K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 2 2023

You should eat fruit and vegetables

You should do exercise

You shouldn't  drink fizzy drinks

You shouldn't sit on the sofa all day

31 tháng 10 2021

You should wash your hands every day
You should not be in contact with others too much, but if you do come into contact with others, you must stay 2 meters away

chúc bạn hok tôt

6 tháng 3 2022

Bạn tham khảo nhé!

Nguồn:Hoidap247

 

Từ xưa đến nay, tục ngữ ca dao chính là những thể loại văn học dân gian được ông cha ta lưu truyền lại để nhắn nhủ những tình yêu, thông điệp và bài học cho con cháu mình. Thật vậy, ở ca dao tục ngữ, những thế hệ sau tìm thấy những phẩm chất và lối sống đạo đức đẹp mà ông cha ta đúc kết từ bao đời nay. Những giá trị trong ca dao, tục ngữ mãi trường tồn theo năm tháng và trở thành túi khôn của nhân dân VN, của các thế hệ con cháu sau này.

Đầu tiên, tục ngữ chính là những bài học kinh nghiệm được ông cha ta đúng rút qua những kinh nghiệm sống của mình. Con cháu đời sau được thừa hưởng những kinh nghiệm dự báo thời tiết như "Trăng quầng thì hạn, trăng tán thì mưa", "Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa",.... Qua thời gian, ông cha ta đúc rút được những câu tục ngữ về phòng chống thiên tai như "Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ", "Tháng 7 kiến bò chỉ lo lại lụt". Nhờ những câu tục ngữ đúc rút như vậy mà con cháu có thêm những bài học để chủ động phòng chống thiên tai và xây dựng nhà cửa. Hơn nữa, có những câu tục ngữ dạy cho con người những giá trị và bài học tốt đẹp như "Thương người như thể thương thân" (về tình yêu thương); "Đói cho sạch, rách cho thơm (bài học về lòng tự trọng);...

Thứ hai, ca dao chính là những câu nói êm ái về những chủ đề khác nhau được ông cha ta đúc rút lại. Nếu như ca dao về đất nước ca ngợi vẻ đẹp của quê hương đất nước thì ca dao than thân gợi lên những số phận khốn khổ của những con người xưa trong xã hội. Ca dao châm biếm thì lên tiếng phê phán mạnh mẽ những thói hư tật xấu của con người,... Đọc ca dao dường như ta thấy được những giá trị tốt đẹp của đất nước, dân tộc và con người VN với những sắc thái khác nhau.

Tóm lại, ca dao tục ngữ chính là những lời khuyên quý báu của ông cha ta về phẩm chất và lối sống đẹp mà mỗi người đều cần có. Chính nhờ những ca dao tục ngữ mà kho tàng văn học dân gian mới thêm phong phú và nó có giá trị sử dụng mãi cho con cháu.

20 tháng 1 2021

Tham khảo

Có trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai mặt đối lập thuộc phạm trù đạo đức, thể hiện lối sống, cách sống của mỗi người trong mối quan hệ cộng đồng.

Trách nhiệm là phần việc được giao cho phải gánh chịu, phải bảo đảm làm tròn; là sự ràng buộc đối với lời nói, hành vi của mình trước sự việc, công việc.

Tinh thần trách nhiệm là ý thức, tính tự giác và sự nỗ lực nhầm làm tròn, làm tốt phận sự của mình trong mọi công việc được giao. Trong lời nói hành vi cụ thể. Tinh thần trách nhiệm biểu hiện tư cách, đạo đức của mỗi người trong các mối quan hệ gia đình, tập thể và xã hội. Các khái niệm như: có tinh thần trách nhiệm cao, hoàn thành tốt trách nhiệm, vô trách nhiệm là sự đánh giá khen hoặc chẽ đối với con người nào đó trong công việc. Một học sinh đến phiên trực nhật đã lo đi sớm, quét sạch lớp, kê lại bàn ghế ngay ngắn, giặt giẻ, lau bảng thật sạch,… là một học trò tốt, có tinh thần trách nhiệm, hoàn thành công việc trực nhật đã được giao trong lớp học.

Trái với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm. Con người vô đạo đức, nhân cách méo mó thì từ lời nói đến cử chỉ, việc làm đều vô trách nhiệm, không hề quan tâm tới lợi ích của mọi người. Họ sống dửng dưng trước đồng loại, sống bàng quan “cháy nhà hàng xóm bình chân như vại”, dửng dưng cho rằng: “Trời lụt thì lụt cả làng”, v.v… Cái thói vô trách nhiệm rất đáng sợ, nó tha hóa con người, nó là nguyên nhân sâu xa của mọi hiện tượng tiêu cực, phi đạo lí trong xã hội. Thói vô trách nhiệm bị xã hội phê phán, lên án; kẻ vô trách nhiệm bị cộng đồng chê trách và coi khinh. Vứt rác bừa bãi, đại, tiểu tiện, khạc nhổ bất cứ đâu, chặt phá cây xanh, làm ỗ nhiễm môi trường,… đều là những hành động vô trách nhiệm phải lên án, phải xử phạt. Hiện tượng hứa với dân rồi không thực thi là thói vô trách nhiệm, dẫn đến mất lòng dân đã từng bị báo chí lên tiếng, dư luận phê phán! Tác hại của thói vô trách nhiệm rất ghê gớm! Đúng như ý kiến cho rằng: “Như một thứ A-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội”.

Bố mẹ thương yêu, chăm sóc, dạy bảo con cái nên con ngoan, trò giỏi. Con cái phải chăm học, chăm làm, hiếu thảo, lễ phép… Anh em phải biết kính nhường, thương yêu chăm sóc lẫn nhau. Có được như thế thì mới có hạnh phúc. Xây dựng gia đình văn hóa mới là trách nhiệm của ông bà, cha mẹ, con cái, anh chị em, của tất cả mọi thành viên trong gia đình. Nêu cao nghĩa vụ công dân đối với Tổ quốc, ông bà thường nhắc nhở con cháu: “Quốc gia hưng vong thất phu hữu trách”. Khẩu hiệu: “Mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” là bài học sâu sắc nêu cao đạo lí và tinh thần trách nhiệm công dân. Tố Hữu có câu thơ rất hay ca ngợi tình người, ca ngợi tinh thần trách nhiệm: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cho là hiến dâng, là phục vụ.

Trong những năm kháng chiến chống Mĩ, thanh niên Việt Nam đã nêu cao ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, tích cực tham gia các phong trào “‘ba sẵn sàng, ba đảm đang”, dám chấp nhận mọi khó khăn, thử thách “đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên”. Ngày nay, hàng vạn, hàng triệu thanh niên đã tích cực tham gia các “chương trình hành động”, “phong trào hiến máu nhân đạo”, … Tất cả đều thể hiện ý thức và trách nhiệm cao đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam đối với Tổ quốc và nhân dân. Giữa những cao trào ấy, kẻ vô trách nhiệm, thói vô trách nhiệm không còn đất để tồn tại! Rèn luyện đạo đức, tư cách phải thường xuyên tu dưỡng ý thức và trách nhiệm trong lời nói và hành động. Đó là điều tuổi trẻ chúng ta cần nhớ và ghi lòng.