Tuần đầu 1 người bán ra 3/7 số sản phẩm mà mình làm được với giá 18 000 đồng 1 sản phẩm và thu được 54 000 đồng tiền lãi. Tuần sau người đó bán tiếp 2/3 số sản phẩm còn lại với giá 20 000 đồng 1 sản phẩm và thu được lãi là 80 000 đồng. Hỏi người ấy đã làm được bao nhiêu sản phẩm và bán được bao nhiêu sản phẩm?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Bài 2:Phân số chỉ số SP còn lại sau khi bán tuần đầu là:: 1 - 3/7 = 4/7 ( số SP )
Tuần sau người đó bán được: 2/3 x 4/7= 8/21 ( số SP)
Giả sử tuần đầu bán được hết số SP với giá 18 000 đồng 1 SP thì số tiền lãi sẽ là:
54 000: 3/7=126 000 ( đồng)
Giả sử tuần sau người đó bán hết số SP với giá 20000 đồng 1 SP thì số tiền lãi sẽ là:
80 000:8/21= 210 000 (đồng)
Như vậy lãi tuần sau hơn số lãi tuần trước là:
210 000 - 126 000 = 84 000 (đồng)
Một SP tuần sau bán đắt hơn 1 SP tuần đầu là:
20 000 - 18 000 = 2000 (đồng)
Số SP người đó làm ra là:
84 000: 2000= 42 (SP)
Số SP người đó đã bán là:
42x ( 3/7 + 8/21) = 34 (SP)
Giả thiết tạm ở dạng phức tạp. Coi anh chàng sản phẩm làm đc là 21 phần. Tuần đầu 9 phần. Tuần sau 8 phần. Còn lại là 4 phần.( còn vì sao lại chia phần như thế thì cứ đưa về hai tỉ số sẽ ra số phần) Ta bắt đầu giả sử như sau: Giả sử số sản phẩm bán ngày hai cũng với giá 18000/1sp thì lãi : 54000:9x8=48000 Số tiền lãi giảm đi: 80000 - 48000= 32000 Số tiền lãi giảm là do mỗi sp bán 20000 bị tính giảm 2000 Số sp bán trong ngày 2 : 32000:2000=16 sp số sp làm ra: 16:8x21=42 Số sp đã bán: 42:21x17=34
Giả thiết tạm ở dạng phức tạp. Coi anh chàng sản phẩm làm đc là 21 phần. Tuần đầu 9 phần. Tuần sau 8 phần. Còn lại là 4 phần.( còn vì sao lại chia phần như thế thì cứ đưa về hai tỉ số sẽ ra số phần)
Ta bắt đầu giả sử như sau:
Giả sử số sản phẩm bán ngày hai cũng với giá 18000/1sp thì lãi : 54000:9x8=48000
Số tiền lãi giảm đi: 80000 - 48000= 32000
Số tiền lãi giảm là do mỗi sp bán 20000 bị tính giảm 2000
Số sp bán trong ngày 2 : 32000:2000=16 sp
số sp làm ra: 16:8x21=42
Số sp đã bán: 42:21x17=34
Phân số chỉ số sản phẩm còn lại sau khi bán tuần đầu là:
\(1-\frac{3}{7}=\frac{4}{7}\) ( tổng số sản phẩm)
Phân số chỉ số sản phẩm đã bán trong tuần sau là:
\(\frac{4}{7}.\frac{2}{3}=\frac{8}{21}\) ( tổng số sản phẩm)
Ta có \(\frac{3}{7}=\frac{9}{21}\).
Vậy nên nếu tuần đầu người đó bán \(\frac{1}{21}\) tổng số sản phẩm với giá 18 000 đồng/sp thì lãi thu được là: 54 000 : 9 = 6 000 (đồng)
Nếu tuần sau người đó bán \(\frac{1}{21}\) tổng số sản phẩm với giá 20 000 đồng/sp thì lãi thu được là: 80 000 : 8 = 10 000 (đồng)
Số tiền lãi chênh nhau là: 10 000 - 6 000 = 4 000 (đồng)
Số tiền lãi chênh nhau của mỗi sản phẩm là: 20 000 - 18 000 = 2 000 (đồng)
Vậy \(\frac{1}{21}\) tổng số sản phẩm tương đương với số sản phẩm là: 4 000 : 2 000 = 2 (sản phẩm)
Vậy tổng số sản phẩm là: 2 x 21 = 42 (sản phẩm)
Người đó đã bán được số sản phẩm là: \(42\times\left(\frac{3}{7}+\frac{8}{21}\right)=34\) (sản phẩm)
ĐS.
Nếu tuần đầu bán tất cả số SP với giá 18.000 thì lãi là:
54.000*7/3=126.000 (đồng)
Sau khi bán tuần 1, số phần SP còn lại là:
1-3/7=4/7
Tuần 2 bán số phần SP là:
2/3*4/7=8/21
Nếu bán tất cả số SP với giá 20.000 thì lãi là:
80.000*21/8=210.000 (đồng)
Chênh lệch tiền lãi giữa bán 20.000 và 18.000 là:
210.000-126.000=84.000 (đồng)
Tổng số SP là: 84.000:(20.000-18.000)=42 (Sản phẩm).
Tuần 1 bán số SP là: 42*3/7=18 (SP)
Tuần 2 bán số SP là: 42*8/21=16 (SP)
Cả 2 tuần bán số SP là: 18+16=34 (SP)
Đ/S: Tổng 42 SP
Đã bán 34 SP.
Em tham khảo tại link dưới đây nhé:
Câu hỏi của Mi Mi Mi - Toán lớp 4 - Học toán với OnlineMath