Bai tho Me om Moi hom me thich vui choi Hom nay me chang noi cuoi duoc dau La trau kho giua coi trau Truyen Kieu gap lai tren dau bay nay .
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Bài thơ Cảnh khuya được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đặc điểm: + Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn) + Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt) + Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4. Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.
- Ngắt nhịp: Cảnh khuya: Câu 1. ¾; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.
- Sự trầm ngâm, suy tư bởi vẻ đẹp của trăng. Qua đó, tác giả còn thể hiện được lòng yêu nước qua câu thơ cuối.
- Cảnh khuya được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
+ Số tiếng trong mỗi câu : 7 tiếng
+ Số câu trong bài thơ : 4 câu
+ Cách gieo vần : chữ cuối ở câu 1 , 2 , 4 ( vần a )
+ Câu 1 nhịp 3 / 4 , câu 2 và 3 nhịp 4 /3 , câu 4 nhịp 2 / 5
- Cảm xúc bao trùm của bài thơ :
+ Sự say đắm trước vẻ đẹp của thiên nhiên của tác giả
+ Lỗi lo lắng cho vận mệnh đất nước của tác giả
Nhớ like nhé !
Hai câu sau: Cách thưởng thức trăng của nhà thơ.
“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia”
* Một cách xử lí rất nghệ sĩ, lãng mạn, ngắm trăng bằng cả tấm lòng, bằng tình yêu tha thiết, chân thành. Hai câu thơ cho thấy sự giao hòa tuyệt đối của con người với trăng.
* Cấu trúc đăng đối: nhân – song – nguyệt, đã cho thấy sự giao hòa tuyệt đối giữa Hồ Chí Minh và trăng.
* Biện pháp nhân hóa cho thấy vầng trăng và Bác có mối gắn bó thân thiết, trở thành tri âm, tri kỉ từ lâu.
- Người tù đã chủ động tìm đến thiên nhiên, bày tỏ tình yêu thiên nhiên. Người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài song sắt nhà tù để khán minh nguyệt, tức là để giao hòa với vầng trăng đang tỏa mộng giữa trời.
- Vầng trăng trong bài Ngắm trăng cùng vượt qua song sắt nhà tù để đến ngắm nhà thơ trong tù. Vậy là cả người và trăng cùng chủ động tìm đến nhau, giao hòa cùng nhau, ngắm nhau say đắm.
- Cấu trúc đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật tình cảm song phương đều mãnh liệt của cả người và trăng.
* Cấu trúc câu lí giải:
- Không: rượu, hoa, không gian.
- Có: trăng đẹp, tâm hồn đẹp.
=> Qua đó, thể hiện chí lớn của Bác: một người có tâm hồn lớn và bản lĩnh lớn.
+ Tâm hồn lớn: biến tất cả cái không thành cái có. Chỉ cần có sự hiện diện của trăng và tâm hồn nghệ sĩ sẽ làm cho tất cả những cái không thành cái có. Và tạo thành cái sang cho cuộc thưởng trăng. Trong phút giây, nhà tù bỗng trở thành lầu vọng nguyệt.
+ Bản lĩnh lớn: người tù cách mạng không hề bận tâm về những xiềng xích, đói rét, muỗi rệp, ghẻ lở… của chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, luôn để cho tâm hồn mình “đối diện đàm tâm” với vầng trăm tri âm.
=> Đó là sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ – thi sĩ Hồ Chí Minh. Phía này là nhà tù đen tối, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, của bầu trời tự do, lãng mạn làm say lòng người. Giữa hai thế giới đối cực đó là song sắt nhà tù. Nhưng trước cuộc đàm tâm này, song sắt nhà tù trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm, tri kỉ đến với nhau. Đó chính là tinh thần thép.
- Ngắm trăng vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, vừa thể hiện được sức mạnh tinh thần to lớn, bản lĩnh vững vàng của người chiến sĩ vĩ đại đó. Vì vậy có thể nói, đằng sau những câu thơ đó lại là một tinh thần thép mà biểu hiện ở đây là sự tự do nội tại, phong phú, ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo của nhà tù.
h/ả Hai câu đầu:
+sử dụng điệp từ"vẫn"
-> thể hiện hình ảnh bất khuất, kiên cường, nghiêng ngang
->gợi tâm thế lạc quan, nghiêng ngang của người chiến sĩ cách mạng
h/ả Hai câu cuối:
+Là lời thề của người chiến sĩ cách mạng"còn sống còn chiến đấu, ý chí đó ko gì có thể bẻ gãy."
Chín tháng mười ngày
Mẹ nâng niu con
Khi được vuông tròn
Mẹ chăm mẹ bẵm
Tuổi xanh tươi thắm
Đến lúc bạc đầu
Mẹ vẫn lo âu
Con mình bé bỏng
Từng đêm trông ngóng
Con ngủ bình yên
Tiếng nói dịu hiền
Mẹ khuyên con học
Nhận bao khó nhọc
Mẹ bao bọc con
Khôn lớn vẫn còn
Cơm no, áo ấm
Mồ hôi mẹ thấm
Bước đường con đi
Mẹ chẳng có gì
Ngoài con tất cả
Trời cao hỉ xả
Xin nhận lời con
Để mẹ mãi còn
Bên con mãi mãi
Nội dung : Bài thơ 4 chữ với cách diễn tả công ơn lớn lao của mẹ. Mẹ luôn là người hi sinh tất cả vì con cái, do vậy chúng ta phải hiếu thảo với mẹ của mình . Đặc biệt là phải nghe lời và báo hiếu cha mẹ.
Việc thêm hai từ bài thơ vào nhan đề là một dụng ý nghệ thuật
- Nhà thơ không chỉ khai thác hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà còn khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực khốc liệt ấy
- Chất thơ ấy chính là vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ lái xe: trẻ trung, hồn nhiên, sôi nổi, tinh nghịch mà sâu sắc
nhan đề bài thơ dài dòng tưởng như dư thừa từ ''bài thơ'' nhưng đây là dụng ý của tác giả , là một người trực tiếp tham gia trên tuyến đường trường sơn và phải có con mắt nhạy cảm tác giả mới phát hiện một hình ảnh độc đáo''tiểu đội xe không kính'' thêm hai từ bài thơ để làm hoàn chỉnh nhan đề'' bài thơ về tiểu đội xe không kính''. Nhà thơ không chỉ muốn người đọc cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh mà còn thấy được chất thơ của tuổi trẻ hiên ngang, lạc quan vượt lên trên mọi gian khổ hiểm nguy
bài thứ nhất
“Thầy cô nghĩa rộng tựa bầu trời
Tốt đẹp dành trò mãi chẳng vơi
Hạnh phúc do yêu nghề dạy trẻ
Gian nan bởi thích nghiệp trồng người
Đưa đò chỉ lối về muôn nẻo
Chở đạo tìm đường đến khắp nơi
Trọn kiếp quên mình vì giáo dục
Tình kia sao kể hết bằng lời.”
thứ hai
“Mừng ngày nhà giáo Việt Nam
Kính xin gửi tặng tới toàn thầy cô
Tặng thầy mộc mạc vần thơ
Kèm theo lời chúc học trò kính dâng
Bao nỗi nhớ bâng khuâng thời cắp sách
Hình ảnh thầy trong sạch một tấm gương
Sáng tinh mơ xe cọc cạch tới trường
Đời thầy trải gió sương nhiều vất vả
Đức hy sinh một cuộc đời cao cả
Răn dạy trò không buông thả ham chơi
Gắng học mai sau khôn lớn thành người
Đừng chối bỏ những lời thầy răn dạy
Không dám quên những lời răn ngày ấy
Lời của thầy luôn theo bước con đi
Mỗi việc làm con đều phải nghĩ suy
Không làm trái những gì thầy đã nói
Tấm gương thầy sẽ ngàn năm sáng chói
Như nắng vàng sáng rọi lúc bình minh
Lớp lớp trò ngoan trọn nghĩa ân tình
Không quên được bóng hình thầy cô giáo
Đến hôm nay con đã thành cô giáo
Tiếp gương thầy dạy bảo học cho ngoan
Dù cuộc đời lắm vất vả lo toan
Con hạnh phúc vì đã làm cô giáo.”
thứ ba
“Ơn bố mẹ sinh thành khó nhọc
Nghĩa cô thầy dạy học gian lao
Lời hay ý đẹp thầy trao
Chắp con đôi cánh bay vào tương lai
Trang vở cũ chưa phai màu thắm
Giáo trình xưa vẫn đậm ánh hồng
Thầy cô như lái đò sông
Cả đời giản dị một lòng hướng Nhân
Còn nhớ mãi khi nâng bài viết
Vẫn ghi hoài lúc luyện ghép câu
Tóc vương bụi phấn bạc màu
Mong đàn con nhỏ mai sau nên người
Chôn sâu dạ những lời thầy nói
Giữ kín lòng bao lỗi em mang
Một đời nhà giáo gian nan
Yêu nghề theo nghiệp không màng lợi danh.”
thứ tư
“Trong trường vất vã dạy đàn con
Chẳng ngại gian lao quãng thân mòn
Ló sáng bình minh cơm mãi vội
Về đêm lịm tắt bữa chưa ngon
Âm thầm chỉ dẫn ơn luôn nhớ
Lặng lẽ khuyên răng nghĩa vẫn tròn
Áo đẫm mồ hôi toàn bụi phấn
Cô Thầy khổ nhọc tựa ngàn non.”
thứ năm
“Chèo lái đưa đò cặp bến sông
Thầy cô mang nặng trái tim nồng
Trồng người dạy chữ niềm say đắm
Mỗi chuyến đò qua thỏa nỗi lòng
Nhớ lắm ngày xưa tuổi học trò
Nhớ từng nét chữ các thầy cô
Mặc trời mưa nắng hay se lạnh
Lời giảng còn vang vọng tới giờ
Thế hệ chúng tôi nay đã lớn
Mỗi người mỗi việc gắng hoàn thành
Vẫn luôn canh cánh bao hoài niệm
Bài học năm nào thuở tuổi xanh
1 bài ca dao về học tập:
Học là học biết giữ giàng Biết điều nhân nghĩa biết đàng hiếu trung.
Mình tự làm nhá
20/11 ngày vui nhất
Là ngày giáo viên
Trên trường vui lắm
Cô giáo xinh xinh
Em học rất vui
Về lại gặp cô giáo
Nhưng khi hết cấp này
Em phải học trường khác
Em nhớ cô giáo lắm đó
Mong cô hiểu cho em
Khi rảnh chắc chắm em về
Cô đừng buồn, cô nhé!
- Hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được làm theo thể thất ngôn tứ tuyệt.
- Đặc điểm:
+ Số chữ: Mỗi dòng thơ có 7 chữ (thất ngôn)
+ Số dòng: Mỗi bài có 4 dòng thơ (tứ tuyệt)
+ Hiệp vần: Chữ cuối cùng của các dòng 1 – 2 – 4.
++) Cảnh khuya: xa – hoa – nhà.
++) Rằm tháng giêng: viên – thiên – thuyền.
- Ngắt nhịp:
+ Cảnh khuya: Câu 1: 3/4; Câu 2 + 3: 4/3; Câu 4. 2/5.
+ Rằm tháng giêng: Toàn bài 4/3.
Chúc bạn học tốt!Bài Bánh trôi nước có 2 nghĩa .
Nghĩa đen : tả thực chiếc bánh trôi nước
Nghĩa bóng : nói về thân phận , phẩm chất của người phụ nữ xưa.
Nghĩa bóng quyết định giá trị bài thơ vì nếu chỉ tả cái bánh thì bài thơ chỉ là bài vịnh vật , ko có gì sâu sắc . Nhưng nhờ ns đến nghĩa thứ 2 , nhờ ns đến hình ảnh , số phận , phẩm chất , ... của ng phụ nữ mà bài thơ đã trở nên độc đáo về nd và nghệ thuật .
em ơi em nhầm sang bài thơ rồi
bạn zì ơi câu hỏi ở đâu