổ của của những người nông dân trong xã hội cũ bị Thực Dân Pháp xâm lược. Trong văn bản người mà đã để lại ấn tưởng sâu sắc trong tôi đó là nhân vật chị Dậu. Chị một lòng muốn bảo vệ chính người chồng của mình một cahc chu đáo nhất (nấu cháo cho chồng ăn, quạt cho chồng ngủ, rón rén ân cần, để ý chồng ăn có ngon miện không..). Chị là người vợ thương yêu chồng hết mực, sẵn sàng đánh trả bọn Cai Lệ để bảo vệ chồng. Tuy đó là tên tay sai chuyên nghiệp và đầy hung bạo lòng lan giả thú và sẵn sàng gây tội ác để đạt được mục đích của mình. Nó chính là hiện thân của bộ mặt tàn ác bất nhân bất nghĩa của xã hội thực dân phong kiến đương thời. Chị Dậu là người phụ nữa có tinh thanahf phản kháng mạnh mẽ. Được thể hiện rõ qua thái độ của chị. Ban đầu chị một mực van xin với lời lẽ cam chịu: Bẩm ông, xưng cháu, chị dám đỡ lấy tay. Sau đó tên Cai Lệ bịt vào ngực chị Dậu, chị liều mạng cự lại bằng lí: Chồng tôi đau ốm ông không được phép hành hạ. Lời nói cảnh báo với tư thế ngang hàng qua cách xưng hô: Tôi – ông. Và khi tên Cai Lệ đạp vào mặt chị và sấn đến trói anh Dậu. Và chị đã cự lại bằng lực, chị nghiến hai hàm răng nói “ Mày trói chồng cho bà mày xem”. Những lời lẽ của bà đầy sự thách thức và đanh đá và mạnh mẽ. Chị Dậu khi đó hiện lên thật là đẹp. Với tinh thần phản kháng. Qua câu nói “ Thà ngồi tù chứ không để chúng làm tình làm tội”. Qua đó cho ta thấy chị là người phụ nữa giàu lòng yêu thương ông, có sức sống mạnh và một tinh thần chiến đầu mạnh mẽ tiềm tàng.
Tham khảo:
Bác Hồ sống rất giản dị. Bác Hồ- vị cha già của dân tộc Việt Nam, những công lao to lớn của minh Bác đã đưa con thuyền độc lập dân tộc cập bến bờ. Bác Hồ chính là một tấm gương mà chúng ta noi theo, không chỉ vì sự hy sinh của Bác mà còn học tập lối sống giản dị của Người. Được nghe nhiều câu chuyện kể về Bác, thấy được bác là giản dị trong việc ăn, mặc, ở. Bác mặc bộ ka-ki đã bạc màu, đôi dép cao su mà " Bác đi từ thuở chiến khu Bác về". Bữa cơm đạm bạc " cháo bẹ, rau măng", và nơi ở của Bác cũng rất đơn sơ, mộc mạc. Không chỉ vậy, mà Bác còn giản dị trong tác phong, trong lối viết lách, nói chuyện. Tạo nên sự gần gũi hơn với mọi người xung quanh. Điều đó cũng là điều mà khiến Bác được mọi người yêu quý và kính trọng.
Tham khảo :
Ca Huế hình thành từ dòng ca nhạc dân gian với ca nhạc cung đình, nhã nhạc trang trọng uy nghi có thần thái của ca nhạc thính phòng. Ca Huế thể theo hai dòng lớn là điệu Bắc và điệu Nam với trên 60 tác phẩm thanh nhạc và khí nhạc. Thú nghe ca Huế tao nhã, đầy sức quyến rũ. Đến đây du khách sẽ được ngồi trên những con thuyền rồng trên sông Hương mà các vua chúa xưa hay ngự. Trong khoang thuyền dàn nhạc rất đa dạng gồm đàn tranh, đàn nguyệt, tỳ bà, nhị, đàn tam, xênh... Những cây đàn ấy được các nhạc công chơi một cách hết sức thuần thục và điêu luyện. Các nhạc công, ca công còn rất trẻ, nam mặc áo the, quần thụng đầu đội khăn xếp, nữ vận những chiếc áo dài. Về đêm, sông Hương trở nên huyền hoặc hơn, ánh đèn điện hắt xuống dòng sông như tráng một lớp ánh bạc, gió mơn man, dìu dịu như xoa nhẹ lòng du khách, thuyền bồng bềnh trôi giữa dòng chở đầy khách và các ca công,nhạc công. Các nhạc công dụng các ngón đàn khá chau chuốt như ngón nhấn, ngón mổ, day, búng, ngón phi, ngón rãi những khúc ca tiếng nhạc lúc khoan, lúc nhặt làm nên tiết tấu xao động tận đáy hồn lữ khách. Không gian như lắng đọng, thời gian như ngưng lại, chỉ có lòng du khách đang thả hồn cùng tiếng hát mê ly... và chợt nhận ra rằng đằng sau cái giọng ca ngọt ngào ấy là nội tâm phong phú của người con gái Huế, âm thầm kín đáo và cũng rất đỗi tinh tế. Như vậy, những điều trên đã chứng tỏ rằng nghe ca Huế là một thú tao nhã.