K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 8 2020

“Quê hương tôi có con sông xanh biếc

Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”

Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.

Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:

“Khi ra biển mới thấy biển đẹp 

Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.

Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.

Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.

Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.

Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.

Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.

Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.

Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu.



 

Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành...
Đọc tiếp

Câu 2: (4 điểm) Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có
bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…

Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

(Hà Ánh Minh, Ca Huế trên sông Hương, Ngữ văn 7, tập 2, trang 101, 102)

2.1 Tìm và nêu tác dụng của các phép liệt kê được sử dụng ở ngữ liệu.

2.2 Từ những gợi dẫn ở ngữ liệu và hiểu biết của bản thân, em hãy giới thiệu với bạn bè về ca
Huế- một nét đẹp văn hóa của quê hương. (Trả lời ngắn gọn, không quá ½ trang giấy thi)

1
18 tháng 4 2022

2.1.

Phép liệt kê trong đoạn trích:

Chỉ:Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân.

 Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…

Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

TD:

+Diễn tả đầy đủ

+Miêu tả hình ảnh "buồn man mác" của những khúc điệu Nam

+Bộc lộ cảm xúc

2.2

Tham khảo:

Ca Huế trên sông Hương là một hình thức sinh họat văn hóa âm nhạc thanh lịch và tao nhã,mang đậm nét đặc sắc dân tộc;nhưng ko phải mấy ai cũng từng đc thưởng thức nó một lần.Qua vbản ''Ca Huế trên sông Hương'',chúng ta đã phần nào cảm nhận đc vẻ đẹp ấy.Ca Huế phong phú vs nhiều các điệu hò:hò đưa linh,hò giã gạo,...;các điệu lí:lí con sáo ,lí hoài xuận,lí hoài nam;các điệu nam:nam ai,nam bình,nam xuận;....Một nét đặc trưng riêng mà ko ở đâu có đc nữa là ca Huế đc tổ chức vào buổi tối,trên dòng sông Hương êm đềm.Trong thuyền có đủ loại nhạc cụ:đàn tranh,đàn nguyệt,đàn tì bà,....Các ca công thìăn vẩntang phục truền thống.Âm thanh ca huế bừng lên lúc thì du dg,lúc lại trầm bổng réo rắtthật xao động lòng người.Đến với ca Huế là đến với một nét vhóa đặc trưng của riêng Huế .Vì vậy ca Huế cần đc giữ gìn và phát huy.

 

1 tháng 11 2021

Tham khảo

1.PTBĐ: Biểu cảm
2.Từ láy: chở che, lạc lối
3. Nội dung: Sự hi sinh vất vả của người mẹ và muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con mình.
4.BPNT: Điệp từ "Mẹ dành"

+ Tác dụng trong việc diễn đạt: Làm cho câu thơ trở lên sinh động, hấp dẫn, tạo ấn tượng cho bạn đọc+ Tác dụng trong việc thể hiện nội dung: Làm nổi bật hình ảnh người mẹ hi sinh, vất vả và tình cảm dành cho con.
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suốiAnh trai cầm súng, chị gái cầm chông,Mẹ địu em đi để dành trận cuối.Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn. - Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,Mẹ thương a kay, mẹ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi,

Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ.

Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng.

Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối

Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông,

Mẹ địu em đi để dành trận cuối.

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

 

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,

Mai sau con lớn làm người Tự do.

(Trích Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam)

Nêu ngắn gọn ý nghĩa nhan đề tác phẩm.

Người mẹ Tà-ôi trong đoạn thơ được miêu tả trong hoàn cảnh nào?

Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong hai câu thơ:

Từ trên lưng mẹ em đến chiến trường,

Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn.

Bằng một đoạn văn tổng – phân – hợp (10 đến 12 dòng) có sử dụng 01 câu bị động, em hãy trình bày cảm nhận về đoạn thơ sau:

- Ngủ ngoan a kay ơi, ngủ ngoan a kay hỡi,

Mẹ thương a kay, mẹ thương đất nước.

Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ,

Mai sau con lớn làm người Tự do.

1
15 tháng 3 2022

Ý nghĩa nhan đề Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ:

- Nhan đề bài thơ có chứa hai hình ảnh nổi bật:

+ Khúc hát ru là một âm hưởng quen thuộc gợi ngọt ngào, sâu lắng trong tâm hồn mỗi người. Đó là điệu hồn dân tộc nuôi dưỡng tình cảm của chúng ta từ thưở ấu thơ, gợi sự êm dịu của tình mẹ.

+ Nhà thơ lấy hình ảnh những em bé mang tính khái quát để chỉ một thế hệ những con người lớn lên được nuôi dưỡng từ trên lưng mẹ.

- Từ đó, ngợi ca người mẹ miền núi nói riêng và người mẹ Việt Nanói chung: bình dị mà vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc – giàu lòng yêu thương con, yêu bộ đội, yêu dân làng và yêu đất nước.

Người mẹ Tà-ôi trong đoạn thơ được miêu tả trong tư thế trực tiếp chiến đấu.

- Điệp cấu trúc: Từ… đến…

- Tác dụng: Gợi sự trưởng thành của em bé cu Tai từ trên lưng mẹ đã khôn lớn, đủ sức khỏe để vào chiến trường.

câu cuối cần đảm bảo những yêu cầu sau là e có thể làm được bài nhe:

Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về đoạn thơ.

Triển khai vấn đề nghị luận đoạn thơ ( lưu ý không lạc đề)

* Giới thiệu khái quát về xuất xứ, vị trí đoạn trích và vấn đề cần nghị luận.

* Cảm nhận về đoạn thơ.

- Từ tình thương con, người mẹ đã mở ra tình thương đất nước. Từ tình cảm gia đình riêng tư, mẹ hòa hợp với tình cảm chung rộng lớn của dân tộc, đất nước.

- Xuất phát từ tình cảm lớn lao, tấm lòng cao cả ấy, mẹ đã mơ những giấc mơ về con lớn lao và vĩ đại:

+ Mẹ mơ được thấy Bác Hồ là mẹ mong muốn cho con sớm trưởng thành và tìm thấy được chân lí, con đường đúng đắn.

+ Ước mơ tha thiết nhất, mãnh liệt nhất của mẹ là con được làm người Tự do, sống trong một dân tộc làm chủ được vận mệnh của dân tộc mình.

- Tác giả không để cho người mẹ trực tiếp nói về ước mơ của mình mà mong con mơ cho mẹ. Như vậy, người mẹ đã gửi trọn niềm mong mỏi vào giấc mơ của con nên lời thơ càng thêm tha thiết, tin tưởng.

* Đánh giá khái quát:

- Thể thơ tự do, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ ngọt ngào.

- Đoạn thơ đã cho thấy tình yêu thương con và cả tấm lòng lớn lao, vĩ đại của người mẹ.

 Câu 15. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phức Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồ vang mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lê những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân,...”1. Đoạn văn...
Đọc tiếp

 

Câu 15. Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu.

“Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phức Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồ vang mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lê những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân,...”

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào ? Tác giả là ai ?

2. Chỉ ra các từ ngữ thực hiện phép liệt kê trong đoạn văn và nêu tác dụng của phép liệt kê ấy ?

3. Dựa vào văn bản em đã học cho biết : Sinh hoạt văn hóa được nói tới trong văn bản trên diễn ra vào thời gian nào, không gian nào và nguồn gốc hình thành sinh hoạt văn hóa ấy có nét gì đặc sắc ?

0
1 tháng 6 2021

Tham khảo:

- Hình ảnh, chi tiết được lặp lại: Mặt trời, đoàn thuyền, câu hát.

- Bài thơ lặp lại như vậy: Viếng lăng Bác

Câu 1: Đọc phần trích và thực hiện các yêu cầu sau:Cảm ơn mẹ vì luôn bên con Lúc đau buồn và khi sóng gió Giữa giông tố cuộc đời Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về. Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên Mẹ dành hết tuổi xuân vì con Mẹ dành những chăm lo tháng ngày Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ. Mẹ là ánh sáng của đời con Là vầng trăng khi con lạc lối Dẫu đi trọn cả một kiếp người Cũng chẳng...
Đọc tiếp

Câu 1: Đọc phần trích và thực hiện các yêu cầu sau:

Cảm ơn mẹ vì luôn bên con

Lúc đau buồn và khi sóng gió

Giữa giông tố cuộc đời

Vòng tay mẹ chở che khẽ vỗ về.

Bỗng thấy lòng nhẹ nhàng bình yên

Mẹ dành hết tuổi xuân vì con

Mẹ dành những chăm lo tháng ngày

Mẹ dành bao hi sinh để con chạm lấy ước mơ.

Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối

Dẫu đi trọn cả một kiếp người

Cũng chẳng hết mấy lời mẹ ru…

(Trích lời bài hát Con nợ mẹ, Nguyễn Văn Chung)

a. Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của phần trích? (1.0 điểm)

b. Chỉ ra các từ láy có trong phần trích? Cho biết các từ láy đó là từ láy toàn bộ hay từ láy bộ phận? (1.0 điểm)

c. Tìm biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ đó. (2.0 điểm)

“ Mẹ là ánh sáng của đời con

Là vầng trăng khi con lạc lối.”

d. Từ phần trích trên, viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) nêu suy nghĩ của em về tình mẹ, trong đó có sử dụng 1 từ Hán việt, gạch dưới.(2.0 điểm)

0
Bài 1: Đọc các câu thơ sau, thực hiện yêu cầu bên dưới rồi điền vào bảng:* Gạch một gạch dưới các sự vật được nhân hóa.* Gạch hai gạch dưới những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.a. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chíchchoè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏmdáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.Tên sự vậtđược nhân hoáCác từ ngữ dùng đểnhân hoá...
Đọc tiếp

Bài 1: Đọc các câu thơ sau, thực hiện yêu cầu bên dưới rồi điền vào bảng:
* Gạch một gạch dưới các sự vật được nhân hóa.
* Gạch hai gạch dưới những từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.
a. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích
choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm
dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

Tên sự vật
được nhân hoá
Các từ ngữ dùng để
nhân hoá sự vật
Cách nhân hoá
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………


Giáo viên biên soạn và giảng dạy: Nguyễn Nga – 0 941.934.199
Học...Học nữa...Học mãi... Phải luôn luôn học tập chừng nào còn một đều chưa biết!
b. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.

Tên sự vật
được nhân hoá
Các từ ngữ dùng để
nhân hoá sự vật
Cách nhân hoá
………………………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………

c.

Tên sự vật
được nhân hoá
Các từ ngữ dùng để
nhân hoá sự vật
Cách nhân hoá

 

1
20 tháng 2 2022

a. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích
choè nhanh nhảu
. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng. Những bác cu gáy trầm ngâm.

 

* Chú ý : In đậm là sự vật được nhân hóa, còn vừa in đậm và vừa in nghiêng là  từ ngữ thể hiện sự nhân hóa.

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:                                 Bức tranh quê              Quê hương đẹp mãi trong tôi        Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh               Cánh cò bay lượn chòng chành         Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà                Sáo diều trong gió ngân nga         Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương                Bức tranh đẹp tựa thiên đường         Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

                                 Bức tranh quê
              Quê hương đẹp mãi trong tôi
        Dòng sông bên lở bên bồi uốn quanh
               Cánh cò bay lượn chòng chành
         Đàn bò gặm cỏ đồng xanh mượt mà
                Sáo diều trong gió ngân nga
         Bình yên thanh đạm chan hòa yêu thương
                Bức tranh đẹp tựa thiên đường
         Hồn thơ trỗi dậy nặng vương nghĩa tình.
                                                                                                    (Thu Hà)
Câu a : Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào? Bài thơ thể hiện chủ đề gì?
Câu b : Ghi lại các từ láy có trong bài thơ trên?
Câu c :  Câu thơ “ Bức tranh đẹp tựa thiên đường  ” sử dụng phép tu từ nào? Tác dụng của phép tu từ đó?

3
14 tháng 12 2021

a:lục bát

b:chòng chành,mượt mà,ngân nga , chan hòa

c:so sánh

14 tháng 12 2021

bạn cho mik 1 like nha