Câu 2 Nêu nguyên nhân, diều kiện để thục hiện những cuộc phát kiến Địa lý ? Kể tên những cuộc phát kiến Địa lý vào cuối thế kỷ 15 đén đầu thế kỉ 16
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Nguyên nhân:
- Do sản xuất phát triển -> nhu cầu về nguyên liệu và thị trường
- Khoa học - kĩ thuật tiến bộ (đóng tàu, la bàn,...)
* Kết quả: tìm ra nhiều vùng đất mới
* Ý nghĩa:
- Thúc đẩy nền thương nghiệp của châu Âu phát triển
- Đem lại sự giàu có cho tư sản ở châu Âu
- Tìm ra những con đường mới, vùng đất mới
* Các cuộc phát kiến địa lý tiêu biểu cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI:
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi qua điểm cực Nam của châu Phi
- Năm 1498, Va-xcô đơ Ga-ma đến Ấn Độ
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ
- Năm 1519 đến năm 1522, Ph. Ma-gien-lan đi vòng quanh Trái Đất
Phần nguyên nhân mik quên ùi sorry cậu nha
KQ: tìm ra những tộc người mới, tìm ra những con đường mới, mang về cho chủ nghĩa tư sản một món lợi khổng lồ
Hok tt nha
a. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí
* Những cuộc phát kiến của Bồ Đào Nha
- Bồ Đào Nha là nước đi tiên phong trong các cuộc thám hiểm bằng đường biển.
- Từ năm 1415, hoàng tử Hen-ri đã khởi xướng và tổ chức những chuyến thám hiểm dọc theo bờ biển châu Phi.
- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi tới được mỏm cực Nam châu Phi thì bị bão tố đẩy ra xa bờ, khi quay lai, đoàn bất ngờ đi vòng qua điểm cực Nam của lục địa châu Phi và đặt tên nó là mũi Bão Tố, về sau được đổi thành mũi Hảo Vọng.
- Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma với đội tàu 4 chiếc và 160 thủy thủ đã đi vòng qua châu Phi và đến Ca-li-cút trên bờ biển tây nam Ấn Độ (tháng 5/1498). Về sau, ông được phong phó vương Ấn Độ.
* Những cuộc phát kiến của Tây Ban Nha
- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô ra khơi cùng với 3 chiếc tàu và 90 thủy thủ. Ông đã đến đảo Cu-ba và một số đảo khác ở vùng biển Ăng-ti. Về Tây Ban Nha, ông được phong làm phó vương Ấn Độ và nhận danh hiệu quý tộc. Cô-lôm-bô đã phát hiện châu Mĩ, nhưng ông lầm tưởng đó là Ấn Độ. Cuộc hành trình của Cô-lôm-bô là một sự kiện nổi bật nhất của lịch sử phát kiến địa lí.
- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng tiến hành chuyến đi vòng quanh thế giới bằng đường biển. Đoàn tàu Ma-gien-lăng đi vòng qua điểm cực nam châu Mỹ (chỗ này sau đó được gọi là eo Ma-gien-lăng) tiến vào đại dương mà ông gọi là Thái Bình Dương. Đến quần đảo Phi-lip-pin ông bị thổ dân giết chết. Đoàn của ông tiếp tục đi, họ đã dạt vào Ma-lắc-ca rồi cuối cùng đến Ma-đrít.
b. Nguyên nhân và hệ quả
Nguyên nhân: do sự phát triển của sản xuất làm cho nhu cầu về nguyên liệu, vàng bạc ngày một tăng nhưng việc buôn bán trực tiếp với các nước phương Đông lại bị ách tắc do con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì chiếm độc quyền.
* Hệ quả:
- Phát kiến đại lí được coi như một “cuộc cách mạng thật sự” trong lĩnh vực giao thông và tri thức:
+ Phát kiến địa lí đem lại cho loài người những hiểu biết chính xác về hình dạng trái đất, về những con đường mới, những vùng đất mới và các dân tộc trên thế giới.
+ Một nền văn hóa thế giới bắt đầu hình thành do việc xuất bản và truyền bá của các sách, các tập du kí và bản đồ địa lí giữa các châu lục. Đó là sự tiếp xúc giữa nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau.
- Phát kiến địa lí còn đem về cho tầng lớp thương nhân châu Âu những nguyên liệu quý giá vô tận, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ mà họ cướp được ở châu Mĩ, châu Á và châu Phi.
c. Ảnh hưởng của những cuộc phát kiến địa lí đến nước ta
- Sau phát kiến địa lí, các thế kỉ XVI - XVII thuyền buôn của các thương nhân châu Âu (Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Pháp,…) đến buôn bán với nước ta ngày càng nhiều, bước đầu đưa nước ta tiếp xúc với luồng thương mại quốc tế đang phát triển, góp phần mở rộng thị trường trong nước, thúc đẩy sự hứng khởi của các đô thị.
- Các giáo sĩ đạo thiên Chúa đến truyền đạo ở nước ta góp phần tạo ra chữ quốc ngữ.
Tuy nhiên cũng dẫn đến những hệ quả là nước ta bị tư bản phương Tây, nhất là Pháp, dòm ngó và xâm lược.
Lời giải:
Những điều kiện để tiến hành các cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV - đầu thế kỉ XVI bao gồm:
- Sự tiến bộ về khoa học- kĩ thuật: các nhà hàng hải đã bắt đầu nghiên cứu về các dòng hải lưu, hướng gió, bước đầu hiểu biết địa lý của các đại dương. La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng trong việc xác định hướng đi. Kĩ thuật đóng tàu có nhiều bước tiến mới như sự ra đời của tàu Caraven- loại tàu vượt đại dương đầu tiên trong lịch sử thế giới
- Những hiểu biết mới về trái đất cho rằng trái đất là hình cầu chứ không phải là một mặt phẳng, tài liệu ghi chép của những người đi trước như Mác-cô-pô-lô, Framauro
- Sự ủng hộ vật chất của triều đình phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha: chi phí chi trả cho một chuyến đi quá lớn, các lãnh chúa địa phương không đủ khả năng đáp ứng. Thời kì này triều đình phong kiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha đã mạnh tay đầu tư cho các chuyến thám hiểm hi vọng sẽ thu được nhiều vàng bạc từ phương Đông.
=> Loại trừ đáp án: B
Đáp án cần chọn là: B
Nguyên nhân :
+ sự cần thiết phải tìm con đường giao lưu buôn bán giữa Châu Âu và phương Đông
+ Giữa thế kĩ XV sản xuất phát triển , cần nguyên liệu thị trường
Điều kiện : khoa học - kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể , đặc biệt là ngành hàng hải đã tạo điều kiện cho các thương nhân Châu Âu đi tìm nguyên liệu thị trường ( có tàu lớn , la bàn ...)
cn pần tiến bộ khoa hc kĩ thuật mih k bít bn thông cảm
Tác dụng: +La bàn : xác định hướng
+Tàu caraven: dùng cho các nhà thám hiểm , hàng hải đi ra khơi
+Hải đồ: bản đồ đại dương
+Bản đồ : Đất liền , đại dương (không cụ thể bằng hải đồ)
1. Ở hình 4, mọi người đang mua vải - 1 loại nguyên liệu quý ở thế kỉ XV. Theo em, hình ảnh co mối quan hệ với các cuộc phát kiến địa lí là các cuộc phát kiến địa lí mục đích là để tìm các nguyên liệu và thị trường mới.
2. +Nguyên nhân: do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường mới.
+Điều kiện: khoa học-kĩ thuật phát triển
3.Các tiến bộ khoa học- kĩ thuật ở thế kỉ XV và tác dụng mà em biết là
+Vẽ được nhiều hải đồ, bản đồ: biết được các vùng đất, hòn đảo có cư dân.
+Máy đo góc thiên văn, la bàn: định hướng giữa đại dương bao la
+Kĩ thuật đóng tàu phát triển: đóng được các con tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn như loại tàu Ca-ra-ven.
- những người buôn bán đủ các loại mặt hàng .
-Nguyên nhân : do yêu cầu phát triển sản xuất nên các thương nhân châu Âu cần rất nhiều vàng bạc , nguyên liệu và thị trường mới .
-Điều kiện : tiến bộ khoa học kĩ thuật
-Sự tiến bộ khoa học kĩ thuật : các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết về đại dương , định dạng đc
- Nhu cầu về vàng bạc, nguyên liệu, nhân công và thị trường mới của châu Âu. - Các nước phương Tây muốn tìm những con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông. - Những tiến bộ về kĩ thuật hàng hải: la bàn, kĩ thuật đóng tàu...
1.-Các cuộc phát kiến địa lý:
+Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
+Va-xcô-đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ
+Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
+Ma- gien-lăng đi vòng quanh trái đất.
-Nguyên Nhân:
+Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
+Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
+Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
-Hệ quả:
+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
+ Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2.-Quá trình hình thành:
+ Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
+ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô
-Đặc trưng:Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
3.-Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
->Vai trò của thành thị trung đại:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
Nguyên nhân và điều kiện
- Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
- Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
- Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
- Khoa học kĩ thuật có những tiến bộ đáng kể:
+ Nghiên cứu các dòng hải lưu và hướng gió, bước đầu hiểu biết về đại dương.
+ La bàn và máy đo góc thiên văn được sử dụng.
+ Hiểu biết đúng đắn về hình dạng của Trái đất, vẽ được bản đò và hải đồ có ghi các bến cảng.
+ Kĩ thuật đóng tàu có những bước tiến mới: tàu có bánh lái, có hệ thống buồm lớn, xuất hiện kiểu tàu mới (tàu Ca-ra-ven).
- Những cuộc hành trình của người Châu Âu sang phương Đông và tài liệu ghi chép của những người đi trước đã tạo điều kiện cho các cuộc phát kiến.
Các cuộc phát kiến địa lý:
Đi - a - xơ đến cực Nam châu Phi.- Va - xcô - đơ Ga - ma đến Tây Nam Ấn Độ.- Cô - lôm -bô tìm ra châu Mĩ.- Me - gien - lan đi vòng quanh trái đất.