Viết một bài văn bộc lộ cảm xúc của em về mẹ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thương sao mái ấm nhà em
Gia đình đoàn tụ dưới rèm trời mưa
Mái nhà trú nắng sớm trưa
Tối về văng vẳng đong đưa điệu đàn
Công cha vất vã không màng
Nghĩa mẹ sớm tối gọn gàng trước sau
Mở lời cất tiếng ngọt ngào
Chăm nom dạy dỗ luôn trao nụ cười
Đàn em học hỏi đùa chơi
Thân bằng quyến thuộc cơ ngơi xum vầy
Tình thân gắn kết đắp xây
Ông bà yên dạ thân gầy tâm an
Bà con hàng xóm trong làng
Khác nào khúc ruột mọi đàng có nhau
Bạn bè giữ mãi tình sâu
Thầy cô trọng nghĩa ghi vào tim em
Thảnh thơi giấc ngủ êm đềm
Nhẹ nhàng mỗi bước bên thềm gần xa
Đất trời thoáng rộng bao la
Em vui tất dạ lời ca thăng trầm
Đàn chim về tổ quây quần
Bướm ong bay lượn đầu sân cạnh vườn
Hoa cười lá vỗ khoe sương
Gia đình nhộn nhịp tình thương ngập tràn
Tham khảo
Sau những giờ học căng thẳng trên lớp hay khi có chuyện buồn, tôi chỉ mong trở về nhà thật nhanh để nhìn thấy người mẹ thân yêu của tôi. Với tôi, mẹ là người vô cùng quan trọng, chẳng ai có thể thay thế mẹ của tôi. Với tôi, mẹ là người sinh thành, nuôi nấng, chở che … Mẹ là niềm hạnh phúc của đời tôi. Mẹ luôn dành cho tôi những tình cảm yêu thương, tốt đẹp nhất.
Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai, màu hoe vàng. Mẹ có khuôn mặt phúc hậu. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ đôi mắt, đôi mắt mẹ là cánh cửa của tâm hồn mà mẹ luôn dang rộng để đón tôi vào.
Nhưng tôi yêu quý mẹ còn bởi những gì tốt đẹp mẹ mang đến cho tôi. Mẹ rất thích công việc của mình – nghề giáo viên. Nhưng sau khi sinh ra tôi và em tôi, mẹ phải nghỉ một năm ở nhà để chăm sóc anh em tôi. Mẹ hy sinh tất cả để cho gia đình mình có giây phút đầm ấm bên nhau. Mẹ dạy anh em tôi học bài trên lớp, cách nói năng, cư xử với mọi người. Khi chúng tôi sai là mẹ lại nhẹ nhàng nhắc nhở. Mẹ nói em tôi là con gái nên phải cẩn thận, khéo léo. Mẹ thường cho em tôi đi chợ để học cách chọn rau quả, thịt, cá … Lúc nấu ăn mẹ cũng cho nó phụ cùng, vừa nấu mẹ vừa giảng giải, hướng dẫn chuyện bếp núc. Vì mẹ tôi là giáo viên dạy nhiều bộ môn nên chuyện học hành của anh em tôi môn nào mẹ cũng hướng dẫn được. Tôi lớn lên được như bây giờ, đã biết khóc biết cười đúng cảm xúc của mình, tôi cười, mẹ cũng mỉm cười làm niềm vui của tôi nhân lên nhiều lần. Khi tôi buồn, mẹ chia sẻ làm nỗi buồn của tôi vơi bớt đi. Mẹ luôn chia sẻ niềm vui nỗi buồn cùng tôi. Với tôi, mẹ là người phụ nữ hoàn mĩ nhất thế gian.
Mẹ ơi! Mẹ là người mà con yêu thương nhất! Cuộc đời con không thể không có mẹ, mẹ dạy cho con những điều hay để con có thể nhìn thấy tương lai tươi sáng. Con sẽ học thật tốt để không phụ lòng mong mỏi của mẹ. Con mong mẹ sẽ sống mãi bên con, con yêu mẹ lắm, mẹ của con!“Tấm lòng người Cha là tuyệt tác của tạo hóa” – một ai đó mà tôi không nhớ tên đã nói như vậy, và tôi tin rằng đó là sự thật. Tôi tin rằng, dù có đi tận đâu, gặp những ai, bố tôi đã, đang và sẽ mãi mãi là người đàn ông tuyệt vời nhất trên thế gian này.
Tôi yêu bố tôi. Đó là điều hiển nhiên từ khi tôi sinh ra. Nhưng ít khi tôi lại tỉ mỉ vẩn vơ mà ngắm bố cho thật kĩ. Cho nên đôi khi tôi chợt nhớ ra, chợt quay lại ngắm bố và tôi chợt giật mình, ngờ ngợ. Sao bố tôi đã lại khác đến thế kia? Bố gầy rạc hẳn đi, da sạm cả lại. Đâu rồi nước da mà mấy năm trước tôi còn trầm trồ, nửa ngưỡng mộ, nửa ghen tị vì sự trắng hồng bất chấp cái nắng gay gắt? Đâu rồi sự đầy đặn, khỏe mạnh của bố tôi? Tóc bố tôi lấm tấm bạc, những sợi bạc cứ ánh lên đầy ngạo mạn dưới ánh sáng đèn, mà có biết đâu, bố tôi đã vất vả bao nhiêu đến nỗi tóc bạc cả đi thế… Liệu có sợi tóc bạc nào là do lỗi của tôi chăng? Khuôn mặt bố nhiều nếp nhăn hơn, đôi mắt thâm lại do dạo này thiếu ngủ. Bàn tay, bàn chân bố chai cả lại, u thành cục thật cứng, có chỗ mất lớp da trên cùng do căn bệnh ngoài da không thể chữa khỏi. Tôi ngắm bố, và thấy thương bố quá! Nhìn qua, ai cũng khen bố tôi trẻ, thậm chí có người còn từng trêu rằng bố giống hệt anh trai của tôi. Vậy nhưng tôi biết, bố đã già đi nhiều, rất nhiều. Thế nhưng… Bố tôi già đi từ bao giờ? Bố già đi từ lúc nào? Tôi thực không hay, và nhận ra mình còn vô tâm quá…
Hồi nhỏ, tôi ngưỡng mộ lắm những siêu anh hùng, những ông tiên, bà phù thủy, những thế lực siêu nhiên… Lớn lên rồi, tôi dần hiểu ra rằng những thứ đó chỉ là viển vông, nhưng thay vào đó, tôi nhận ra một siêu nhân ngay trong gia đình tôi, người hùng vĩ đại mang tên: BỐ! Sao mà tôi khâm phục bố thế! Bố làm gì tôi cũng thấy hay, cũng thấy giỏi. Bố là một người đa năng, có thể sửa chữa mọi thứ trong nhà từ cái xe đạp đến điều hòa, máy hút bụi, đường ống nước. Bố cũng rất đảm đang, giỏi mọi việc nhà và nấu ăn cũng rất đỉnh. Món cơm rang tuyệt hảo của bố tôi làm tôi học mãi mà còn chưa xứng làm học trò, khiến nhiều khi tôi nghĩ bố mang món này đi thi nấu ăn cũng được. Bố biết nhiều, và bố là người giải đáp rất nhiều thắc mắc của tôi về cuộc sống xung quanh, nhất là cơ chế hoạt động của các loại máy móc. Không chỉ thế, tôi còn khâm phục bố về tài làm dao, sắp xếp đồ đạc trong nhà và xử lí mọi việc hợp tình hợp lí. Bố đúng là tấm gương mà tôi ngưỡng mộ suốt đời.
Bố ít nói, nhưng luôn thương yêu cả gia đình nhiều thật nhiều. Bố sẵn sàng dành cả buổi chiều cuối tuần để mài dao giúp bà hay dẫn cả nhà đi chơi. Mẹ hơi ho ốm sụt sịt, bố phi xe đến hiệu thuốc ngay mặc cho trời gió rét. Bố lo đến cả bữa ăn, việc ngủ đúng giờ, kể cả đồ chơi của ba chị em tôi. Bố và tôi cùng thích đọc sách, bố chọn lựa từng quyển sách hay, bản in đẹp mua về để cả hai bố con cùng nghiềm ngẫm. Nhiều lúc tôi nghĩ mà thương bố lắm, bởi cứ mải lo cho cả gia đình, trở thành trụ cột vững chãi, nhiều khi bố quên cả sức khỏe của mình. Tôi để ý dạo này bố ăn ít đi, hay mất ngủ, tối trằn trọc mãi rồi sáng lại dậy sớm, sức khỏe cũng kém đi nhiều. Có lúc, nhìn bố mệt mỏi như thế, tôi chỉ muốn hét lên thật to: “Bố ơi! Ba chị em con lớn rồi, bố đừng lo nhiều nữa. Bố phải ăn nhiều lên, ngủ nhiều lên thì mới có sức lo cho cả gia đình chứ, bố ơi!”. Có lẽ bố sẽ chỉ cười, nhưng tôi biết, bố chỉ gắng cười cho tôi đỡ lo mà thôi…
Bố tôi ít nói, ít to tiếng với tôi, luôn để tôi tự quyết định, bởi bố bảo: “Con lớn rồi, chuyện gì lo được thì phải tự lo dần cho quen”. Nhớ có lần, tôi đọc truyện trong giờ và phải viết bản kiểm điểm. Cả buổi tối mẹ tôi ngồi ca thán, dạy bảo tôi đủ điều, và tôi biết mẹ buồn lắm. Bố cũng buồn, nhưng trách tôi theo cách khác. Đợi mẹ nói xong, lúc chỉ còn hai bố con với nhau, bố nhẹ nhàng, rất nhẹ nhàng hỏi tôi:
- Thế… Có thật không con?
- Vâng…
- Thế… Tại sao hả con? Giờ ra chơi đâu rồi hả con?
Ôi! Thà bố cứ quát lên tôi còn thấy dễ chịu hơn. Nỗi buồn thăm thẳm trong đôi mắt bố và nỗi tuyệt vọng tột cùng trong giọng bố làm tim tôi quặn thắt, và tôi muốn khóc quá! Khóc không phải vì oan ức. Khóc không phải vì sợ bố. Mà tôi khóc vì thương bố, vì dằn vặt bản thân, vì không thể tin được, không thể chịu được lỗi lầm của mình… Bố ơi! Con xin hứa với bố, không bao giờ, không bao giờ con tái phạm nữa!
Bố tôi là như vậy đấy. Bố giỏi lắm, thực sự là anh hùng trong trái tim tôi. Bố thương tôi theo một cách rất khác mẹ, lặng lẽ hơn, sâu sắc hơn, và có chút gì đó ảnh hưởng tới tôi nhiều hơn. Ngắm bố, tôi tự nhủ phải tôn trọng những ngày còn được bên bố, đừng bao giờ làm bố phải phiền lòng, và trên hết, phải coi nỗi đau của bố khi tôi mắc lỗi như chính nỗi đau của tôi vậy.
Bạn tham khảo ;
Trong suốt những năm hoc, em đã được học rất nhiều bài thơ do Bác Hồ sáng tác. Nhưng trong số đó em thích nhất là bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Nguyển Ái Quốc. Bài thơ đã nói lên những khó khăn của Bác Hồ khi Bác sống và làm việc ở Pác Bó. Dù có khó khăn gian khổ nhưng Bác Hồ vẩn vượt qua được chính điều đó đã làm cho tôi suy nghĩ rất nhiều về bài thơ này. “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Ngay từ tiêu đề của bài thơ đã thấy một cái gì đó như bột phát lam nhà thơ phải sáng tác “Tức cảnh” có lẽ là nơi hang cùng, rừng rận, tức cảnh vật nơi đây nhà thơ đã bột phát ra ý thơ và sáng tác ra bài thơ này. Mờ đầu bài thơ Bác Hồ đã cho ta thấy những khó khăn gian nan của Bác Hồ khi sống ở Pác Bó: “Sáng ra bờ suối tối vào hang Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng” Khi ở Pác Bó chĩ có một mình Bác nên Bác rất lá cô đơn nên Bác chỉ còn biết “ sáng ra suối” để làm những việc gì đó còn vào buổi tối Bác chĩ còn biết la “ tối vào hang”. Khi ban ngày Bác đã ra suối thì ban đêm Bác chĩ còn biết trở về lại hang của mình để nghĩ ngơi sau một ngày ra suối. cảnh sinh hoạt hằng ngày của Bác ở Pác Bó chĩ đơn giản như vậy thui. Chĩ những điều đó cũng chứng tỏ Bác là một người đơn giản không thích sự cầu kì trong cuộc sống. Ở đây thức ăn của Bác cũng rất là đơn giản. Hằng ngày, thức ăn của Bác chĩ có “cháo bẹ rau măng” rất là đơn giản. Vì nơi rừng sâu nên thức ăn của Bác cũng không được sang trọng lắm. Bác đã tận dụng những gì có được ở Pác Bó chế biến thành thức ăn của mình. “Cháo bẹ rau măng” là nhửng gì có trong thiên nhiên nhất là ở rừng. Chĩ hai câu thơ đầu Bác Hồ đã nêu lên những khó khăn của mình khi ở Pác Bó. Nhưng có khó khăn đấn mấy thì Bác Hồ vẫn trải qua và có một cuộc sống rất là đơn giản ở Pác Bó Đến hai câu thơ tiếp theo Bác Hồ đã cho chúng ta thấy dù ở Pác Bó điều kiện làm việc không được thuận tiện cho lắm nhưng Bác vẩn làm việc được và cho đó là một cái sang của mình “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng Cuộc đời cách mạng thiệt là sang” Đến hai câu thơ tiêp theo Bác Hồ cho ta thấy công việc cách mạng của Bác Hồ khi ở Pác Bó. Dù ở Pác Bó bàn làm việc của bác chĩ la một cục đá bằng phẳng để Bác có thể làm việc. Mặc dù ở Pác Bó thiếu thốn về điều kiện làm việc nhu thế nhưng Bác vẫn làm tốt công tác cách mạng của mình. Dù có khó khăn Bác vẫn cho công việc cách mạng của mình thiệt là sang . Điều đó chứng tỏ Bác vẫn lạc quan trong công việc dù có khó khăn đến mấy. Sự khó khăn gian khổ thiếu thốn về vật chất không làm nao núng tinh thần người chiến sĩ cách mạng trái lại Bác còn cảm thấy thế là đủ, là sang. Qua bài thơ em thấy Bác Hồ là một người có cuộc sống giản dị và lạc quan trong cuộc sống. Chính sự gian khổ ấy đã tôi luyện cho Bác một tinh thần thép và luôn lạc quan tinh tưởng vào tiền đồ của nước nhà. Chúng ta phải biết học hỏi tính cách sống giản dị của Bác Hồ để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Tham khảo:
Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: “Đêm mơ ước thấy hình của nước” (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thớ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng. Bác thích sống ở núi rừng, được sống hòa hợp cùng thiên nhiên, cây cỏ. Tuy nhiên, cái vui thú của Bác không phải là được làm một ẩn sĩ mà là một chiến sĩ, suốt đời chiến đấu không mệt mỏi cho sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp giải phóng dân tộc. Rõ ràng ở Bác có những nét đẹp của phong cách cổ điển đan xen với nét đẹp của phong cách hiện đại. Vẻ đẹp này đã thể hiện trong phong cách thơ của Bác.
Bài tham khảo: Đoạn văn thể hiện cảm xúc về tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa:
Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đã gợi dậy những kỉ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kỉ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tốt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
Tham khảo:
Con người ta trên đất nước này bất kể làm công việc gì cũng mang vẻ đẹp và giá trị riêng biệt. Một trong những vẻ đẹp lao động của con người khiến em vô cùng ấn tượng đó là người lao động làng chài trong bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận. Huy Cận không chỉ khắc họa trước mắt bạn đọc một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp, giàu có của miền biển mà thêm vào đó là vẻ đẹp càn mẫn, chăm chỉ, lạc quan, yêu đời của những người ngư dân nơi đây. Bài thơ giúp ta hiểu hơn về cuộc sống lao động, sự cống hiến thầm lặng của họ qua ngòi bút tài tình cùng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc của Huy Cận. Nhiều năm tháng trôi qua nhưng bài thơ vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị tốt đẹp ban đầu của nó và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng nhiều thế hệ bạn đọc.
Một tình huống bất ngờ xảy ra: tiếng la "cháy nhà" cất lên giữa đêm khuya khi mọi người đang ngủ say. Cảnh cháy nhà thật khủng khiếp: "lửa phừng phừng " bốc lên ngôi nhà đầu hẻm; tiếng kêu cứu “thảm thiết”, khung cửa "ập xuống”, khói bụi “mịt mù”, mấy người trong nhà cháy “vọt ra”. Trong cảnh khủng khiếp ấy sao lại có “một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm” ? Đúng là: "Thúy, hoạ, đạo, tặc'', sao không khỏi cuống cuồng, sao không khỏi hoảng hốt sợ hãi !
Bóng người cao gầy, khập khiễng ấy đã xông vào ngôi nhà cháy, và đã cứu được một em bé. Em bé ấy được bọc trong cái chăn, được người “cao, gầy" ôm khư trong lòng. Đứa bé được cứu “mặt mày đen nhem, thất thần, khóc không thành tiếng”.
Lại một tình huống nữa xảy ra. Nhà cháy, “một cây rầm sập xuống”, người đến cứu em bé đã “ngã quỵ” và khi mọi người chạy đến thì người anh đã "mềm nhũn". Con người ấy đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xông vào lửa cháy để cứu người, không sợ hi sinh nguy hiểm.
Con người xa lạ cứu sống em he trong cơn hỏa hoạn nơi hẻm phố là một người có “cái chân gỗ”. Mọi người đều "bàng hoàng" khi thấy trong xấp giấy để trong túi nạn nhân là "một tấm thẻ thương binh".
Người bán bánh giò, người có tiếng rao khàn khàn, người “cao gầy, khập khiễng, người xông vào nhà cháy cứu sống một em bé, rồi anh ta bị nạn. Người đó là một thương binh”.
Hình ảnh chiếc xe đạp "nằm lăn lóc ở góc tường”, những chiếc bánh giò “tung tóe” gợi lên trong lòng ta sự xót thương và cảm phục anh thương binh.
Bài văn “Tiếng rao đêm” rất cảm động, hồi hộp. Mẩu chuyện thấm thía tính nhân đạo cao đẹp. Tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để cứu người trong hoạn nạn của anh thương binh là bài học sâu sắc, quý báu đối với chúng ta.
Đoạn thơ bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của tác giả về người mẹ. Hình ảnh mái tóc mẹ bạc trắng theo thời gian làm cho tác giả xúc động nôn nao, ý đối lập trong 2 câu thơ' 'Lưng mẹ cứ còng dần xuống/Cho con ngày một thêm cao'' như muốn bộc lộ suy nghĩ về lòng bik ơn của tác giả đới vs mẹ. Mẹ mang đến cho con cả cuộc đời, trong lời mẹ hát chắp cánh cho con '' đôi cánh'' để con lớn lên bay xa. Những cảm xúc đó thật đẹp đẽ bik bao.
"Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang"
Mỗi lần, khi nghe hai câu thơ này em lại nhớ đến người mẹ yêu dấu của em. Từ lúc con người được sinh ra, mẹ đã đón chúng ta bằng vòng tay ấm áp ấy, chở che, chăm sóc hằng ngày. Sữa mẹ nuôi lớn chúng ta như loại nước thánh. Mẹ mạnh mẽ, đảm đang và quan trọng nhất là đều có một tình yêu thương bao la dành cho con. Có thể mẹ sẽ không nói ra điều đó nhưng chúng ta đều cảm nhận được tình yêu đấy từ hành động của mẹ. Mẹ sẵn sàng hi sinh mọi thứ, làm hết tất cả chỉ để nuôi sống con mình. Người chính là điều quý giá nhất mà chúng ta nhận được từ khi sinh ra được cuộn tròn trong lòng mẹ. Mẹ không hoàn hảo nhưng trong mắt con mẹ là một vị thần, làm được hết tất cả mọi thứ, đem lại sự sống cho con. Mẹ đáng được ca ngợi bằng những lời cầu kì, hoa mĩ mà đẹp đẽ nhất. Biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ đã viết những tác phẩm về người mẹ nhưng có ai có thể diễn tả hết tình yêu to lớn và công lao của mẹ đâu. Người nhận được sự tôn trọng, quý mến từ tất cả mọi người. Thậm chí, còn có người mẹ từ bỏ cơ hội sống của mình dành cho con, mong con được nhìn thấy ánh sáng mặt trời và được hưởng điều tốt nhất. Đôi lúc, Người có thể khiến chúng ta cảm thấy bực bội bởi lời quát mắng, nhưng mẹ làm thế cũng chỉ vì muốn tốt cho con. Em rất yêu mẹ và em nghĩ mọi người cũng vậy, hãy bày tỏ tình cảm của mình với mẹ trước khi quá muộn.
Tôi đã từng nghĩ mình là đứa trẻ rất hạnh phúc bởi tôi được lớn lên trong vòng tay yêu thương của mẹ và sự che chở rộng lớn của bố. Bố mẹ luôn hy sinh để dành cho tôi những gì tốt đẹp nhất. Tôi thực sự khắc ghi tình nghĩa của bố mẹ trong lòng, Mẹ là người đã sinh ra tôi và nuôi dưỡng tôi thành người. Em luôn biết ơn và kính yêu mẹ rất nhiều!
Sẽ không có từ ngữ nào có thể diễn tả được hết sự bao la của tình mẫu tử “Tình mẹ bao la như biển Thái Bình”. Tình cảm của mẹ dành cho tôi từ khi mang thai cho đến khi sinh tôi ra trên cuộc đời và nuôi dạy tôi nên người. Tôi nghe bà ngoại kể lại, ngày còn bé tôi rất là bướng bỉnh và nghịch ngợm nên mẹ rất vất vả. Bố thì đi làm xa nhà, có những đêm tôi quấy mẹ vì trông tôi mà thức cả đêm bế tôi, nét mặt mẹ tái nhợt hẳn đi vì mệt. Bà ngoại phải nấu cháo gà cho mẹ ăn để lấy sức. Những lúc tôi bị ốm mẹ lo lắng đưa tôi đi khám hết viện này đến viện khác để mong tìm được bác sĩ khám bệnh tốt nhất và chữa khỏi bênh cho cho tôi. Từ khi có tôi, mẹ dường như không có thời gian cho riêng mình nữa, không còn những buổi găp b ạn bè mà lúc nào cũng là thời gian của hai mẹ con. Đi đâu mẹ cũng đưa tôi đi cùng, Các bác hàng xóm ai cũng khen tôi ngoan và mập mạp nên mẹ vui lắm. Buổi tối trước khi đi ngủ mẹ thường hát ru tôi hoặc kể chuyện cổ tích cho tôi nghe, hình ảnh cô Tấm, Lọ Lem, cô bé quàng khăn đỏ giờ vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi! Cảm ơn những câu chuyện mẹ kể đã đưa tôi vào giấc ngủ ngon. qua những nhân vật mẹ kể đã cho tôi thêm nhận thức về giá trị của cuộc sống và đã nuôi dưỡng tâm hồn tô nên người. Bài văn phát biểu cảm nghĩ của em về người mẹ thân yêu.